Người trong cuộc: New York Times áp chế báo cáo về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng
- Lý Thần
- •
Tháng 8 năm nay, trong một bài viết, tờ New York Times đã bóp méo sự thật về nạn thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng điều ít người biết đến là khoảng 9 năm trước, New York Times đã ngăn cản các phóng viên của mình đưa tin về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Trong một lời khai, bà Didi Kirsten Tatlow, phóng viên Trung Quốc của New York Times khi đó, tuyên bố rằng tờ báo này đã khiến bà không thể tiếp tục đưa tin về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng.
Bà đã yêu cầu đưa tin về việc ĐCSTQ mở rộng đối tượng thu hoạch nội tạng từ các tử tù đến những tù nhân lương tâm, nhưng bị biên tập viên phớt lờ và từ chối.
Những luật sư và chuyên gia nghiên cứu việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ người còn sống đã nói với Epoch Times rằng cách làm trước đây và hiện tại của New York Times tương đương với việc phục vụ lợi ích của ĐCSTQ.
Các chuyên gia cho rằng cách lấy lòng ĐCSTQ của New York Times đặt ra câu hỏi về những nhận định của họ.
Cựu phóng viên New York Times: ĐCSTQ sử dụng nội tạng từ tù nhân lương tâm
Ngày 3/2/2019, phóng viên Didi Kirsten Tatlow của New York Times đã gửi một bản khai bằng văn bản cho “Tòa án Trung Quốc” nghiên cứu về nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ.
Trong lời khai này, bà nói về cuộc trò chuyện giữa bà và ông Trần Tĩnh Du, “Đệ nhất ghép phổi của ĐCSTQ” vào đầu tháng 4/2016, cũng như cuộc trò chuyện giữa ông ấy và một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực khác.
Bà Didi Kirsten Tatlow nói rằng 2 cuộc trò chuyện này cho thấy, ĐCSTQ đã sử dụng nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Lệnh cấm của ĐCSTQ về việc ngừng sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết có thể không có hiệu lực và không đúng sự thật.
Hai cuộc trò chuyện này diễn ra trong bữa trưa ở Bắc Kinh trong một nhóm 5 người, gồm bà Didi Kirsten Tatlow và ông Trần Tĩnh Du.
Sau đây là bản dịch của lời khai bằng văn bản do bà Didi Kirsten Tatlow cung cấp về bối cảnh của cuộc gặp lúc ăn trưa khi đó.
“Đầu tháng 4/2016, tôi tham gia một sự kiện do Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc tổ chức tại Bệnh viện Bắc Kinh, nơi các quan chức cấp cao của Bộ Y tế Quốc gia phát biểu về vấn đề hiến tạng ở Trung Quốc và tưởng nhớ người hiến tạng. Ngày 5/4 là Tết Thanh minh, ngày dành cho người quá cố ở Trung Quốc.
Sau sự kiện buổi sáng, tôi ăn trưa với ông Trần Tĩnh Du, bác sĩ phẫu thuật ghép phổi tại Bệnh viện Nhân dân Vô Tích, người mà tôi từng viết bài trước đây. Bác sĩ Trần dẫn theo một người bạn từ Bệnh viện Bắc Kinh, một bác sĩ giải phẫu phổi gọi là Đông.
(Bác sĩ Đông nói rằng trước đây ông cũng từng thực hiện ghép phổi. Nhưng khi đó, bệnh viện của ông đã ngừng các ca phẫu thuật như vậy, nên ông không tiếp tục làm nữa.)
Lúc đó còn có một phóng viên Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu và một nghiên cứu sinh của Đại học Thanh Hoa – tự xưng mình là người đứng đầu một tổ chức sinh viên tham gia nghiên cứu y khoa tại đó. Có 5 người trong nhóm dùng bữa của chúng tôi.
Trong suốt bữa trưa, bác sĩ Trần cáo buộc báo cáo của tôi đã gây cho ông rất nhiều rắc rối. Gần đây, những người tổ chức một hội nghị ghép tim-phổi lớn ở Washington, D.C., ban đầu đã chấp nhận nội dung hội thảo của ông, nhưng sau đó lại bác bỏ. Lý do là nghiên cứu của ông dựa trên các tử tù. Bác sĩ Trần không phủ nhận điều này, nhưng nói rằng đó là lỗi của tôi vì các bài viết của tôi đã khiến ông ‘gặp rắc rối’.
Tôi nói rằng chuyện hội thảo không liên quan gì đến tôi. Nếu bị từ chối vì sử dụng người hiến tạng không tự nguyện (như tử tù) thì đó là trách nhiệm của ông ấy, không phải là của tôi.
Bác sĩ Trần hỏi, “Vậy chúng tôi nên làm gì?”
Tôi trả lời, “Đừng gửi những kết quả nghiên cứu được thu thập trước khi ông nói đã ngừng sử dụng những người hiến tạng không tự nguyện’ (tức trước tháng 12/2014).”
Ông ấy nhìn tôi như muốn nói “điều đó là không thể”, nhưng không thảo luận thêm về chủ đề này. Khi chúng tôi nói chuyện, bác sĩ Đông chăm chú lắng nghe.
Bác sĩ Đông quay sang bác sĩ Trần, và phần tiếp theo là bản ghi nhận nguyên văn cuộc trò chuyện ngắn gọn của họ từ trí nhớ của tôi, mà tôi đã viết lại ngay lập tức sau đó (bữa trưa không phải là một buổi họp báo).
Bác sĩ Đông: “Không thể sử dụng tù nhân sao?”
Bác sĩ Trần: “[Chúng ta] không được dùng [họ].”
Bác sĩ Đông: “Tù nhân lương tâm thì sao?”
Bác sĩ Trần: “Đều không được dùng họ.”
Bác sĩ Đông cúi đầu không nói nữa. Bác sĩ Trần cũng im lặng.
Didi Kirsten Tatlow nói rằng bà đã rút ra 3 kết luận sau từ cuộc trò chuyện này:
- “Việc sử dụng nội tạng của tù nhân lương tâm để cấy ghép vẫn tồn tại (Chính nhà nước đã sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết).
- Thông tin trên là một sự thật được nhiều người biết đến, ít nhất là đối với một số chuyên gia y tế (của ĐCSTQ).
- Lệnh cấm sử dụng nội tạng của tử tù được ban hành vào tháng 12/2014 có thể đã không có hiệu lực, hoặc thậm chí không có thực, vì ngay cả bác sĩ phẫu thuật phổi như bác sĩ Đông dường như cũng không biết về lệnh cấm này. Nếu đây thực sự là một lệnh cấm có hiệu lực, thì có lý khi cho rằng ông ấy đã biết về nó, vì nhà nước và ĐCSTQ có thể truyền tải những thông điệp quan trọng rất nhanh chóng thông qua hệ thống thông tin và tuyên truyền của họ.”
Về 3 kết luận trên của bà Didi Kirsten Tatlow, ông Ethan Gutmann, tác giả cuốn sách “The Holocaust” (Đại thảm sát) và là chuyên gia về vấn đề thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, nói với Epoch Times: “Tôi ủng hộ kết luận của bà ấy”.
Ông Gutmann nói, tuyên bố của ĐCSTQ rằng họ sẽ ngừng sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết vào ngày 1/1/2015 là sai sự thật.
“Theo bà Didi Kirsten Tatlow, sau năm 2005, mức độ thận trọng trong ngôn ngữ của các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng Trung Quốc đã thay đổi. Nói cách khác, họ thận trọng hơn khi viết nội dung có thể bị Internet chặn. Sau năm 2015, họ càng trở nên thận trọng hơn khi nói chuyện với người nước ngoài, đặc biệt là các bác sĩ nước ngoài.”
“Điều thay đổi chỉ là mức độ thận trọng của các bác sĩ cấy ghép nội tạng trong việc bày tỏ ý kiến của mình. Nói cách khác, họ rất cẩn thận về những gì họ nói và cách họ nói.”
“Tòa án Trung Quốc”, nơi tiếp nhận lời khai của bà Didi Kirsten Tatlow, đã đưa ra phán quyết vào tháng 3/2020, trong đó kết luận:
“Nạn thu hoạch nội tạng người còn sống đã diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm. Hơn nữa, các học viên Pháp Luân Công là một trong những nguồn cung cấp nội tạng người chính.
Việc đàn áp tập trung và xét nghiệm y tế đối với người Duy Ngô Nhĩ là một hiện tượng tương đối gần đây.”
“Không có bằng chứng nào cho thấy, hành vi này (thu hoạch nội tạng) đã dừng lại. Tòa án tin rằng hành vi này vẫn đang tiếp diễn.”
“Tòa án Trung Quốc” do ông Geoffrey Nice QC chủ trì. Ông từng chỉ đạo Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic.
Phán quyết của “Tòa án Trung Quốc” cũng tuyên bố rằng “bất kỳ chính phủ nào có tương tác đáng kể với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các lĩnh vực bác sĩ, cơ sở y tế, công nghiệp, du lịch, hàng không, tài chính, luật sư, dược phẩm, bảo hiểm, giáo dục, nghệ thuật, v.v hiện giờ đều nhận ra rằng họ đang giao dịch với một chế độ tội phạm.”
Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật gia, dựa trên nguyên lý chỉ đạo “Chân, Thiện, Nhẫn”, đặc tính cao nhất của vũ trụ, gồm 5 bài bài công pháp có tác dụng thần kỳ trong việc trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Năm 1999, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư của ĐCSTQ khi đó, đã ra lệnh đàn áp bất hợp pháp Pháp Luân Công. Vì ông ta sợ rằng Pháp Luân Công quá phổ biến và các nguyên tắc tu luyện của môn tu luyện này khác với hệ tư tưởng vô thần của chủ nghĩa cộng sản. Trong 25 năm qua, vô số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục đã bị bức hại, tra tấn, giết hại, thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng sống. |
Didi Kirsten Tatlow bị truyền thông ĐCSTQ tấn công vì đưa tin về nạn thu hoạch nội tạng
Trong lời khai bằng văn bản của mình, bà Didi Kirsten Tatlow nói rằng vào ngày 16/11/2015 (ngày 17/11, giờ Trung Quốc), bà đã công bố một báo cáo đề cập rằng việc sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết vẫn đang tiếp diễn.
Tiêu đề của bài viết mà bà Didi Kirsten Tatlow đang đề cập đến là “Nói cách khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục thu hoạch nội tạng từ các tù nhân”. Bài viết này đã khiến bà bị nhiều kênh truyền thông của ĐCSTQ chỉ trích và công kích.
Không lâu sau báo cáo đó, nhà nước Trung Quốc nhanh chóng tổ chức một chiến dịch bôi nhọ bà. “Điều xảy ra là văn phòng của Tiến sĩ Hoàng Khiết Phu đã liên hệ với tôi. (Họ đã không trả lời yêu cầu phỏng vấn trước đó của tôi). Tôi rất ngạc nhiên khi họ đồng ý cho tôi phỏng vấn Tiến sĩ Hoàng.”
“Khi tôi đến địa điểm phỏng vấn thì 2 phóng viên truyền thông Trung Quốc đã có mặt.”
“Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 2 giờ với Tiến sĩ Hoàng, những phóng viên này hầu như không nói chuyện, chỉ quan sát và ghi chép.”
“Ngày hôm sau, nhiều báo cáo tương tự nhau bắt đầu xuất hiện trên các kênh truyền thông Trung Quốc (ĐCSTQ), cáo buộc tôi đưa tin không chính xác.”
Về trải nghiệm trên của bà Didi Kirsten Tatlow, Cynthia Sun, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nói với Epoch Times: “Bà Didi Kirsten Tatlow đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các phóng viên truyền thông nhà nước Trung Quốc và văn phòng của ông Hoàng Khiết Phu thuộc Bộ Y tế Trung Quốc chỉ trích, vì đã công bố kết quả của cuộc điều tra buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Đây là một chiến thuật phổ biến được ĐCSTQ sử dụng.”
“Điều này cũng cho thấy, mọi người nên hoài nghi về những hành vi bôi nhọ do ĐCSTQ dàn dựng, dù là nhằm vào các nhà báo như bà Didi Kirsten Tatlow hay các nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công.”
Trong khi bị giới truyền thông của ĐCSTQ tấn công, Didi Kirsten Tatlow cũng bị chủ của bà, tờ New York Times, đối xử bất công vì những báo cáo liên quan.
Biên tập viên New York Times cắt bỏ báo cáo mổ cướp tạng, phớt lờ yêu cầu của phóng viên
Bà Didi Kirsten Tatlow nói rằng tờ New York Times không hài lòng với báo cáo về ĐCSTQ thu hoạch nội tạng.
Bà viết trong lời khai của mình: “Cuối cùng, tôi muốn nói rằng theo tôi, tờ New York Times, ông chủ của tôi lúc bấy giờ, không hài lòng khi tôi theo đuổi những câu chuyện này, và sau khi ban đầu chấp nhận những nỗ lực của tôi, họ đã khiến tôi không thể tiếp tục.”
“Tờ báo đã chỉnh sửa bài viết ngày 16/11/2015 của tôi, thay đổi đáng kể ý nghĩa của nó thông qua việc cắt một đoạn cuối, và một đồng nghiệp cấp cao ở Bắc Kinh đã cố đổ lỗi cho tôi.“
“Bản sửa lỗi sau đó, không bị trì hoãn vì cần kiểm tra bất cứ điều gì (như đã nói) mà chỉ đơn giản là do sự thiếu chú ý hoặc làm việc quá sức của các biên tập viên, cho thấy chỉ có hai lỗi biên tập, không phải lỗi báo cáo.
Nhìn chung, tôi đã nói chuyện trực tiếp hoặc qua email với một số biên tập viên cấp cao, nhưng về cơ bản, yêu cầu của tôi về việc tiếp tục báo cáo điều tra này (vì tôi cần thêm thời gian) đã bị bỏ qua.”
“Các biên tập viên dường như tin rằng vấn đề hiến tạng của Trung Quốc đã được giải quyết, vì nhà nước đã thừa nhận sử dụng nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết, và hứa sẽ không làm như vậy nữa sau ngày 14/12/2014. Họ nói với tôi là câu chuyện này “không có gì mới”.
Một biên tập viên khác bình luận, khi tôi cố gắng mở rộng phạm vi điều tra từ tử tù đến tù nhân lương tâm, dựa trên cuộc trò chuyện giữa tôi với bác sĩ Trần và bác sĩ Đông như ở trên, rằng những ai tin là nội tạng của tù nhân lương tâm đang được sử dụng là đang “cổ động ngoài lề”, nghĩa là không có lý tính…”
Didi Kirsten Tatlow nghi ngờ rằng bà đã không được New York Times thăng chức vì đã đưa tin về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.
“Tôi biết rõ rằng vấn đề này không được nhiều người hoan nghênh,” bà viết trong lời khai của mình. “Tôi không chắc chắn lắm, nhưng vẫn nghi ngờ rằng loạt bài này đã góp phần khiến trụ sở chính quyết định không thăng chức cho tôi vào tháng 2/2017, trái với lời khuyên của các biên tập viên trong khu vực. Tháng 6/2017, tôi đã nghỉ khỏi New York Times.”
Nhà nghiên cứu Cynthia Sun tại Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nói với Epoch Times rằng cách tiếp cận của New York Times thật đáng lo ngại.
Bà nói: “Điều đặc biệt đáng lo ngại là bà Didi Kirsten Tatlow bị sếp của mình và biên tập viên của tờ New York Times yêu cầu không được tiếp tục điều tra câu chuyện này ( ĐCSTQ thu hoạch nội tạng).”
“Họ (New York Times) đã ngăn cản (phóng viên Didi Kirsten Tatlow tiếp tục) đưa tin…” bà Cynthia Sun nói.
“Bản thân Didi Kirsten Tatlow cũng cảm thấy rằng bà ấy đang bị trừng phạt theo một cách nào đó, vì đã điều tra việc thu hoạch nội tạng. Điều này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về nhận định của ban biên tập New York Times.”
Ông David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng quốc tế, nói với Epoch Times: “Khi Didi Kirsten Tatlow làm việc tại New York Times, bà ấy đã phải làm việc chăm chỉ để đưa tin về vấn đề thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Nhưng biên tập viên đã áp chế bà ấy.”
Chiến thuật vụng về của New York Times là nhằm tuyên truyền cho ĐCSTQ
Khi Epoch Times hỏi liệu báo cáo của New York Times về nạn thu hoạch nội tạng sống vào tháng 8 năm nay có đáng tin không, ông Matas nói rằng báo cáo này rất vô trách nhiệm. “Tôi nghĩ đây là một báo cáo báo kém cỏi, và là một bài báo phiến diện lặp lại tuyên truyền của Trung Quốc.”
Ông Matas tiếp tục: “Tuy nhiên, như bà Didi Kirsten Tatlow đã nêu, vấn đề không chỉ nằm ở bài báo này. Vấn đề là định kiến chung của ban biên tập (New York Times) đối với Pháp Luân Công.”
“Thừa nhận thực tế rằng ĐCSTQ đang tàn sát hàng loạt học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác để thu hoạch nội tạng, đồng nghĩa với việc mất quyền tiếp cận vào Trung Quốc… Đây có thể là cái giá mà họ (New York Times) không sẵn lòng trả.”
Báo cáo tiêu cực trên tờ Thời báo New York phục vụ ĐCSTQ
Bà Cynthia Sun cho biết: “Bài báo được New York Times đăng gần đây (vào tháng 8 năm nay) là để phục vụ lợi ích của ĐCSTQ, và sẽ khiến các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc Đại Lục phải chịu đựng nhiều hơn nữa.”
Về một báo cáo điều tra trên tờ New York Times, gần đây Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tuyên bố: “Các bài báo tiêu cực của tờ New York Times đã lặp lại những thông tin không chính xác trước đây, và bổ sung thêm những thông tin không chính xác mới. Trên thực tế là nhằm mục đích vu khống Pháp Luân Công và bịt miệng những người chỉ trích.”
“Trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng nhân quyền Pháp Luân Công, tờ New York Times dường như chỉ tập trung vào việc bóp méo đức tin của Pháp Luân Công và nịnh bợ lãnh đạo ĐCSTQ. Trong khi đó, các tờ báo như Wall Street Journal và Washington Post đã xuất bản tác phẩm báo chí mang tính đột phá và đoạt giải thưởng về cuộc đàn áp này.”
Năm 2001, Giang Trạch Dân, người khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ và là Tổng Bí thư của ĐCSTQ khi đó, đã có một cuộc gặp đặc biệt với ông Arthur Sulzberger Jr, chủ bút tờ New York Times lúc bấy giờ, cũng như một số biên tập viên và phóng viên. Đây là một cuộc họp hiếm hoi và nội dung cụ thể của cuộc họp không được ngoại giới biết đến.
Bà Cynthia Sun cho biết: “Khi đó, việc gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ vừa phát động nạn diệt chủng, khiến người ta đặt câu hỏi trước năng lực hiểu biết về chế độ (ĐCSTQ) và khả năng nhận định, cùng các ưu tiên của lãnh đạo tờ báo (New York Times). Điều này khiến mọi người thực sự nghi ngờ khả năng nhận định của họ.”
Bà cũng cho biết: “Từ lâu ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương pháp ‘củ cà rốt và cây gậy’ (thưởng và trừng phạt đồng thời) để tác động đến các báo cáo của truyền thông phương Tây. Pháp Luân Công là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất, vì vậy ĐCSTQ có thể sẽ gây áp lực nhắm vào New York Times.”
Từ khóa Mổ cướp nội tạng Thu hoạch nội tạng New York Times Pháp Luân Công