Hoa Kỳ gửi công hàm ngoại giao tới tất cả các đại sứ các nước tuyên bố rút khỏi cuộc trao đổi thúc đẩy áp thuế carbon cho lĩnh vực vận tải biển, đồng thời vận động các quốc gia làm theo. 

r shutterstock 2280754559
Hoa Kỳ gửi công hàm tới tất các đại sứ thông báo rút khỏi đàm phán thuế carbon trong lĩnh vực vận tải biển. Ảnh minh họa Shutterstock

Hoa Kỳ đã gửi công hàm tới tất cả đại sứ các nước tham gia Hội nghị Bảo vệ môi trường Hàng hải (MEPC) diễn ra từ ngày 7-11/4 tại London. Sự kiện do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thuộc Liên Hợp Quốc tổ chức, bàn các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ vận chuyển, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về 0 vào 2050.

Tại sự kiện, đại diện 175 nước thành viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đàm phán các giải pháp thuế khí thải trong lĩnh vực vận tải thông qua tiêu chuẩn nhiên liệu (một chương trình giao dịch tín chỉ carbon) hay thuế cố định với khí thải.

Hoa Kỳ phản đối việc áp đặt thuế carbon lên các tàu thuyền

Vào thứ Tư (9/4), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Washington sẽ không “tham gia đàm phán” tại Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc, đồng thời nói thêm rằng chính sách của chính quyền là đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu trong “việc phát triển và đàm phán bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào”.

Theo một công hàm ngoại giao mà Hoa Kỳ gửi tới các đại sứ vào thứ Ba (8/4), “Hoa Kỳ phản đối mọi nỗ lực áp đặt các biện pháp kinh tế đối với tàu thuyền của mình dựa trên lượng khí thải GHG hoặc lựa chọn nhiên liệu“.

Vì những lý do này, Hoa Kỳ sẽ không tham gia đàm phán tại Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển lần thứ 3 của IMO từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 4 và kêu gọi chính phủ của ngài xem xét lại việc hỗ trợ các biện pháp phát thải khí nhà kính đang được thảo luận.”
Không rõ có bao nhiêu trong số 176 quốc gia thành viên của IMO đã nhận được công hàm này. Một phát ngôn viên của IMO cho biết hôm thứ Tư rằng IMO vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào.
Công hàm từ Washington cho biết: “Nếu biện pháp trắng trợn bất công như vậy được áp dụng, chính phủ của chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp tương hỗ để bù đắp mọi khoản phí thu từ tàu thuyền Hoa Kỳ và bồi thường cho người dân Hoa Kỳ về mọi thiệt hại kinh tế khác do bất kỳ biện pháp phát thải khí nhà kính nào được áp dụng“.
Bản ghi chú cho biết thêm rằng Washington cũng phản đối “bất kỳ biện pháp đề xuất nào tài trợ cho bất kỳ dự án môi trường hoặc dự án khác không liên quan nào bên ngoài lĩnh vực vận chuyển”.
Vận tải biển đang chiếm khoảng 3% lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu, đã phải đối mặt với lời kêu gọi từ các nhà môi trường và nhà đầu tư áp dụng các biện pháp kiểm soát, bao gồm cả thuế carbon.
Các đại biểu tham gia cho biết các cuộc thảo luận của IMO vẫn tiếp tục vào thứ Tư bất chấp động thái của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một trong 176 quốc gia thành viên của IMO. Mặc dù tác động của họ đối với quá trình này là đáng kể, nhưng chúng ta không thể để một cơn bão từ một quốc gia thổi bay tất cả chúng ta“, Albon Ishoda, chuyên gia về khử carbon trên biển ở Quần đảo Marshall cho biết. “Trong thời điểm thị trường bất ổn như hiện nay, một định hướng rõ ràng từ cuộc họp IMO này là cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với những bên sẵn sàng đàm phán.”, Ishoda nói thêm.
Ngoài Hoa Kỳ, Trung Quốc và Brazil cũng nằm trong số nhiều quốc gia phản đối mức thuế carbon cố định đối với ngành vận tải biển vì họ cho rằng điều này sẽ gây bất lợi cho các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào thương mại.
Vào tháng 1, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris lần thứ hai.
Nguyên Hương (t/h)