Hiện tại, Trung Quốc đã có hơn 100 triệu người tiêm vắc-xin. Trong khi đó Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc gần đây cho biết, năng lực bảo vệ của vắc-xin virus corona mới không cao, khiến người dân lo lắng. Tỷ lệ bảo vệ và tính an toàn của hai loại vắc-xin Trung Quốc Sinovac và Sinopharm rốt cuộc là như như thế nào? Chuyên gia virus học tại Mỹ, Giám đốc Phòng thực nghiệm Khoa virus của Viện nghiên cứu Lục quân Mỹ, tiến sĩ Lâm Hiểu Húc đã giải đáp về 3 nghi vấn liên quan đến vắc-xin Trung Quốc. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với ông Lâm Hiểu Húc. 

shutterstock 1877626183
(Nguồn: Steve Heap/Shutterstock)

1. Vì sao tỷ lệ bảo hộ của vắc-xin của Sinovac và Sinopharm không hơn 80%?

Theo số liệu được Trung Quốc công bố chính thức, hiệu quả bảo vệ tổng thể của vắc-xin của Sinovac là 50,65%, hiệu quả của vắc-xin của Sinopharm Bắc Kinh (Viện nghiên cứu sản xuất thuốc Trung Sinh Bắc Kinh, thuộc Tập đoàn Sinopharm) là 79,3%, vắc-xin của Sinopharm Vũ Hán là 72,5%. Tuy nhiên, ngày 10/4, ông Cao Phúc, giám đốc CDC trung Quốc chỉ ra, lực bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc không cao, đang cân nhắc đến việc tiêm chủng hỗn hợp các loại vắc-xin sử dụng công nghệ khác nhau, đồng thời ông cũng kêu gọi chú ý đến vắc-xin mRNA. 

Nguyên nhân vắc-xin Trung Quốc bảo vệ không cao cũng gây nhiều chú ý, có liên quan đến chủng loại vắc-xin Trung Quốc. 

Vắc-xin của Sinovac và Sinopharm đều thuộc loại vắc-xin bất hoạt, là loại vắc-xin được chế tạo sau khi đã giết chết hoàn toàn virus. 

Bởi vì nó dùng hạt virus hoàn chỉnh, cho nên có chứa các loại protein mà virus biểu đạt. Tuy nhiên, sau khi virus bị giết chết, cấu tạo của nó cũng xảy ra một số thay đổi. Lấy ví dụ một người, khi sống còn có các loại biểu đạt tình cảm, động tác, nhưng sau khi chết mặc dù nhìn thì vẫn là một người, nhưng lại không có sức sống, rũ xuống một cách mềm nhũn. Còn hệ thống miễn dịch của cơ thể người lại vô cùng thông minh, nó sẽ không đưa ra quá nhiều phản ứng đối với một virus chết. Do đó, vắc-xin bất hoạt sẽ không kích hoạt phản ứng miễn dịch quá mạnh; kích hoạt chức năng có tính sát thương của tế bào T lại càng thấp. 

Cũng chính là nói, tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin bất hoạt thông thường sẽ không đặc biệt cao. 

Tiêu chuẩn bảo vệ của vắc xin bất hoạt hoặc giảm hoạt trên thế giới là vào khoảng 50%. Ví dụ vắc-xin cúm mùa, dù là bất hoạt hay là giảm hoạt, tỷ lệ bảo vệ của nó chỉ trong khoảng 50 – 70%, thấp hơn vắc-xin mRNA của Pfizer và Modena với tỷ lệ bảo vệ lên đến 90%. 

2. Vắc-xin bất hoạt có rủi ro về an toàn hay không?

Vắc-xin bất hoạt chủ yếu tồn tại 2 rủi ro:

Quá trình sản xuất vắc-xin bất hoạt, gặp phải rủi ro lớn về an toàn

Sản xuất vắc-xin bất hoạt đầu tiên cần nuôi virus, rồi bất hoạt nó. Vậy thì đầu tiên phải đối mặt với thách thức chính là: bất hoạt có triệt để hay không, liệu có để sót lại virus còn sống hay không. Do đó, từ việc nuôi virus cho đến kiểm tra bất hoạt, mỗi một khâu đều cần kiểm tra rất nghiêm ngặt. 

Nếu quá trình sản xuất virus được bất hoạt không triệt để, vậy thì một người khỏe mạnh sẽ bị lây nhiễm do tiêm vắc-xin. Trong khi virus corona mới (virus Trung Cộng) có lực truyền nhiễm mạnh, tỷ lệ gây tử vong cao, có thể tấn công nhiều cơ quan nội tạng, tính nguy hiểm của nó vượt quá SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông, sau khi lây nhiễm sẽ mang đến tổn thương lớn.

Tăng cường hiệu ứng phụ thuộc kháng thể (ADE)

Tăng cường hiệu ứng phụ thuộc kháng thể, chính là sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể sinh ra một số kháng thể, nhưng không những không chống lại virus, ngược lại còn giúp virus càng dễ xâm nhập vào tế bào cơ thể hơn. 

Đây là vấn đề mà vắc-xin bất hoạt đang đối mặt. SARS và Hội chứng hô hấp Trung Đông bùng phát nhiều năm cùng thuộc chủng virus corona, nhưng vẫn chưa thể nghiên cứu phát triển thành công vắc-xin, chính là không có đột phá về phương diện này, bởi vì tác dụng phụ về phương diện này có tỷ lệ xảy ra tương đối cao. 

Thực ra, vắc-xin Trung Quốc rốt cuộc sẽ xảy ra những tác dụng phụ nào thì phía công ty sản xuất lại không công bố quá nhiều chi tiết, còn chính quyền cũng không báo cáo về các tác dụng phụ liên quan. Hiện tại chỉ có thể lấy báo cáo về phản ứng không tốt tại Hồng Kông và những quốc gia khác tiêm vắc-xin của Sinovac và của Sinopharm để tham khảo. 

Theo lý mà nói, trong nước Trung Quốc đã có hơn 100 triệu người tiêm chủng, số liệu liên quan nên là tương đối nhiều. Hy vọng Chính phủ Trung Quốc có thể giống như các quốc gia khác, công bố chi tiết sự thật và số liệu chi tiết, để người dân có thể hiểu được toàn diện về rủi ro sau khi tiêm vắc-xin. 

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ Trung Quốc cũng nên giống như CDC Mỹ, xây dựng một hệ thống báo cáo phản ứng vắc-xin, để người dân có bất cứ phản ứng không tốt nào thì có thể kịp thời thông báo lên hệ thống, ngoại giới có thể tra cứu, và nắm được tình hình cụ thể về phản ứng không tốt theo thời gian thực. Về phương diện này làm được minh bạch thì là điều cần thiết, dù sao cũng là chuyện lớn liên quan đến sức khỏe thậm chí là sống chết. 

3. Dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 của vắc-xin Trung Quốc đến nay vẫn chưa được công bố trên tạp chí quốc tế, nguyên nhân là gì?

Vì sao số liệu thử nghiệm giai đoạn 3 của vắc-xin của Sinovac và Sinopharm lại chậm trễ không công bố trên tạp chí quốc tế?

Một nguyên nhân có thể là số liệu thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin Sinovac ở các quốc gia khác nhau có sự sai biệt quá lớn. Tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin của Sinovac ở Thổ Nhĩ Kỳ tương đối lý tưởng, đạt đến 91%; tại Ấn Độ là 65%; tại Brazil chỉ có 50,3%. Cao có thể đạt đến 91%, thấp thì chỉ có 50,3%, nên rất khó có thể tìm được một giá trị cân bằng. 

Ngoài ra, thử nghiệm lâm sàng vắc-xin của Sinovac và Sinopharm chủ yếu nhắm vào nhóm người 16 – 60 tuổi, thiếu số liệu của nhóm người trên 60 tuổi, vậy thì không có số liệu lâm sàng có thể chứng minh rằng người trên 60 tuổi tiêm vắc-xin có an toàn hay không. Hơn nữa, nhóm người lớn tuổi lại là nhóm người được ưu tiên tiêm chủng thứ hai ở nhiều quốc gia (nhân viên y tế tuyến đầu được ưu tiên đầu tiên), bởi vì người lớn tuổi sau khi nhiễm virus thì sẽ có khả năng lớn xuất hiện triệu chứng nặng, cần bảo vệ trọng điểm. Sự khiếm khuyết dữ liệu về phương diện này sẽ dẫn đến việc người ta lo lắng vắc-xin liệu có an toàn đối với những người trên 60 tuổi hay không, khó có thể cung cấp chứng cứ khoa học để có thể triển khai tiêm trên diện rộng. 

Còn có một nghi ngờ và lo lắng nữa, liệu đã có xuất hiện trường hợp về biến cố bất lợi của thuốc (Adverse drug event: ADE) hay chưa. 

Ở Trung Quốc trước khi tiêm chủng cần phải ký vào một đơn đồng ý hiểu rõ tình hình, trong đó liệt kê rõ ràng hiệu ứng ADE là tác dụng phụ rất chủ yếu để nhắc nhở người tiêm chủng. Nhưng trong thực thế, tác dụng phụ thường thấy của các loại vắc-xin khác phần lớn đều là phản ứng thường thấy như đau chỗ tiêm, sốt hoặc nổi mẩn đỏ trên người. Cũng có hướng dẫn sử dụng vắc-xin cá biệt nhắc đến có thể xuất hiện ADE, nhưng không phải là khả năng quan trọng, thứ tự gần sau cùng. 

id12889311 ExzK3s7UcAc5SFd 600x903 1
Đơn đồng ý nắm tình hình vắc-xin bất hoạt Trung Quốc.

Trong đơn đồng ý nắm tình hình vắc-xin Trung Quốc chỉ ra: Trong thí nghiệm ở động vật lớn, không quan sát thấy hiệu ứng tăng cường phụ thuộc kháng thể, nhưng “không loại trừ sau khi tiêm chủng nếu nhiễm virus corona mới, thì bệnh tật có khả năng sẽ nặng hơn”. Câu này đã nói rõ, nhìn thì là cách làm có trách nhiệm, để người dân hiểu về rủi ro, nhưng từ một góc độ khác, liệu có phải họ đã phát hiện trường hợp tương tự trong thử nghiệm lâm sàng? Dù sao thì phản ứng ADE là điều khiến người ta lo lắng nhất trong quá trình phát triển vắc-xin, cũng là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất. Rất nhiều vắc-xin đã phát triển thất bại chính là vì xuất hiện phản ứng ADE. 

Nói một cách khách quan, phát triển vắc-xin không thành công là một hiện tượng khoa học rất bình thường, trong mười mấy năm qua, các công ty sản xuất thuốc đã nghiên cứu nhiều loại vắc-xin nhắm vào SARS và Hội chứng hô hấp Trung Đông, nhưng đều thất bại, thực nghiệm khoa học chính là có thể có khả năng thất bại, làm sao có thể nói là thành công 100% chứ? Hy vọng không có quá nhiều nhân tố chính trị tham dự vào trong nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, thì mới có thể mang đến đảm bảo an toàn cho người dân. 

Lý Thanh Phượng, Epoch Times

Xem thêm: