Truyền thông Anh đưa tin, gần 200 học giả đại học ở Anh đang bị chính phủ nước này điều tra với cáo buộc đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu bị kết tội vi phạm Lệnh kiểm soát xuất khẩu năm 2008, họ có thể phải đối mặt với án tù 10 năm.

p2763631a695665793
Hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng-2 (Nguồn: craa22uk / Wikipedia).

Tin ngày 7/2 của tờ Mail on Sunday và tin ngày 8/2 của tờ Times cho biết, kết quả cuộc điều tra của Tổ chức tình báo quân sự MI6 của Anh cho thấy, nhiều học giả Anh đã vô tình chuyển giao bản quyền kiến ​​thức thuộc các lĩnh vực rất nhạy cảm cho một quốc gia thù địch (ĐCSTQ) có thể vi phạm Lệnh kiểm soát xuất khẩu 2008 (Export Control Order 2008).

20 trường đại học của Anh dính bê bối, trong đó có nhiều trường đại học hàng đầu

Vào tháng 10 năm ngoái, Hiệp hội Henry Jackson đã đưa ra một báo cáo chỉ trích Chính phủ Anh vì đã không truy tố bất kỳ học giả nào vi phạm lệnh kiểm soát xuất khẩu. Sau đó, Chính phủ Anh đã mở một cuộc điều tra về vấn đề này.

Tờ Times cho biết, Chính phủ đang gửi thông báo thực thi pháp luật tới các học giả này, những người bị nghi ngờ đã chuyển giao kết quả nghiên cứu các công nghệ quân sự tiên tiến như máy bay, thiết kế tên lửa và vũ khí mạng cho ĐCSTQ.

Tờ Mail on Sunday trích báo cáo từ Civitas, một tổ chức nghiên cứu tư nhân, cho biết 20 trường đại học Anh có quan hệ kinh doanh với 29 trường đại học Trung Quốc và 9 tổ chức ĐCSTQ có nền tảng quân sự, bao gồm cả Tập đoàn Vũ khí Trung Quốc. 14 trong số 20 trường đại học của Anh bị điều tra này đều là những trường đại học danh tiếng hàng đầu.

Nội dung nghiên cứu của hai bên bao gồm chương trình vũ khí hạt nhân, phát triển tên lửa siêu thanh, hệ thống gây nhiễu radar, người máy, tàu vũ trụ và phương tiện tàng hình cùng các công nghệ hàng đầu khác.

Các học giả Anh có thể bị đưa ra tòa, hơn 200 có người liên quan

An ninh nước Anh lo ngại rằng những nghiên cứu này sẽ giúp Bắc Kinh phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc sử dụng một số công nghệ nhất định để trấn áp những người bất đồng chính kiến ​​hoặc dân tộc thiểu số.

Người phát ngôn của Chính phủ Anh nhấn mạnh: “Theo Lệnh kiểm soát xuất khẩu 2008, các nhà xuất khẩu các sản phẩm quân sự và các nhà xuất khẩu tham gia vào việc chuyển giao công nghệ quân sự cần phải có giấy phép xuất khẩu hoặc chuyển giao từ Chính phủ Anh.”

Một nguồn tin nói với tờ Times: “Chẳng bao lâu nữa, chúng ta có thể sẽ thấy hàng chục học giả ra tòa.” “Ngay cả khi 10% số người (đang bị điều tra) bị truy tố thành công, 20 học giả sẽ vào tù vì  giúp Trung Quốc (ĐCSTQ) chế tạo siêu vũ khí.”

Dựa vào “hợp tác nghiên cứu”, công nghệ quân sự của ĐCSTQ đã đạt tiến bộ nhanh chóng

Civitas, một tổ chức tư nhân đặt tại London, đã xuất bản một báo cáo nghiên cứu liên quan đến vụ việc. Tác giả chính của báo cáo, cũng là một cựu quan chức của Bộ Tài chính Anh, ông Radomir Tylecote, cho biết sự hợp tác giữa các trường đại học Anh và Trung tâm Công nghệ Quân sự Trung Quốc đã đạt đến một “mức độ đáng kinh ngạc.”

Ông đưa ra ví dụ, khi Bắc Kinh tìm cách phát triển tên lửa siêu thanh, hai bên đã bắt tay “hợp tác nghiên cứu” công nghệ siêu thanh. Khi máy bay trực thăng bọc thép của ĐCSTQ cần có vật liệu Graphene (loại mỏng nhất, cứng nhất, dẫn nhiệt nhất trên thế giới), nghiên cứu về Graphene cũng ngay lập tức được bắt đầu.

Ông Tylecote nói rằng cái gọi là “hợp tác nghiên cứu” này đã “nâng cao danh tiếng và khả năng nghiệp vụ cho các trường đại học quân sự của ĐCSTQ, quân đội hoặc một số tập đoàn quân sự nói chung.” Ông cũng nói rằng nguồn tài trợ của Anh cho nghiên cứu quân sự của nước này rất khan hiếm, trong khi những người đóng thuế ở Anh có thể đang tài trợ cho nghiên cứu quân sự của ĐCSTQ. Đối với nước Anh mà nói, thì đây là một chiến lược sai lầm.

Vào năm 2019, tại cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn đánh dấu 70 năm ngày cướp đoạt chính quyền, quân đội ĐCSTQ đã trình diễn một loại tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17 mới. Người ta nói rằng loại vũ khí này có thể phá hủy mọi lá chắn chống tên lửa mà Mỹ và đồng minh triển khai.

“Chúng ta đã chuyển giao bí mật cho các nước đối địch”

Tuần trước, Đại học Manchester đã chấm dứt dự án nghiên cứu với Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), nguyên nhân là do Ủy ban Giám sát quan hệ đối ngoại của Quốc hội Anh đã viết thư cảnh báo trường, rằng công nghệ giám sát do CETC cung cấp cho ĐCSTQ có thể được sử dụng để bức hại người Duy Ngô Nhĩ.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát quan hệ đối ngoại của Quốc hội Anh Tom Tugendhat, cho biết: “Một số trường đại học ở Anh đã đánh mất tư cách đạo đức, và cũng không xúc tiến tự do học thuật. Ngược lại, họ đã làm tổn hại đến lợi ích chiến lược của chúng ta.”

Ông tin rằng chính sách “đại học mở cửa” quá mức của Anh là sai lầm. “Chúng ta đang tự tay dâng các bí mật (quân sự) và giúp một quốc gia thù địch trở thành lực lượng quân sự lớn nhất trong thế kỷ 21”.

Theo nghiên cứu của Civitas, CETC hỗ trợ thiết lập các liên kết giữa 4 trường đại học quân sự của Trung Quốc và 7 trường đại học của Anh. Công ty này được coi là một trong những đồng phạm chính thực hiện việc giám sát, trợ giúp ĐCSTQ.

Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: