Một phụ nữ Hàn Quốc đã tử vong sau 3 ngày tiêm vắc-xin COVID-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc), trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành kiểm duyệt các thông điệp liên quan đến những tác dụng phụ của vắc-xin Trung Quốc trên mạng xã hội.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: Steve Heap/Shutterstock)

Hôm 22/4 vừa qua, theo cộng đồng công dân nước ngoài và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thượng Hải, một phụ nữ Hàn Quốc khoảng 40 tuổi được phát hiện đã thiệt mạng tại nhà riêng.

Truyền thông Hàn Quốc KBS đưa tin rằng một người nước ngoài quốc tịch Hàn Quốc ở Thượng Hải đã được tiêm chủng tại Bệnh viện Đồng Nhân vào hôm 19/4, bằng loại vắc-xin COVID-19 do hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất. Sau đó cô bị buồn nôn và xuất hiện các triệu chứng khác. Cô không có bệnh nền trước đó.

Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thượng Hải tuyên bố rằng cảnh sát Thượng Hải cho biết không có dấu hiệu của vụ giết người và gia đình của cô tin rằng nguyên nhân cái chết có thể liên quan đến vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Báo cáo cho biết rằng tin tức này đã khiến các công dân Hàn Quốc ở Thượng Hải cảm thấy lo lắng và nhiều người đã hủy lịch hẹn tiêm phòng.

Các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố gần đây rằng họ đã sử dụng 200 triệu liều vắc-xin do Trung Quốc sản xuất trong nước. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ công bố số trường hợp có thể dẫn đến tử vong liên quan đến vắc-xin cũng như tác dụng phụ của chúng.

Các tài liệu nội bộ bị rò rỉ gần đây của chính phủ Trung Quốc đã liệt kê những phản ứng phụ khác nhau của vắc-xin Trung Quốc, bao gồm tàn tật nghiêm trọng và tử vong.

Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đang có động thái “dập tắt” các thảo luận về những ca tử vong liên quan đến vắc-xin do nước này sản xuất trên mạng xã hội.

Ngày 20/4 vừa qua, một nữ cư dân mạng ở thành phố Nam Kinh đã bị cảnh sát bắt và tạm giữ hành chính 7 ngày vì đưa ra bình luận trên mạng về vắc-xin Trung Quốc dẫn đến tử vong. Cảnh sát mạng Internet tại Giang Tô đã đăng tải thông báo về việc bắt giữ cô trên tài khoản chính thức của họ ở nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, trong đó cáo buộc cô đã “gây ra sự hoảng loạn cho công chúng.”

Vào ngày 15/4/2021, một cư dân mạng có tên “Shanxia Huayezi” đã đăng trên Weibo rằng anh trai 28 tuổi của cô là cảnh sát biên phòng Trung Quốc, đã bị xuất huyết dưới da và xuất huyết nướu răng sau khi tiêm loại vắc-xin bất hoạt của Sinopharm ở Thâm Quyến, và đã qua đời vào ngày hôm đó. Tối cùng ngày, cô để lại một tin nhắn trên Weibo nói rằng mình đã nhận được những cuộc gọi cảnh cáo từ đơn vị của anh trai mình, và bài đăng của cô đã sớm bị xóa sau đó.

Có 14 trường hợp tử vong và 13 ca bị liệt mặt sau khi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất đã được báo cáo ở Hồng Kông vào giữa tháng 4/2021.

Vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất đã gây ra nhiều mối lo ngại do vấn đề chất lượng và sự thiếu minh bạch trong dữ liệu thử nghiệm cũng như sự nguy hiểm đến từ các tác dụng phụ.

Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đối với vắc-xin Sinovac được tiến hành ở Brazil vào tháng 1/2021 đã chỉ ra rằng loại vắc-xin này đạt hiệu quả 50,4%, thấp hơn nhiều so với tuyên bố ban đầu của công ty Trung Quốc, vốn tuyên bố hiệu quả đạt 78%.

Vào tháng 3/2021, vắc-xin COVID-19 do Sinopharm sản xuất được báo cáo đạt hiệu quả lần lượt là 11,5% và 33,3% đối với 2 chủng virus trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ở Peru.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc (Gao Fu) đã thừa nhận tại Hội nghị Y tế và Tiêm chủng Quốc gia của Trung Quốc diễn ra vào ngày 10/4/2021 rằng vắc-xin của Trung Quốc có “hiệu quả thấp” và ông đang cân nhắc việc pha trộn các loại vắc-xin sử dụng các công nghệ khác nhau.

Vào tháng 3/2021, ông đã đề xuất trên truyền hình Trung Quốc rằng có thể cần tiêm thêm liều vắc-xin thứ 3 để tăng hiệu quả sau khi một bác sĩ Trung Quốc đã được tiêm phòng đầy đủ những vẫn có kết quả dương tính với COVID-19.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: