Họp Mỹ-Nga tại Ả-rập Xê-út là không có Ukraine tham dự — Reuters
- Nhật Tân
- •
Theo xác nhận mới nhất của Reuters gần 10 phút trước, Tổng thống Ukraine Zelensky đã hủy chuyến đi Ả-rập Xê-út của mình. Theo AP đưa tin vài giờ trước, Ngoại trưởng Rubio Mỹ nói rằng cuộc họp Mỹ-Nga không chỉ về vấn đề chiến tranh Ukraine, như lập ra nhóm đàm phán cấp cao về vấn đề Ukraine, mà còn có các chủ đề khác về quan hệ hai nước, như tái bổ sung các nhà ngoại giao của Nga tại các sứ quán của Nga tại Mỹ, và thảo luận các khả năng hợp tác kinh tế song phương. Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định rằng Nga tuyệt đối không chấp nhận việc quân đội NATO tiến vào lãnh thổ Ukraine, kể cả với danh nghĩa giữ gìn hòa bình.
“Chúng tôi đã giải thích minh bạch cho các đồng nghiệp của mình rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nhấn mạnh: Sự mở rộng của NATO, sự tiếp nhận Ukraine vào NATO, là đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Liên bang Nga, là uy hiếp trực tiếp tới chủ quyền của đất nước chúng tôi,” Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói, theo Reuters (Anh) đăng gần 1 giờ trước.
“Hôm nay chúng tôi đã giải thích rồi, rằng sự xuất hiện của quân đội từ chính các nước thành viên của NATO ấy —dưới lá cờ danh hiệu giả thôi, dưới chiêu bài giả là của EU, hoặc là của quốc gia nào đó— đều không thay đổi được gì về phương diện này cả.” ông Lavrov nói rõ hẳn ra. “Đương nhiên, chúng tôi không chấp nhận điều ấy.”
Trong yêu sách mà phía Nga nhắc đến về hòa đàm cho chiến tranh Ukraine, có 2 điểm được coi là khó chấp nhận nhất từ phía Mỹ, Ukraine, và các đồng minh: (1) Ukraine phải là quốc gia trung lập, không thể thuộc về NATO dù là chính thức (de jure) hay là một cách không chính thức (de facto); (2) phần lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập là phải được thừa nhận, hiện nay nó khoảng 20% lãnh thổ Ukraine.
- Theo nhận định của giáo sư John Measheimer vào năm 2022, với 10.000 quân được NATO đào tạo cho Ukraine hàng năm suốt trong 8 năm từ năm 2014 đến năm 2022 (đó là theo các báo cáo chính thức), cùng các hoạt động khác, Ukraine lúc đó tuy không phải là thành viên NATO một cách chính thức (de jure), nhưng đã là lực lượng của NATO một cách không chính thức (de facto).
Theo báo cáo của AP (Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Macro Rubio cho hay nội dung cuộc họp hai phái đoàn Mỹ và Nga đồng ý nhắm tới 3 mục tiêu: (1) tái bổ sung các nhà ngoại giao hiện diện tại các sứ quán của Nga tại Mỹ; (2) thiết lập nhóm cao cấp (high level team) hỗ trợ đàm phán hòa bình cho chiến tranh Ukraine; (3) tìm kiếm cơ hội cải thiện quan hệ hai nước qua các hợp tác về kinh tế.
AP cho hay ông Rubio nhận định rằng cuộc nói chuyện với người đồng cấp Lavrov của Nga cùng các thành viên của phái đoàn Nga chỉ là một sự khởi đầu của các cuộc trao đổi. Sẽ còn rất nhiều, rất nhiều điều khác còn phải làm.
Ông Lavrov cũng đã khẳng định nhận xét đó của ông Rubio, và nói thêm rằng “cuộc nói chuyện đã rất thành công” và “chúng tôi không chỉ lắng nghe lẫn nhau, mà còn làm cho hiểu nhau.”
Trong phái đoàn Mỹ còn có Michael Waltz (cố vấn của Tổng thống Donald Trump), Steven Witkoff (đặc phái viên về Trung Đông) bên cạnh Ngoại trưởng Rubio; còn phía phái đoàn Nga còn có Yuri Ushakov (cố vấn về đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin) bên cạnh Ngoại trưởng Nga Lavrov.
AP viết “không có một quan chức nào của Ukraine có mặt tại cuộc họp” và Ukraine “hiện đang mất đi đất đai một cách chậm nhưng chắc chắn (slowly but steadily losing)” trên chiến trường thực địa.
Trước khi cuộc họp diễn ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố rằng ông sẽ không chấp nhận kết quả của cuộc họp nếu ông không được tham gia. Ông đã hủy chuyến đi tới Ả-rập Xê-út mà ông đã lên kế hoạch trước đó. Theo Reuters, ông dự kiến chuyển chuyến đi sang ngày 10 tháng sau.
Một số đồng minh của Mỹ tại Châu Âu cũng đã bày tỏ một số quan ngại trong tình huống họ không được tham dự cuộc họp. Mạnh nhất là Anh quốc, khi Thủ tướng Kier Starmer tuyên bố ông sẵn sàng đưa quân vào Ukraine như một lực lượng gìn giữ hòa bình.
Tái nhập Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã phàn nàn nhiều lần về tình trạng nước Mỹ kế thừa từ tổng thống tiền nhiệm Joe Biden. Ông nhiều lần nói rằng khi ông rời Nhà Trắng vào 4 năm trước thì mọi thứ còn tốt mà, nhưng bây giờ thì mọi thứ đều trở nên rắc rối như thế này.
AP bình luận rằng, cuộc gặp mặt tại Ả-rập Xê-út đúng là đã đánh dấu một bước tiến trong quan hệ Mỹ-Nga. Trước đó, theo AP miêu tả, là nhiều năm nỗ lực của phương Tây dưới sự dẫn dắt của Tổng Joe Biden nhằm cô lập Nga.
Nhật Tân
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine
