Sau khi quân Nga rút khỏi thi trấn Bucha gần Kyiv vào cuối tuần trước, một hố chôn tập thể lớn đã được phát hiện, những người chết bị trói 2 tay sau lưng bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhiều bằng chứng chỉ ra theo hướng đây là vụ thảm sát thường dân Ukraine do quân đội Nga gây ra.

Tuy nhiên, trước sự việc này, Nga đã cáo buộc phía Ukraine “chỉ đạo, diễn kịch”, mặc dù có rất đông nhân chứng phản bác cáo buộc của Nga, nhưng Nga không thừa nhận vụ thảm sát thường dân.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm (7/4) đã bỏ phiếu loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sau khi có các báo cáo cáo buộc lực lượng vũ trang Nga đã phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine trong những ngày gần đây. Sau đó, một quan chức Nga đã loan báo rằng nước này sẽ rút khỏi Hội đồng. Trong số 93 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, 24 nước bỏ phiếu phản đối, 58 nước gồm Ấn Độ, Ai Cập và Nam Châu Phi bỏ phiếu trắng. Trung Quốc, Syria, Belarus và Việt Nam nằm trong số 24 nước bỏ phiếu phản đối nghị quyết.

Về vấn đề này, Vision Times đã phỏng vấn ông Trần Quang Thành, một luật sư và là nhà nghiên cứu nhân quyền nổi tiếng tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Hoa Kỳ.

p2989161a881729813
Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Hoa Kỳ. (Nguồn:: An Ziqi / Vision Times)

Ông Trần nói rằng cái gọi là đàm phán hiện tại giữa Nga và Ukraine hoàn toàn không phải là một cuộc đàm phán được tiến hành trong trạng thái bình đẳng thực sự, và thực chất rất khó để thảo luận ra được kết quả trong trạng thái như vậy. Bây giờ lại xảy ra sự kiện thảm sát, cộng đồng quốc tế nên phát huy vai trò nên có của mình, thực hiện một số biện pháp trừng phạt hiệu quả và thiết thực để ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn.

Sau khi vụ thảm sát bị phanh phui, các cuộc biểu tình phản chiến đã nổ ra ở 60 thành phố trên khắp nước Nga. Qua đó cũng có thể thấy rằng người dân Nga không sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến. Hiện tượng này chí ít cho thấy kẻ độc tài một khi đánh mất lòng dân, muốn lấy lại thì hầu như không thể.

Trong tương lai, ông Putin sẽ dựa nhiều hơn vào bạo lực và đe dọa để nắm quyền. Dù cho sự phản kháng chống lại ông Putin tại nước Nga, hay phản ứng đối với vụ thảm sát này từ phía cộng đồng quốc tế, hy vọng hai lực lượng này sẽ quy tụ thành một nguồn sức mạnh dẫn đến sự kết thúc của chế độ Putin.

Một mặt, Nga phủ nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát, một mặt tiếp tục dùng các nguồn lực như con bài mặc cả buộc các nước nhỏ trong EU phải phục tùng. Đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi bị loại khỏi cơ chế thanh toán tiền tệ quốc tế, Nga yêu cầu dầu và khí đốt phải được thanh toán bằng đồng rúp và Hungary hiện đã đồng ý.

Về vấn đề này, ông Trần Quang Thành tin rằng nếu Ukraine được gia nhập EU và NATO sớm hơn thì ngày hôm nay đã không xảy ra. Chính các nước châu Âu đã nhiều lần xoa dịu Nga vì lợi ích riêng của họ nên mới dẫn đến cuộc xâm lược ngày nay.

Nhiều quốc gia ở châu Âu tỏ ra không muốn đắc tội Nga trong những vấn đề then chốt, mang đến một cảm giác “cầm cự được ngày nào hay ngày đó”, mà không nghĩ cách giải quyết vấn đề một cách căn bản. Ví dụ như vấn đề năng lượng và tự vệ kéo dài cho đến hôm nay cũng chưa được giải quyết. Thực tế thì Tổng thống Pháp Macron đã gọi điện cho ông Putin nhiều lần, nhưng liệu nó có thực sự hữu ích? Điều cốt lõi bây giờ là làm thế nào thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga một cách căn bản, chứ không phải chỉ chạy theo xu hướng ủng hộ Ukraine.

Tuần trước, “Nhân dân Nhật báo” của ĐCSTQ có đăng bài viết bình luận của Chung Thanh (Zhong Sheng), được ngoại giới cho rằng đây là dấu hiệu ĐCSTQ đã hoàn toàn đứng cùng phía với Nga. Tuy nhiên, tín hiệu này đã bị làm rối loạn sau vụ thảm sát, ĐCSTQ hiện còn phải kiềm chế thái độ kiêu ngạo thân Nga của mình.

Ông Trần Quang Thành nói rằng việc ĐCSTQ ngăn chặn chủ đề về vụ thảm sát cho thấy họ biết rõ rốt cuộc sự việc là như thế nào. Trong lịch sử, Nga đã thực hiện quá nhiều vụ thảm sát và có quá nhiều tiền án. Vụ thảm sát  Katyn trong Thế chiến II cũng đổ lỗi cho người khác.

Từ góc độ của ĐCSTQ mà nhìn, Đảng này luôn đứng về phía tà ác, bởi vì nó chính là một phần của tà ác. Khái niệm này cần phải minh xác. Việc hy vọng ĐCSTQ đứng trên lập trường công chính, công bình mà nói, đối với chính quyền tà ác nhất này thì chính là một hy vọng xa vời.

Vụ thảm sát khiến người hay Thần đều phẫn nộ, ĐCSTQ cũng không dám ngang nhiên ủng hộ Nga. Dĩ nhiên là ĐCSTQ không dám chính thức tuyên bố, nhưng có nhiều người quảng bá thuyết âm mưu trong hệ thống tuyên truyền của Đảng. Mặt khác cũng có đồn đoán, Phong trào Dịch thuật Vĩ đại diễn ra sôi nổi trong thời gian gần đây, đã buộc ĐCSTQ phải đặc biệt cẩn thận đối với các vấn đề nhạy cảm. 

Phong trào Dịch thuật Vĩ đại là một cuộc vận động nhóm trên mạng Internet sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhằm dịch lại dư luận trên các trang web tiếng Trung sang tiếng nước ngoài, nói cho thế giới biết lập trường chân thực của ĐCSTQ.

Ông Trần Quang Thành tin rằng việc ĐCSTQ lo sợ về Phong trào Dịch thuật Vĩ đại cho thấy họ rất quan tâm đến phản ứng của người dân. Mặc dù ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều nhân lực vật lực để cố gắng điều hướng và kiểm soát dư luận, nhưng vẫn không thể ngăn cản được sự thức tỉnh của mọi người.

Mặt khác, ĐCSTQ ngay từ đầu đã ủng hộ Nga, các kênh truyền thông ủng hộ Nga một cách ồ ạt, tin tức đã đưa ra rồi còn có thể thu hồi được không? Ngay cả khi vụ thảm sát khiến ĐCSTQ giữ im lặng, cũng không cách nào đảo ngược thái độ của mình trên căn bản.

ĐCSTQ không dám chính thức tuyên truyền, nhưng lại cho phép tung tin vu cáo Ukraine một cách trắng trợn, nếu không có hậu quả nghiêm trọng thì ĐCSTQ có thể cho phép tùy ý phát tán, nhưng nếu để các chuyên gia phiên dịch lại làm thành lực phản tác dụng khiến ĐCSTQ khó xử thì họ sẽ ra tay ngăn chặn.

Ngay cả khi ‘tiểu phấn hồng’ gặp bất lợi, và ngay cả khi mọi người bắt đầu thảo luận về gốc rễ của vấn đề, thì mục tiêu mà ĐCSTQ nhắm tới chắc chắn là tiếng nói chính nghĩa, vì đó chính là bản chất của ĐCSTQ. Một ví dụ về điều này là tài khoản Twitter của Phong trào Dịch thuật Vĩ đại đã bị chặn.

Trí Đạt
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Trần Quang Thành, được phỏng vấn bởi Vision Times.)