Kỷ niệm Sự kiện Lục Tứ trước LSQ Trung Quốc ở Toronto
- Tiêu Nhiên
- •
“Đừng quên Lục Tứ, đừng bao giờ từ bỏ!”, “Ánh nến sẽ không bao giờ tắt, Công viên Victoria ở mọi nơi!”, “Hồng Kông tự do!”, “Đảng Cộng sản [Trung Quốc] hãy hạ đài!” Khoảng 2h sáng ngày 28/5, hàng loạt khẩu hiệu vang lên trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto, thành phố lớn nhất của Canada. Gần một trăm người dân Toronto đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 (hay còn gọi là Sự kiện Lục Tứ).
Không bao giờ quên
Kể từ sau vụ thảm sát ngày 4/6/1989, Toronto chưa bao giờ vắng bóng trong lễ tưởng niệm Lục Tứ. Chủ đề của năm nay là “Đừng quên Lục Tứ, đừng bao giờ từ bỏ!”. Bà Ngô Ôn Ôn (Wu Wenwen), hội trưởng của tổ chức Toronto ủng hộ Phong trào Dân chủ Trung Quốc, đơn vị tổ chức cuộc mít tinh kháng nghị, nói với Vision Times rằng lễ kỷ niệm Lục Tứ năm nay đặc biệt kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị đang bị cầm tù và những người bảo vệ nhân quyền, bao gồm cả các tù nhân chính trị ở Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng.
Bà Ngô Ôn Ôn nói rằng một phần quan trọng của việc kỷ niệm Sự kiện Lục Tứ hàng năm là bày tỏ lòng kính trọng lớn nhất đối với “Những bà mẹ Thiên An Môn“, những người đã mất đi người thân yêu của họ. Trong 34 năm qua, 70 thành viên của nhóm “Những bà mẹ” đã qua đời, riêng năm ngoái đã có 7 người qua đời. Mặc dù ĐCSTQ đã cố gắng hết sức để che đậy sự thật về vụ Thảm sát Thiên An Môn, nhưng những bà mẹ dũng cảm này vẫn luôn lên tiếng đòi “sự thật, bồi thường và truy cứu trách nhiệm”, chưa bao giờ bỏ cuộc. “Họ chưa bao giờ có bất kỳ cơ hội nào để công khai tưởng niệm người thân của mình, sự kiên trì và lòng dũng cảm của họ là nguồn cảm hứng lớn cho chúng tôi,” bà Ôn nói.
Bà Ôn giới thiệu rằng sau phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông, sự kiện thắp nến tưởng niệm Lục Tứ năm 2022 đã thu hút 2.000 người tham gia, bà hy vọng sẽ có nhiều người đến thắp nến vào ngày kỷ niệm Lục Tứ năm nay. “Điều này cho thấy rằng bất kể bạn ở quốc gia nào, lý niệm đòi hỏi tôn nghiêm, tự do và dân chủ là như nhau.”
Ông Dư Hậu Cường (Yu Houqiang), người đứng đầu Ủy ban Canada của Đảng Dân chủ Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Vision Times rằng việc tham gia lễ kỷ niệm Lục Tứ hàng năm là để không quên ngày này. “Ngày 4/6 [năm 1989] là một thảm họa. Vì sao ngày nay thảm họa vẫn xảy ra trên đất Trung Quốc? Đó là bởi vì chế độ ĐCSTQ muốn mọi người quên đi mọi việc xấu mà nó đã làm trong lịch sử,” ông nói. “Nếu người Trung Quốc không đứng lên và phản kháng, bất hạnh sẽ tiếp tục xảy ra, bi kịch sẽ tiếp tục xảy ra, và sẽ liên tục có người (vô tội) vào tù.”
Ngọn đuốc được truyền cho thế hệ trẻ
Tại sự kiện tưởng niệm, một bức tượng “Nữ thần Dân chủ Hồng Kông” đã được dựng lên, được anh Lục Áo, một người Hồng Kông sống ở Vancouver, mang đến Toronto. Lục Áo cho biết anh và người vợ mới cưới đã dùng chuyến đi hưởng tuần trăng mật để mang tượng nữ thần đến các thành phố lớn ở Canada để nhắc nhở mọi người đừng quên khổ nạn của Hồng Kông.
Bà Ngô Ôn Ôn cho biết, nhìn thấy ngày càng nhiều người trẻ nhận ra sự thật của lịch sử và đứng lên đòi tự do dân chủ, khiến cho người ở tuổi thất tuần như bà cảm thấy rất vui mừng.
“Trong hai năm qua, ngoài những người trẻ tuổi ở Hồng Kông đứng ra bảo vệ tự do, chúng ta còn thấy một hiện tượng rất đáng khích lệ đối với mọi người, đó là dù là những người tham gia Phong trào Giấy trắng ở Trung Quốc, hoặc những bạn trẻ ở Trung Quốc ra nước ngoài học tập và làm việc, họ cũng đứng lên và tổ chức một số cuộc biểu tình,” bà Ngô Ôn Ôn nói với Vision Times.
Cùng ngày, anh Frad, đại diện của tổ chức thanh niên Trung Quốc Đại Lục “Hiệp hội Công dân”, đã lên án sự chuyên chế của ĐCSTQ tại cuộc biểu tình. Anh nói: “34 năm trước, có một thanh niên đi xe đạp ở Bắc Kinh, đã hét lên với thế giới những lời không ai có thể quên: Đến Thiên An Môn tuần hành, đây là trách nhiệm của tôi. Hôm nay chúng ta kỷ niệm Sự kiện Lục Tứ, ngoài việc từ chối lãng quên, chính là: tiếp nối tinh thần của thanh niên Lục Tứ, phản kháng bạo quyền, đây là trách nhiệm của chúng ta.” Trong năm qua, Hiệp hội Công dân đã nhiều lần tổ chức hoạt động lên tiếng ủng hộ Phong trào Giấy trắng ở nhiều nơi như Vancouver, Canada , Montreal, Toronto, v.v.
Anh Khương Điện Quân (Jiang Dianjun), là một người sinh sau năm 1990, lần đầu tiên tham gia hoạt động kỷ niệm Lục Tứ, nói:
“Kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền đến nay, nó đã làm rất nhiều điều tàn nhẫn. Thông qua các cuộc vận động khác nhau, nó đã tàn sát rất nhiều đồng bào của chúng ta. [Chỉ riêng] trong 3 năm zero-COVID vừa qua, nó đã khiến nhiều người chết bất thường. Nhiều người đã nhảy lầu tự tử, mất kế sinh nhai.” Anh xúc động nói: “Hôm nay tôi đến đây để tưởng nhớ các sinh viên 34 năm trước, những người đã chiến đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Quốc bằng cả mạng sống của họ, vì vậy chúng tôi cảm thấy rằng chúng ta có nghĩa vụ đứng đây hôm nay, lên tiếng về sự chuyên chế của ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Hy vọng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Chúng tôi tin rằng tự do và dân chủ của Trung Quốc nhất định sẽ đến.”
Nếm trải được tự do sau khi nước ngoài
Anh Lâm (Lin), người vừa bước sang tuổi 30 và người bạn Jason của anh cùng đến tham gia hoạt động kỷ niệm sự kiện Lục Tứ Sáu. Trải nghiệm hôm nay cũng là lần đầu tiên trong đời của hai người họ.
“Chúng tôi muốn theo đuổi lý tưởng của những sinh viên trẻ cách đây 34 năm, và tưởng nhớ họ. Chúng tôi muốn mọi người nhớ đến ngày đặc biệt này và nhớ tinh thần theo đuổi tự do của họ,” anh Lâm nói với Vision Times. “Vì lý tưởng này, những người kế thừa chúng ta cần phải phấn đấu hơn nữa.”
Anh Lâm tiết lộ rằng sau khi ra nước ngoài và đến Canada vào năm 2008, anh nhận ra rằng thông tin ở Trung Quốc bị chặn rất nhiều, anh đã bị sốc trước những thông tin chân thực và tự do mà anh nhìn thấy trên Internet ở ngoài Trung Quốc.
“Ở Trung Quốc, chúng tôi bị bịt mắt, và chúng tôi chỉ có thể thấy những gì người khác (ĐCSTQ) muốn cho bạn thấy. Chỉ sau khi ra ngoài, thì mới biết được mùi vị của tự do là như thế nào,” anh than thở.
Ông Lâm rất đồng tình với khẩu hiệu “Không tự do, thà chết còn hơn” mà người dân Hồng Kông đưa ra trong phong trào chống dẫn độ năm 2019. “Nếu chúng ta không tự do, có nghĩa là chúng ta bị trói buộc bởi một sợi dây. Là con người, tự do là thứ mà chúng ta cần có, nhưng bây giờ chúng ta phải đấu tranh để có được nó. Vậy thì bạn nói xem chính đảng này là tốt hay xấu, Sau đó, bạn nói rằng đảng chính trị này là tốt hay xấu,” anh nói.
La Lạc (Luo Le), chủ tịch của Mặt trận Dân chủ Canada, nói với Vision Times ông hy vọng rằng những người trẻ tuổi ở Trung Quốc Đại Lục sẽ mở mang đầu óc và nhìn thế giới một cách rõ ràng. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Sự giàu có và lớn mạnh của Trung Quốc là trách nhiệm của mọi người, và lực lượng chính là những người trẻ tuổi. Nếu những người trẻ tuổi không hiểu thế giới, thì tương lai của Trung Quốc sẽ không có hy vọng.”
Điều ông muốn nói nhất với giới trẻ Trung Quốc là: “Tôi hy vọng rằng những người trẻ tuổi có thể vượt qua sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ để mở rộng kiến thức của họ… ít nhất là đừng tâng bốc ĐCSTQ, hãy dùng logic của mình để phân tích và làm những gì mà bản thân có thể làm được.”
Ủng hộ người Trung Quốc chống ĐCSTQ và thoái ĐCSTQ một cách hòa bình, lý tính
Ông Dư Hậu Cường (Yu Houqiang), người đứng đầu Ủy ban Canada của Đảng Dân chủ Trung Quốc, kêu gọi người dân Trung Quốc hãy đưa ra lựa chọn có lương tâm khi đối mặt với cường quyền. “Bành Lập Phát đã đứng lên, Lý Khang Mộng đã đứng ra, Lê Trí Anh cũng đã đứng lên, nếu bạn có một số người cần lo lắng thì bạn có thể lựa chọn không dũng cảm đến thế, nhưng ít nhất là bạn biết trắng đen thị phi, biết làm thế nào bất hợp tác, ít nhất là không khen ngợi nó (ĐCSTQ).”
Ông Dư Hậu Cường ủng hộ người Trung Quốc đưa ra lựa chọn của riêng họ thông qua một nhóm thoái đảng ôn hòa.
“Hòa bình, lý tính và phi bạo lực, đây là quy tắc cơ bản nhất… Tôi hy vọng sẽ thấy sự sụp đổ của chính quyền ĐCSTQ trong đời mình. Mỗi người Trung Quốc, bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào (để đưa ra lựa chọn), ít nhất là thoái xuất từ trong tâm.”
Ông nhấn mạnh: “Chế độ sụp đổ không có nghĩa là đất nước sụp đổ. Trung Quốc sẽ luôn ở đó hàng ngàn năm.”
Trước nghi ngờ của một số người về việc “ĐCSTQ không còn nữa, Trung Quốc có hỗn loạn hay”, ông Dư Hậu Cường nói: “Có nhân thì phải có quả. Nguyên nhân của hỗn loạn là gì? Bởi vì ĐCSTQ không cho người dân tự do hoặc các quyền cơ bản. Tôi cho rằng loạn không đáng sợ, nếu mỗi cá nhân có ‘thiện’ trong lòng, tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ loạn đến mức nào đó.”
Sau khi hoạt động kháng nghị kết thúc, những người tham gia đã đến Đại học York để đặt hoa trước Tượng Nữ thần Dân chủ. Ông Trần Thế Siêu (Chen Shichao), chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Phong trào Dân chủ, đã đề cập trong bài phát biểu của mình rằng Hiệp hội Phong trào Dân chủ đã dựng lên 3 bia tưởng niệm vĩnh cửu trong 30 năm qua. Năm nay, một cặp vợ chồng trẻ đến từ Vancouver đã đi một quãng đường dài để mang theo Nữ thần Dân chủ Hồng Kông cao 1,5 mét, để hai thế hệ Nữ thần Dân chủ xuất hiện cùng nhau, điều này có ý nghĩa rất lớn.
Ánh nến ở Công viên Victoria tiếp tục tỏa sáng ở Canada vào ngày 4/6
Cuối tuần này, tại Toronto, lúc 7h30 tối ngày 3/6, Hiệp hội Công dân, Mặt trận Dân chủ Trung Quốc và Đảng Dân chủ Trung Quốc sẽ tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện Lục Tứ tại Hart House Circle, Đại học Toronto (U of T).
Vào lúc 7h tối ngày 4/6, Toronto sẽ tổ chức tiệc thắp nến tưởng niệm tại Quảng trường Mel Lastman ở Bắc York để ủng hộ Phong trào Dân chủ Trung Quốc và Lễ hội âm nhạc Lục Tứ vì tự do. Các tác phẩm nghệ thuật khác nhau sẽ được trưng bày từ 6h chiều. Bà Ngô Ôn Ôn kêu gọi công chúng tham gia và tiếp tục thắp nến tại Công viên Victoria ở Toronto và trên toàn thế giới.
Tại Vancouver, vào lúc 4h chiều ngày 4/6, sẽ có buổi lễ thắp nến tưởng niệm tại Công viên David Lam.
Tại Montreal, lúc 2h chiều ngày 3/6, trước Lãnh sự quán Trung Quốc, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, các nhà dân chủ Hồng Kông và các nhà nữ quyền sẽ có bài phát biểu.
Từ khóa Thảm sát Thiên An Môn Sự kiện Lục Tứ toronto Dòng sự kiện