Những điều ẩn sau việc Mỹ – Trung bất ngờ ra tuyên bố chung tại COP26
- Lâm Nghiên
- •
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hiệp Quốc (COP26), khai mạc hôm 10/11, Mỹ và Trung Quốc đã bất ngờ ra tuyên bố chung không có hiệu lực pháp lý, cam kết trong 10 năm tới sẽ tăng cường hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong tuyên bố này, hai bên đồng ý đạt được hợp tác trong hàng loạt vấn đề, bao gồm phát thải metan, chuyển đổi sang năng lượng sạch và khử carbon. Tuy nhiên vào tuần trước, một liên minh được Mỹ dẫn đầu đã cam kết giảm thiểu phát thải metan, phía Trung Quốc chưa tham gia vào liên minh này.
Đại diện cao nhất về đàm phán khí hậu của phía Trung Quốc, ông Giải Chấn Hoa, nói với truyền thông hôm 11/11 rằng về phương diện khí hậu, “Trung Quốc và Mỹ có nhận thức chung nhiều hơn là bất đồng”. Ông Giải Chấn Hoa giải thích sau khi đến muộn cuộc họp vào cuối tuần rằng ông quá bận và phải thảo luận với Mỹ hàng ngày.
Đại sứ khí hậu Mỹ John Kerry nói, giữa Mỹ và Trung Quốc “không thiếu bất đồng, nhưng trong vấn đề khí hậu, hợp tác là con đường duy nhất của để hoàn thành công việc này.”
Tờ New York Times đưa tin, các chuyên gia cho rằng quy định trong thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc còn xa mới được như thỏa thuận liên quan đến khí hậu mà ông John Kerry và ông Giải Chấn Hoa đã đạt được vào năm 2014. Mỹ và Trung Quốc đều tuyên truyền về mục tiêu giảm phát thải mới trong thỏa thuận. Nhưng thỏa thuận lần này không yêu cầu Trung Quốc đưa ra các cam kết mới về thời điểm ngừng thải nhiều nhiên liệu hóa thạch vào khí quyển và từng bước đạt được mức giảm phát thải.
Ẩn tình trong việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận khí hậu
Sở dĩ Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận hợp tác về biến đổi khí hậu là bởi vì về phương diện năng lượng, hai bên đều tồn tại những nhân tố kiềm chế nhau.
Ông Lý Chính Tu, phó nghiên cứu viên của Quỹ nghiên cứu chính sách Quốc gia Đài Loan, chia sẻ với Epoch Times, “Hiện có một chủ đề lớn được dùng cho khôi phục mối quan hệ Mỹ – Trung, đó là cái gọi là khí hậu toàn cầu ấm lên, cần Trung Quốc (ĐCSTQ) hợp tác.”
“Vấn đề khí hậu này rốt cuộc là do nhân tố nào tạo thành? Hiện tại vấn đề khí hậu này là không bình thường, Trung Quốc năm nay bước sang mùa đông sớm hơn 20 ngày, nhiều nơi có bão tuyết, không phải là thời tiết đang ấm lên,” ông bổ sung thêm.
Ông David Fickling, tác giả chuyên đề của Bloomberg phân tích rằng một mặt, kế hoạch kinh tế tách khỏi carbon của Mỹ phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc, quốc gia kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng các tấm pin mặt trời và pin lithium-ion, và một loạt các thành phần và nguyên liệu cần thiết cho năng lượng tái tạo.
Mặt khác, hải quân của Washington đã đảm bảo dòng chảy tự do của các nguyên liệu năng lượng khác trên toàn thế giới như dầu mỏ, v.v. Điều này có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh. Năng lượng mà Trung Quốc nhập khẩu mỗi năm nhiều hơn ⅓ so với năng lượng mà họ sản xuất; trong khi Mỹ là nước xuất khẩu năng lượng. Do đó, Trung Quốc thực tế phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn.
“Giống như việc Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, thực tế này vừa là có chỗ tốt, vừa là mối đe dọa đối với các đối thủ cạnh tranh của họ.” Ông David Fickling viết, “Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng. Một lý do khiến Bắc Kinh đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng một quân đội hải quân nước xanh (Blue-water navy*) có thể hoạt động trên quy mô toàn cầu chính xác là vì tình hình hiện tại đặt an ninh năng lượng của nước này nằm dưới tầm kiểm soát của Lầu Năm Góc.”
Ông nói, “Địa chính trị năng lượng vẫn luôn là một trò chơi khốc liệt. Giữa giao dịch năng lượng và kiểm soát kinh tế có tồn tại mối liên hệ không ổn định và không mối quan hệ này không yếu đi.”
Không có mục tiêu hành động rõ ràng và cụ thể, thỏa thuận không có lực ràng buộc
Nhìn nhận về tuyên bố chung đưa ra ở Glasgow, Trung Quốc và Mỹ hầu như không đưa ra các mục tiêu hành động cụ thể một cách rõ ràng, hai nước không tham gia vào cam kết liên quan đến điện than hoặc xe ô tô điện. Trung Quốc cũng không ký kết vào kế hoạch ràng buộc khoản vay liên quan đến nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài, giảm thiểu phát thải metan hoặc khiến nông nghiệp phát triển bền vững, chưa kể đến việc tham gia vào các đề xuất về điện sạch, thép xanh, hoặc giao thông đường bộ.
Tại sao Trung Quốc và Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ràng buộc pháp lý về khí hậu? Ông David Fickling nói rằng một mặt, các dự luật của Mỹ phải được Thượng viện thông qua, và đảng viên Dân chủ ôn hòa Joe Manchin giữ ghế chủ tịch của một ủy ban quan trọng, và ông đại diện cho Tây Virginia, đây là một tiểu bang sản xuất than. Vị Thượng nghị sĩ đã đưa ra tín hiệu trước cuộc đàm phán khí hậu rằng ông sẵn sàng ngăn chặn kế hoạch năng lượng sạch của Tổng thống Joe Biden.
Các cuộc đàm phán về khí hậu với Trung Quốc vẫn luôn bị nghi ngờ bởi một số nhân vật diều hâu ở Mỹ. Ông Michael Sobolik, một nhà nghiên cứu Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nói với Washington Post: “Nếu biến đổi khí hậu quan trọng đối với ông Biden như thế, vậy thì ông ấy cần phải nhảy ra khỏi những ám ảnh về những gì ông ấy có thể làm cùng Trung Quốc.”
Ông Michael Sobolik nói: “Nếu chúng ta không muốn ngồi đợi ĐCSTQ thay đổi quan niệm về thay đổi khí hậu, vậy chúng ta hãy tiến lên phía trước, giải quyết các mối đe dọa mà họ gây ra và tước bỏ khả năng họ sử dụng một khu vực diệt chủng làm cốt lõi của sáng kiến của Sáng kiến Vành đai và Con đường.”
Ông Josh Rogin, cây bút chuyên đề của Washington Post nói rằng Mỹ phải chuyển sang một chiến lược biến đổi khí hậu với sự hiểu biết rõ ràng về Trung Quốc (ĐCSTQ), không thể để tương lai năng lượng của Mỹ được xây dựng dựa trên mối quan hệ với Bắc Kinh.
Ông cho rằng chính quyền Biden nên tập trung vào việc thành lập một ngành biến đổi khí hậu trong nước, thay vì ký một cam kết mơ hồ, không ràng buộc về khí hậu với Bắc Kinh, để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng không đi qua Trung Quốc.
Tình hình chính trị trong nước Trung Quốc ngày càng thiếu minh bạch
Một phương diện khác, Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ không phải là một quốc gia pháp trị, tình hình chính trị không minh bạch trong nước này đã định trước rằng thỏa thuận khí hậu không thể nào có lực ràng buộc pháp lý.
Hội nghị toàn thể lần thứ 6 ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã thông qua nghị quyết lịch sử thứ 3 của đảng, nâng cao hơn nữa địa vị của ông Tập Cận Bình, nhưng tình hình đấu đá và sự hỗn loạn trong nội bộ ĐCSTQ chưa hề gián đoạn.
Ngày 8/11, tờ Bloomberg News đưa tin, có quyền lực to lớn và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả là hai chuyện khác nhau. Trong thể chế chính trị không minh bạch này của ĐCSTQ, lãnh đạo tối cao có quyền lực quản hạt hơn 30 cơ quan hành chính cấp tỉnh, 3.000 khu hành chính địa cấp huyện (gồm cả thành phố cấp huyện), cho đến ít nhất hơn 40.000 hương trấn thuộc khu vực hành chính cấp 1. Tuy nhiên, liệu có sử dụng hiệu quả quyền lực hay không thì lại là chuyện khác.
Ông Tập Cận Bình đã không rời khỏi Trung Quốc trong 21 tháng qua, gồm cả việc vắng mặt tại Thượng đỉnh G20 tổ chức vào tháng 10 ở Rome và Hội nghị biến đổi khí hậu ở Glasgow, Vương quốc Anh.
Ông David Fickling nói: “Mặc dù tất cả quyền lực tuyệt đối đều tập trung trong tay Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng quốc gia này thực tế có trên 32 ‘Manchin’ (ví von những người phản đối chính sách cấp cao trong nội bộ đảng) đang quản trị từng tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc.”
“Quan chức ĐCSTQ coi việc quản lý thành công khu vực cốt lõi là bước đệm để đạt được ảnh hưởng ở cấp quốc gia. Khi họ buộc phải cân bằng các mục tiêu không thể dung hòa được đặt ra bởi chính quyền trung ương – tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, triển khai năng lượng tái tạo và kiểm soát về phát thải, thì tăng trưởng luôn thắng. Kết quả là sản lượng than đã tăng vọt kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi tháng trước, và lập kỷ lục.”
Bà June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, nói với Bloomberg rằng đối với các quan chức ĐCSTQ, cách tốt nhất để đối phó với các chính sách tồi tệ của cấp trên là giữ thái độ cúi đầu, thực hiện chúng ở mức tối thiểu và hy vọng rằng họ sẽ không bị các lãnh đạo cấp trên chú ý.
Khúc nhạc đệm đằng sau thỏa thuận khí hậu
Trong nước Mỹ vẫn luôn có tiếng nói kêu gọi ông Biden lên tiếng bênh vực những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị ĐCSTQ đàn áp và không đánh đổi nhân quyền để lấy một thỏa thuận khí hậu. Tân Cương là khu vực sản xuất tấm pin mặt trời chính, có liên quan đến kế hoạch năng lượng sạch của ông Biden. Đại sứ khí hậu Kerry nói rằng ông luôn “thẳng thắn” bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, nhưng trọng tâm công việc của ông là trở thành một người “phụ trách về vấn đề về khí hậu”.
Ông nói, dù xuất hiện vấn đề khác, hai nước Mỹ – Trung đều nên cùng nhau nỗ lực, giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. “Mỗi một bước đi hiện tại đều rất quan trọng, sẽ có một hành trình dài đợi chúng ta”, ông Kerry nói.
Tạp chí Foreign Policy có đăng bài viết nói, thượng đỉnh COP26 giữ im lặng đối với vấn đề nhân quyền Trung Quốc, cá nhà hoạt động môi trường sợ chọc giận Bắc Kinh, không dám đề cập đến vấn đề nhân quyền Tây Tạng, Tân Cương hoặc Hồng Kông trên mạng hoặc truyền thông xã hội.
Ngày 11/11, tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) tại Hồng Kông thuộc Tập đoàn Alibaba đã có bài viết về tuyên bố chung về khí hậu của Mỹ và Trung Quốc, cạnh tranh Mỹ – Trung “có khả năng làm hỏng hành động tiếp theo nhằm ứng phó biến đổi khí hậu”.
Bài viết nói, hai nước Trung – Mỹ ra tuyên bố chung nhận được sự chào đón cẩn thận, nhưng chuyên gia chính sách khí hậu lo lắng, quan hệ căng thẳng kéo dài đã hạn chế cơ hội cho các thỏa thuận tiếp theo. Điều này được ngoại giới hiểu là ĐCSTQ hy vọng phía Mỹ sẽ nới lỏng hơn với Trung Quốc.
Có thông tin nói, ông Biden và ông Tập Cận Bình sẽ có một cuộc họp truyền hình vào ngày 15/11. Đây là lần thứ 3 trong năm, hai nhà lãnh đạo điện đàm với nhau, dự kiến thời gian sẽ điện đàm sẽ dài hơn so với 2 lần trước.
* Ghi chú:
Blue-water navy – là một hải lực có khả năng hoạt động trên toàn cầu, chính yếu là qua những vùng biển sâu của đại dương.
Theo Lâm Nghiên, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa biến đổi khí hậu Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung COP26