Ngoại trưởng Pompeo: Hollywood không nên khuất phục trước kiểm duyệt của Bắc Kinh
- Huệ Anh
- •
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây đã có bài phát biểu tại Hiệp hội điện ảnh Mỹ, ông khen ngợi Hollywood là tượng trưng cho sự tự do và sáng tạo của nước Mỹ, nhưng đồng thời cũng thúc giục công ty sản xuất phim ảnh không nên vì để tiến vào thị trường Trung Quốc, vì để bán được vé mà khuất phục trước sự kiểm duyệt của Bắc Kinh đối với điện ảnh Mỹ.
Ngoại trưởng Pompeo thúc giục Hollywood không nên khuất phục cường quyền
Hôm 12/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhận lời mời tham gia một hội nghị của Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPAA), và có bài phát biểu trước thành viên của Hội đồng quản trị.
Theo bài phát biểu mà Ngọn đèn tự do Washington (The Washington Free Beacon) có được, ông Pompeo nói, giống như hàng tỉ người trên thế giới, điện ảnh là một phần quan trọng cấu thành cuộc sống của ông. Ông khen ngợi Hollywood là tượng trưng cho sự do và sáng tạo của Mỹ, đồng thời kêu gọi Hollywood không nên cô phụ vinh diệu trở thành người phát ngôn của tự do ngôn luận của lịch sử.
Ông nói, Tổng thống Trump đang thúc đẩy ngành điện ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế, và cố gắng cải thiện môi trường cạnh tranh công bằng của ngành điện ảnh quốc tế, nhưng điều này cần sự nghiêm chỉnh của các công ty điện ảnh Mỹ, không nên vì thị trường và doanh thu mà cúi đầu trước sự kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Bản tin cho biết, thu nhập phòng vé tại thị trường Trung Quốc mỗi năm khoảng 8,6 tỉ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau thị trường Mỹ với 11 tỉ USD. Trong khi Bắc Kinh lâu nay vẫn cậy có thị trường Trung Quốc với lợi nhuận cao để gây áp lực cho Hollywood, nhiều công ty điện ảnh đã “uốn gối”. Do đó Bắc Kinh đã thiết lập hạn chế số lượng phim điện ảnh nước ngoài công chiếu tại thị trường Trung Quốc hàng năm, công ty điện ảnh Mỹ vì để giành được quyền công chiếu, thì cần phải nghe theo lệnh của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành tự kiểm duyệt.
Trong bài phát biểu, ông Pompeo nói, khuất phục trước sự kiểm duyệt của Bắc Kinh, chính là tự chạy trốn và không cách nào vạch trần sự thật của chính quyền chuyên chế ĐCSTQ, điều này đã trợ giúp cho các hoạt động kiểm soát thông tin và tăng cường quyền lực mềm của Bắc Kinh.
Ông cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đang có kế hoạch nâng cao nhận thức của công chúng về sự ảnh hưởng của Bắc Kinh đến điện ảnh và chương trình truyền hình của Mỹ.
Bom tấn của Hollywood phải “uốn gối” để vào thị trường Trung Quốc
Ngọn đèn Tự do Washington đưa tin, mấy năm gần đây có một số ví dụ cho thấy công ty sản xuất điện ảnh Mỹ đã phải thay đổi kịch bản để phối hợp với kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Ví dụ gần đây là những bộ phim sắp được công chiếu như Top Gun: Maverick. Trong video quảng cáo, ngôi sao người Mỹ Tom Cruise, vào vai một người một chiến binh mặc áo khoác da phi công máy bay ném bom, đằng sau có in chữ USS Galveston của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện tuần tra viễn dương từ năm 1963 đến 1964; quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc và quốc kỳ của Nhật Bản ở phía sau áo khoác đã bị bỏ đi, chỉ còn lại quốc kỳ của Mỹ và cờ của Liên Hiệp Quốc, điều này hiển nhiên là phối hợp với sự kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Một ví dụ thứ hai là bộ phim hành động Red Dawn năm 2012 được cải biên từ bộ phim kinh điển của Hollywood. Tình tiết Trung Quốc, Liên Xô phối hợp Cuba xâm nhập quân sự vào Mỹ được đầu tư rất nhiều trong sản xuất hậu kỳ, nhưng đã bị dùng công nghệ số để đổi quân xâm nhập là ĐCSTQ thành quân đội Triều Tiên. Tuy vậy, cuối cùng bộ phim này vẫn không được công chiếu tại Trung Quốc.
Ngoài ra, bộ phim hành động Dr.Strange cũng là một ví dụ. “Thượng Cổ Tôn Giả” (Ancient One) Tây Tạng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1963, nhưng trong phim điện ảnh năm 2016 lại biến thành người Celtic (tức người Ireland).
Trong bài phát biểu, ông Pompeo đặt vấn đề, giống như bộ phim “7 năm ở Tây Tạng” (Seven Years in Tibet), hiện nay Hollywood có dám quay không?
Bộ phim điện ảnh này được quay vào năm 1997, miêu tả lại lịch sử quân đội ĐCSTQ chiếm lĩnh Tây Tạng vào năm 1950 thông qua một nhà leo núi người Úc, do diễn viên Brad Pitt đóng.
>> Họa sĩ thiết kế “Kong: Đảo đầu lâu”: Vì sao sau gần 20 năm, Hollywood mới quay lại VN làm phim?
Khán giả Mỹ có quyền biết bộ phim nào bị Bắc Kinh kiểm duyệt
Nhà bình luận điện ảnh nổi tiếng Christian Toto chỉ ra, Hollywood luôn mạnh mẽ lên tiếng trong các vấn đề như nhập cư, quyền của người chuyển giới và kiểm soát súng, “nhưng khi liên quan đến kiểm duyệt của ĐCSTQ, họ lại không nói lời nào”.
Ông Christian Toto nói: “Khi ĐCSTQ kiểm duyệt và cắt gọt sản phẩm của họ, các nhà nghệ thuật lại im lặng không lên tiếng. Ngay cả nhà làm phim Quentin Tarantino cũng chấp nhận để bộ phim Django Unchained năm 2012 bị kiểm duyệt. Họ ý thức được thị trường điện ảnh Trung Quốc có thể biến thất bại chuyển biến trở thành bộ phim hot, họ không muốn con thuyền giàu có của mình bị lắc động.”
Mike Gonzalez, nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) cho biết, Bắc Kinh lâu nay vẫn cố gắng kiểm soát nội dung trên các phương tiện truyền thông tại Mỹ.
“Khán giả Mỹ đang bị kiểm duyệt, nhưng không phải là chế độ kiểm duyệt của chúng ta, mà là chế độ kiểm duyệt của thế lực nước ngoài, chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ.”, Mike Gonzalez nói.
Mike Gonzalez nói, khán giả Mỹ xem và hiểu về Trung Quốc từ các phương tiện truyền thông, rằng Trung Quốc là một quốc gia bình thường, giống như nước Pháp, nước Anh, nước Đức. “Hiển nhiên tình huống thực tế lại không như vậy. Nếu ở Đức, bạn phản đối chính phủ, bạn sẽ không gặp bất cứ chuyện gì. Nếu bạn ở Trung Quốc mà lên tiếng phản đối chính phủ ĐCSTQ, họ sẽ tống bạn vào trong nhà tù.”
Mike Gonzalez cho biết, vì để vào được thị trường Trung Quốc, Hollywood đã đồng ý né tránh chủ đề nhạy cảm, và giao kịch bản cho chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt.
Ông nói, Bắc Kinh yêu cầu trong phim điện ảnh không thể có bất cứ vai diễn hoặc nội dung nào phản đối ĐCSTQ. Có 3 vấn đề cấm kỵ là: Thiên An Môn, Tây Tạng, Đài Loan. Thiên An Môn tức là chỉ về cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Trung Quốc nhắm vào hoạt động dân của của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.
Ông Mike Gonzalez cho biết, các nhà làm phim của Mỹ cần cho công chúng biết bộ phim nào bị ảnh hưởng hay bị kiểm duyệt bởi Bắc Kinh. “Chúng ta không thể làm gì hơn cho khán giả Trung Quốc (người xem phim bị kiểm duyệt), nhưng khán giả Mỹ có quyền biết những công ty nào và bộ phim nào của Hollywood đang bị Bắc Kinh kiểm duyệt.”
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Hollywood Dòng sự kiện Trung Quốc kiểm duyệt điện ảnh