Liên đoàn cánh tả phản đối vụ FBI khám nhà của ông James O’Keefe
- Trình Văn
- •
Ngày 14/11, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cánh tả đã đưa ra một tuyên bố phản đối cuộc đột kích của Cục Điều tra Liên bang (FBI) vào nhà của ông James O’Keefe – người sáng lập kiêm phóng viên điều tra của kênh truyền thông Project Veritas. Tuyên bố cáo buộc hành động của FBI đe dọa tự do báo chí và Tu chính án thứ nhất.
Các nhân viên FBI và các nhà điều tra của Bộ Tư pháp đã đột kích nhà của ông James O’Keefe tại New York trước rạng sáng ngày 6/11. Hành động này được cho là để điều tra manh mối về cuốn nhật ký của Ashley Biden (con gái của Tổng thống Biden) được cho là đã bị đánh cắp vào năm 2020.
Hai ngày trước khi khám xét nhà của ông O’Keeffe, ngày 4/11, FBI đã đột kích và lục soát nơi ở của hai phóng viên khác của Project Veritas, hành động này cũng liên quan đến cuộc điều tra “vụ trộm nhật ký Ashley“.
Sau vụ khám xét nhà vào ngày 4/11, ông O’Keeffe đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 5/11 rằng Project Veritas đã thông qua con đường hợp pháp khi nhận được cái gọi là “nhật ký Ashley” vào năm 2020. Tuy nhiên, cuối cùng ông thấy rằng không thể xác định được cuốn nhật ký này là thật hay giả, do đó ông đã quyết định không công bố nội dung và bàn giao nó cho cơ quan thực thi pháp luật.
Mặc dù vậy, FBI vẫn tiếp tục đột kích nhà ông, thậm chí khi lục soát đồ đạc của ông còn còng hai tay của ông vào quần lót.
Sau hơn 1 tuần xảy ra sự việc, ngày 14/11, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cánh tả, vốn chỉ trích Project Veritas, đã cảnh báo rằng việc Bộ Tư pháp và FBI đột kích nơi ở của ông O’Keeffe và của các đồng nghiệp của ông có thể gây ra những hậu quả tiềm tàng.
Trong tuyên bố, đầu tiên ACLU bày tỏ không tán thành việc Project Veritas thường xuyên dùng hình thức nằm vùng để để điều tra bí mật, sau đó bắt đầu chuyển chủ đề sang bảo vệ vụ Project Veritas bị FBI khám xét. Tuyên bố cho biết:
“Mặc dù vậy, tiền lệ trong trường hợp này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với quyền tự do báo chí. Trừ khi chính phủ có lý do chính đáng để tin rằng các nhân viên của Project Veritas đã trực tiếp tham gia vào hoạt động phạm tội ăn cắp nhật ký. Nếu không, chính phủ không nên tiến hành các cuộc đột nhập khám xét và giam giữ. Chúng tôi kêu gọi tòa án chỉ định một người luật sư đặc biệt để đảm bảo rằng các quan chức thực thi pháp luật chỉ xem xét các tài liệu được thu giữ hợp pháp và liên quan trực tiếp đến các cuộc điều tra tội phạm hợp pháp.”
Ngày 7/11, học giả hiến pháp người Mỹ Jonathan Turley đặt 5 câu hỏi về “vụ án đánh cắp nhật ký Ashley”:
- Bối cảnh của vụ mất nhật ký là gì? (Ashley Biden đã để cuốn nhật ký trong phòng hay nó đã bị đánh cắp?) – Theo cách nói của người cung cấp “nhật ký Ashley” cho Project Veritas, họ đã phát hiện cuốn nhật ký đó sau khi Ashley rời khỏi phòng (khách sạn).
- Cái gọi là phạm tội liên bang là gì? (và cả tiền lệ cho các cuộc điều tra liên bang lớn về những vụ trộm đáng ngờ như vậy là gì?)
- Xét về địa vị truyền thông (chỉ Project Veritas) mà mục tiêu cá nhân (chỉ ông O’Keeffe) tuyên bố, chính quyền Biden đã thực hiện những biện pháp dự phòng nào?
- Nếu vụ trộm được cho là đã xảy ra cách đây một năm, tại sao hành động lại bị trì hoãn?
- Vấn đề này đã được điều tra trong một năm? Nhà Trắng có yêu cầu FBI can thiệp hay không?
Sau đó, ông Jonathan Turley kết luận: “Dù mọi người nghĩ gì về Project Veritas, giới truyền thông nên kêu gọi một số câu trả lời cho những vấn đề cơ bản này. Tương tự, Quốc hội nên tìm kiếm câu trả lời như một phần của nhiệm vụ giám sát của mình.”
Trình Văn, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Project Veritas James O'Keefe Nhật ký Ashley