Mỹ: Người đàn ông lừa tiền cứu trợ 17,7 triệu USD mua ngay 5 biệt thự
- Hải Dương
- •
Sau khi giả mạo tài liệu, khai gian để nhận được 17,7 triệu USD (khoảng 41 tỷ VNĐ) từ Quỹ Cứu trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, người đàn ông này đã mua 5 biệt thự và 5 chiếc xe sang trọng rồi bị bắt và bị cáo buộc 6 tội danh lừa đảo và 1 tội danh rửa tiền.
Người đàn ông Texas, Mỹ lừa 17,7 triệu USD mua biệt thự và bi kịch ập đến
Theo DailyMail đưa tin, ngày 11/10, Dinesh Sah, 55 tuổi, ở Texas, Mỹ, là một doanh nhân. Do dịch bệnh xảy ra vào thời gian trước, Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người Mỹ và các chủ doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Do đó, Dinesh đã làm giả các tài liệu, nói rằng ông ta có hơn 500 nhân viên tại 15 công ty và hy vọng sẽ xin được 24,8 triệu USD tiền cứu trợ. Cuối cùng, ông ta nhận được 17,7 triệu USD (khoảng 41 tỷ VNĐ).
Sau khi số tiền này đến tài khoản, Dinesh đã ngay lập tức vung tiền qua cửa sổ. Ông ta mua 5 tòa biệt thự và 5 chiếc xe hơi sang trọng. Trong đó có một chiếc Bentley trị giá 250.000USD (khoảng 5,8 tỷ VNĐ), và trả hết các khoản vay cho một số bất động sản trước đó.
Tuy nhiên, điều tra viên đã sớm phát hiện ra hành vi gian lận của Dinesh. Các điều tra viên nói rằng hầu hết các công ty của Dinesh đã được đăng ký vào tháng Sáu. 3 tháng sau khi Dự luật Cứu trợ dịch bệnh được thông qua, công ty này mới đăng ký thành lập và không đăng ký danh sách nhân viên. Bản cáo trạng cũng cáo buộc Dinesh đã nộp các tài liệu gian lận để hỗ trợ cho đơn xin tài trợ của ông ta, bao gồm các tài liệu thuế Liên bang và các bản sao kê ngân hàng giả mạo.
Ngày 15/9, Dinesh bị bắt. Toàn bộ tài sản và ô tô của ông ta đã bị cảnh sát thu giữ. Ông ta bị cáo buộc 6 tội lừa đảo và 1 tội rửa tiền. Bản cáo trạng cũng đề cập đến các cộng sự và thành viên khác trong gia đình nhưng được giấu tên. Không rõ liệu họ có bị buộc tội hay không.
Người đàn ông gốc Hoa ở New York lừa 20 triệu USD tiền cứu trợ phải đối mặt với 117 năm tù
Tháng 5/2020, một người đàn ông gốc Hoa sống ở New York, Mỹ, cũng bị bắt vì sử dụng các thủ đoạn gian lận, nhằm lừa đảo bất hợp pháp 20 triệu USD quỹ cứu trợ dịch bệnh của Chính phủ Hoa Kỳ. Nếu bị kết tội, anh ta có thể bị phạt tới 117 năm tù.
Theo nhiều thông tin trên các kênh truyền thông Hoa Kỳ, Mã Mặc Cách, một công dân Trung Quốc sống ở New York, đã có thẻ xanh. Tuy nhiên, anh ta đã khai man rằng mình là công dân Hoa Kỳ. Sau khi dịch bệnh bùng phát, anh ta đã giả mạo, cung cấp các thông tin sai lệch khác nhau và nộp đơn lên Chính phủ Hoa Kỳ, để xin các khoản vay cứu trợ liên quan đến chương trình PPP (Paycheck Protection Program) và chương trình ‘Cho vay bù đắp thiệt hại kinh tế do dịch bệnh’ (EIDL). Anh ta đã nhận được tổng cộng 20 triệu USD (khoảng 46,35 tỷ VNĐ) tiền tài trợ từ Chính phủ.
Mã Mặc Cách báo cáo rằng anh ta là chủ sở hữu và giám đốc điều hành của công ty, và rằng công ty của anh nằm trên tầng 6 của một tòa chung cư sang trọng ở New York. Anh ta tuyên bố đã trả hàng triệu USD tiền lương cho hàng trăm nhân viên của 2 công ty mỗi tháng. Trên thực tế, kể từ năm 2019, cái gọi là công ty “Công ty TNHH Vốn Quốc tế New York” của anh ấy chỉ có một nhân viên. Trong khi “Công ty TNHH Nguồn Nhân lực Hurley” căn bản là không thuê thêm bất cứ một nhân viên nào khác.
Khi làm thủ tục vay, Mã Mặc Cách còn khai man rằng mình là công dân Mỹ, nhưng thực chất anh ta chỉ là công dân Trung Quốc có thẻ xanh của Hoa Kỳ.
Ông Geoffrey S. Berman, kiểm sát viên Liên bang Quận phía Nam New York, nói rằng, Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp các khoản vay để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng Mã Mặc Cách đã nhận được khoản trợ cấp 20 triệu USD (khoảng 46,35 tỷ VNĐ) thông qua gian lận.
Chuyên viên của Cục thuế Quốc gia Larsson nói rằng, trong khi nhiều công ty Mỹ đang phải vật lộn trong thời kỳ khó khăn, Mã Mặc Cách lại cố gắng đánh cắp hàng chục triệu USD khoản vay vốn, được chuẩn bị để cho các công ty hợp pháp vay. Cục thuế Quốc gia và các cơ quan khác sẽ tiếp tục chống hành vi phạm tội này.
Nếu tất cả các tội danh được thành lập, Mã Mặc Cách có thể phải đối mặt với án tù lên tới 117 năm.
Hải Dương
Xem thêm:
Từ khóa lừa đảo dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Tiền cứu trợ