Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ tăng nhanh nhất, tỷ lệ chấp thuận tị nạn cao nhất
- Thi Bình
- •
Ngày 13/2, Cơ qua Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đã công bố số người nhập cư bất hợp pháp bị chặn trong tháng 1/2024. Theo số liệu, mặc dù số lượng di dân nhập cư bất hợp pháp từ các nước có giảm 50% so với tháng trước, nhưng những người vượt biên đến từ Trung Quốc tiếp tục tăng và tốc độ tăng trưởng là nhanh nhất.
Các luật sư di trú cũng xác nhận rằng những người Trung Quốc đã nhập cảnh vào nước này nói rằng phía sau họ còn có một lượng lớn người đang vượt biên nữa, “mỗi ngày có hàng trăm người nhập cảnh”; và bởi vì trên thế giới Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là chính quyền bức hại người dân Trung Quốc tàn khốc nhất, là chế độ tàn ác nhất, vì vậy ở Mỹ có tỷ lệ chấp thuận đơn xin tị nạn cao nhất, “ước tính thận trọng là trên 90%”.
Số lượng người nhập cảnh bất hợp pháp từ Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng
Theo dữ liệu của CBP, chỉ trong 4 tháng của năm tài chính 2024 bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, số người nhập cảnh bất hợp pháp từ Trung Quốc đã lên tới 18.755; trong khi con số cho cả năm tài chính 2023 chỉ là 24.314. Nói cách khác, với tốc độ này, trong một tháng nữa, số lượng người Trung Quốc đến từ biên giới Tây Nam nước Mỹ sẽ vượt quá số lượng năm ngoái. Dữ liệu cho thấy người nhập cư Trung Quốc hiện là nhóm người nhập cư bất hợp pháp tăng trưởng nhanh nhất.
Theo dữ liệu của CBP, trung bình có 156 người Trung Quốc vào Mỹ mỗi ngày; truyền thông nước ngoài đưa tin gần 270 người Trung Quốc vào Mỹ chỉ trong một ngày tại biên giới phía Tây Nam trong tuần này.
Ông Trần Sấm Sáng (Chen Chuangchuang), một luật sư nhập cư Trung Quốc ở New York, ước tính con số còn cao hơn nữa.
“Hàng trăm người Trung Quốc nhập cảnh mỗi ngày, không hề giảm chút nào.” Ông nói: “Dựa trên những gì khách của tôi nói, khi họ nhập cảnh vào Mỹ thì ở phía sau họ còn có một số lượng lớn người Trung Quốc vẫn trên đường đến biên giới. Họ chỉ là đến muộn vài ngày thôi.”
Luật sư Trần cho rằng tình hình người Trung Quốc đến Mỹ bất hợp pháp chỉ có thể duy trì xu hướng gia tăng trong tương lai. “Cho dù chúng ta nhìn vào tình hình ở Trung Quốc hay Mỹ, (số người vượt biên) chỉ có thể duy trì xu hướng tăng lên.”
Tuy nhiên, do sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với người đi du lịch nước ngoài và những thay đổi trong quan hệ Trung-Mỹ, tổng số người Trung Quốc đến Mỹ chắc chắn đã giảm. “Con số tổng thể ít hơn nhiều so với năm 2016 hoặc 2018. Trong thời kỳ chính quyền Obama, 2 triệu thị thực du lịch được cấp mỗi năm. Hiện nay có ít thị thực hợp pháp hơn; một điều quan trọng hơn, người Trung Quốc khó chạy trốn hơn.”
Ông Trần Sấm Sáng cho rằng số liệu thống kê của Hải quan Mỹ về người Trung Quốc nhập cảnh về cơ bản phù hợp với số lượng người nhập cảnh thực tế.
“Tôi nghĩ đại đa số người Trung Quốc bị bắt ngay khi nhập cảnh và tất cả họ đều muốn tham gia quy trình (tị nạn) càng sớm càng tốt. Tôi có những khách hàng nói rằng họ đã nhập cảnh vào Mỹ vào Giáng sinh năm ngoái, khi đó các sĩ quan cảnh sát biên giới không làm việc và họ ở đó Chờ Cục Di trú đến bắt người.” Luật sư Trần nói: “Tôi ước tính tỷ lệ người bị bắt so với những người không bị bắt là 40 hoặc 50 trên 1 .”
“Thành phần người nhập cư Trung Quốc rất đa dạng, nhưng không thể vì thế mà lo lắng ‘đặc vụ’”
Ông Mark Green, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ, đã lên án Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas tại một phiên điều trần năm ngoái vì đã “cho thế giới thấy rằng biên giới Mỹ không được bảo vệ”.
Ông Green nói: “Ủy ban của tôi biết rằng có một số công dân Trung Quốc có quan hệ với ĐCSTQ và Quân đội Giải phóng Nhân dân, điều này vẫn là được chúng tôi kiểm tra phát hiện ra. ĐCSTQ luôn muốn xâm nhập và phá hủy các cơ quan và thậm chí cả các cơ sở quân sự của chúng ta.”
Liên quan đến mối lo ngại này, luật sư Trần Sấm Sáng cho rằng có rất nhiều loại người Trung Quốc đến Mỹ bằng đường nước ngoài, nhưng chỉ vì họ là những thanh niên ở độ tuổi hai mươi, ba mươi nên chúng ta không nên nghi ngờ họ là đặc vụ của ĐCSTQ .
“Trước hết, tôi ủng hộ việc tăng cường an ninh biên giới và an ninh quốc gia, đồng thời tôi ủng hộ việc kiểm tra biên giới. Trong số những người đến Mỹ bằng cách vượt biên, quả thực có những người thuộc thể chế của ĐCSTQ, có cảnh sát hoặc công chức. Điều này chắc chắn là đúng, nhưng nó không có nghĩa là họ đến là để làm đặc vụ.” Luật sư Chen nói, “Một số người không phải là người làm việc trong thể chế, nhưng họ đến đây để làm đặc vụ (gián điệp). Nếu chỉ vì họ là thanh nam thanh niên 20, 30 tuổi thì bèn nói họ là đặc vụ, điều này chẳng phải là rất nực cười phải không?”
ĐCSTQ khét tiếng đàn áp người dân, người Trung Quốc có tỷ lệ chấp thuận tị nạn cao nhất
Nhiều dữ liệu khác nhau cho thấy người Trung Quốc có tỷ lệ chấp thuận gần như cao nhất trong việc xin tị nạn. Theo phân tích hồ sơ tòa án di trú của Đại học Syracuse, khoảng 2/3 số đơn xin tị nạn của người Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2021 đã thành công; năm ngoái, con số này là 55%; năm 2022, công dân Trung Quốc đạt tỷ lệ chấp thuận tị nạn tự bào chữa (mang tính phòng ngự) khi chuẩn bị bị trục xuất là 14%; mặc dù số lượng công dân Trung Quốc chỉ chiếm 1% số người nhập cư bất hợp pháp, nhưng tỷ lệ chấp thuận cho tất cả các loại đơn xin tị nạn là 13%.
Ông Trần Sấm Sáng cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều so với thống kê trên, ông ước tính tỷ lệ thành công của đơn xin tị nạn của người Trung Quốc là hơn 90%, là “cao nhất” trong số tất cả các quốc gia.
“Lý do rất đơn giản. Một trong những điều kiện để được tị nạn ở Mỹ là ‘sợ’ trở về quê hương, và ai cũng biết rằng ĐCSTQ là chế độ đàn áp chính người dân của mình nghiêm trọng nhất.” Ông nói: “Vì vậy, những con số từ Đại học Syracuse là chưa chính xác. Đó chỉ là dữ liệu được tòa án phê duyệt, nhưng nhiều người đã được chấp thuận trong các cuộc phỏng vấn với các quan chức nhập cư. Vì vậy, tôi ước tính một cách thận trọng rằng tỷ lệ chấp thuận tị nạn đối với người Trung Quốc là trên 90%.”
Hơn nữa, người Trung Quốc xin tị nạn vì nhiều lý do. Luật sư Trần cho biết, lý do phổ biến nhất gần đây là họ từng là “tù nhân của nhà nước” (bị phong tỏa) trong đợt dịch bệnh kéo dài 3 năm. “Tôi có một khách hàng bị bệnh nặng và bị bắt trên tàu trong thời gian cách ly dịch bệnh”, còn có người bị bức hại vì bị cưỡng chế phá dỡ nhà ở, hoặc vì lý do tín ngưỡng tôn giáo, quan điểm chính trị, tự do lập hội, v.v.
Từ khóa Dòng sự kiện người Trung Quốc di cư Người Trung Quốc vượt biên