Những động thái gần đây của Mỹ tại châu Á cho thấy kế hoạch xây dựng một “NATO nhỏ phiên bản châu Á” để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc. Hãy nhìn lại tổng quan những bước tiến đáng kể này.

52861844455 6167ec37ed b
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm 26/4/2023 tại Nhà Trắng. (Nguồn: Adam Schultz/ Nhà Trắng)

Tình hình hiện nay cho thấy rõ ý định của Mỹ nỗ lực xây dựng một “NATO nhỏ phiên bản châu Á” để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc, để kịp ứng phó với xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc nếu có thể, để duy trì hiện trạng ở eo biển Đài Loan và hòa bình ở Đông Bắc Á. Liên minh chiến lược này gần đây đã đạt được những bước đột phá chưa từng có.

Thứ nhất, Nhật Bản và Hàn Quốc vốn thù hận nhau nhưng gần đây đã từ bỏ ân oán lịch sử, vào ngày 6/5 Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Hàn Quốc trong chuyến thăm 2 ngày. Phía Nhật Bản cũng mời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đến thăm Nhật Bản, phá vỡ quan hệ ngoại giao lạnh nhạt 12 năm. Nhật Bản đã bỏ hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn đối với Hàn Quốc. Vai trò trung gian của Mỹ đã đạt được tiến bộ trong việc hợp nhất các liên minh Mỹ-Nhật Bản và Mỹ-Hàn Quốc, mở ra liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc giúp đối phó với các thách thức từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Yoon Suk-yeol và trả lời phỏng vấn độc quyền của Reuters cho biết vấn đề Đài Loan giống như vấn đề Triều Tiên, là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế, không chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan; căng thẳng ở eo biển Đài Loan là do ý đồ thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Trung Quốc, Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối. Tuyên bố này của Hàn Quốc lập tức bị Bắc Kinh bác bỏ, ông Đại sứ Trung Quốc tại Seoul là Hình Hải Minh cũng phản đối gay gắt, phía Hàn Quốc đã triệu tập ông Hình Hải Minh để phản đối hành vi thất lễ ngoại giao.

Thứ hai, gần đây Mỹ đã thường xuyên đạt được những thành tựu trong việc triển khai quân ở Đông Á. NATO thì thông báo bắt đầu đàm phán để vào năm 2024 mở văn phòng liên lạc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên tại Tokyo. NATO vươn vòi sang châu Á, ý đồ của Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế để chia rẽ quan hệ giữa Mỹ và châu Âu gần đây liên tục gặp thất bại.

Mỹ – Nhật Bản và Mỹ – Hàn Quốc đều có hiệp ước phòng thủ chung, cộng với Thỏa thuận Hợp tác an ninh và ngoại giao quân sự (AUKUS) Mỹ – Anh – Úc, Đối thoại Tứ giác An ninh (Quad) giữa Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc. NATO coi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống”, các tàu quân sự của cả Anh và Pháp đều đi vào eo biển Đài Loan, Cộng hòa Séc muốn rút khỏi cơ chế hợp tác 14+1 giữa Trung Quốc và Trung cùng Đông Âu do Bắc Kinh đề xuất, cho rằng cơ chế này hữu danh vô thực. Những diễn biến bất lợi này tăng thêm áp lực đối với Trung Quốc trong trò vươn vòi chủ quyền đối với Đài Loan cũng như ở Biển Đông [Việt Nam].

Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine đang tiến đến một bước ngoặt và cơ hội chiến thắng của Nga là rất mong manh. Ukraine thông báo rằng vào ngày 6/5 quân đội Nga đã phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal tiên tiến nhất có khả năng mang vũ khí hạt nhân, tên lửa này đã bị đánh chặn thành công bởi tên lửa Patriot III do Mỹ sản xuất được quân đội Ukraine triển khai ở Kyiv, cho thấy con bài chiến lược quan trọng nhất của ông Putin không còn ưu thế, thêm vào vấn đề bất hòa với lính đánh thuê Wagner có thể khiến cuộc chiến của Nga kết thúc nhanh hơn. Nếu đúng là tên lửa Patriot đã đánh chặn thành công Kh-47M2 Kinzhal thì vấn đề có ý nghĩa rất lớn, vì Trung Quốc cũng đang phát triển loại vũ khí tương tự, điều này sẽ ảnh hưởng đến cục diện của cuộc đọ sức quân sự Mỹ-Trung.

Thứ ba, vào năm 1951 Mỹ và Philippines đã ký một hiệp ước phòng thủ chung, nhưng đến những năm 1980 quân đội Mỹ đã rút khỏi các căn cứ của Philippines do làn sóng chống Mỹ tại Philippines. Cựu Tổng thống Duterte là người theo chủ nghĩa độc lập thân Trung Quốc và chống Mỹ; nhưng gia đình tân Tổng thống Marcus Jr. có quan hệ mật thiết với Mỹ, sau khi người cha Marcus của ông Marcus Jr. ám sát thủ lĩnh phe đối lập Ninoy Aquino thì gia đình này đã phải sống lưu vong ở Hawaii, có tin đồn rằng [họ có] 3 tỷ USD bị Mỹ niêm phong.

Hồi tháng Một, ông Marcus Jr. được mời đến Trung Quốc và được ông Tập Cận Bình tiếp đón xã giao. Quan điểm thân Trung Quốc về kinh tế và thân Mỹ về chính trị quân sự của ông Marcus Jr. đã hoàn toàn thay đổi theo hướng thân Mỹ trước những hành vi bá quyền của Trung Quốc đối với Philippines (chiếm bãi cạn Scarborough, tàu cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần đe dọa tàu Philippines…).  Gần đây, Philippines cung cấp thêm cho Mỹ 4 căn cứ quân sự mới, nhấn mạnh đó là răn đe phòng thủ chứ không phải cho mục đích tấn công, nhưng căn cứ ở miền bắc Philippines chỉ cách Đài Loan 400 km, sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp cho kiểm soát eo biển Bashi đối phó với với các tàu ngầm hoặc hạm đội của Trung Quốc ra vào Tây Thái Bình Dương. Theo phân tích, nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan thì các máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ chỉ mất vài chục phút để đến Đài Loan sau khi cất cánh từ phía bắc Philippines, điều này có ý nghĩa quan trọng để Mỹ bảo vệ Đài Loan.

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ trú tại Căn cứ Không quân Clark ở Philippines và Căn cứ Hải quân Vịnh Subic đã phát huy được vai trò to lớn. Hiện Mỹ và Nhật Bản đang cùng triển khai tên lửa tầm trung trên quần đảo phía tây nam Nhật Bản, căn cứ của Philippines có thể bù đắp khuyết điểm do cảng Darwin của Úc quá xa eo biển Đài Loan. Với 9 căn cứ ở Philippines phụ thuộc vào nguồn tài chính và nhiều cân nhắc khác nhau của quân đội Mỹ, việc tăng cường triển khai quân gần Đài Loan sẽ là phúc hay họa cho Đài Loan vẫn còn chưa thể khẳng định rõ ràng.

Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ Philippines là vững chắc như sắt, vấn đề bị truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuyên tạc cho rằng Washington đang trói Philippines vào cỗ xe. Gần đây, máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã lần đầu tiên cất cánh và hạ cánh xuống Philippines, ngoài máy bay chống ngầm P-8A được triển khai vào năm 2015, gần đây máy bay trinh sát không người lái cỡ lớn tiên tiến đã được Mỹ triển khai ở Philippines, giúp củng cố sức mạnh tại chuỗi đảo thứ nhất hiện Mỹ đang liên kết phòng thủ chung cùng Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Úc; có nhà bình luận nói rằng Đài Loan về bản chất đã được đưa vào liên minh, chỉ có điều Đài Loan không bị ràng buộc bởi hiệp ước.

Những kế hoạch ngăn chặn này đối với Trung Quốc là sự kết hợp giữa ngoại giao quốc tế và dùng sức mạnh quân sự, hy vọng ngăn chặn chiến tranh phá hoại hòa bình, đồng thời kiềm chế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan hoặc ở Biển Đông. Gần đây, Trung Quốc đã đáp trả động thái lại thân Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bằng cách kiểm tra nghiêm ngặt hàng nhập khẩu của Hàn Quốc, nhưng trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thì hành vi trả đũa kinh tế cũng không khác tự gây hại cho chính họ. Hiện nay phiên bản “NATO châu Á” đang thành áp lực lớn đối với Trung Quốc, vấn đề do đâu thì không khó để trả lời!

Theo worldjournal.com