Tối ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã gây chấn động thế giới khi ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp nhằm “tiêu diệt lực lượng thân cộng sản”. Mới đây, truyền thông Hàn Quốc đã tiết lộ thêm nhiều thông tin nội bộ về lệnh thiết quân luật của Tổng thống, rất có thể ông đang giương Đông kích Tây.

tong thong han quoc Yoon Suk Yeol
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Ảnh: Paul Froggatt/shutterstock)

Đài SBS của Hàn Quốc đưa tin độc quyền rằng tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol là nhằm giương Đông kích Tây. Đêm hôm đó, mọi người tập trung vào Quốc hội, nhưng nơi triển khai thêm quân thiết quân luật thực chất lại là Ủy ban Bầu cử Hàn Quốc.

Điều động đến Quốc hội khoảng 200 quân, Ủy ban Bầu cử hơn 400 quân. Không chỉ Ủy ban Bầu cử mà các nơi liên quan đến bầu cử khác cũng điều động thêm quân. Hơn nữa, quân thiết quân luật còn đến những nơi này sớm hơn.

Theo SBS, thiết quân luật được triển khai để quân đội nắm được bằng chứng gian lận bầu cử. Rõ ràng, việc phong tỏa Quốc hội chỉ là mồi nhử. Bộ Quốc phòng đã điều động tổng cộng 297 quân thiết quân luật tới Ủy ban Bầu cử các nơi và tịch thu các tài liệu liên quan.

Bởi vì chỉ khi có thiết quân luật, việc khám xét mà không cần lệnh mới được phép. Nếu có bằng chứng xác đáng, tất cả những người tham gia gian lận bầu cử sẽ bị bắt, có thể lúc đó Tổng thống sẽ giải thích rõ ràng với người dân.

Vì vậy theo báo chí Hàn Quốc đưa tin, thiết quân luật lần này là nhằm giương Đông kích Tây. Thực chất, mục đích của thiết quân luật khẩn cấp lần này là nhằm lấy được thông tin bầu cử liên quan của Ủy ban Bầu cử.

Được biết, vụ việc bắt nguồn từ một cuộc bầu cử Quốc hội rất quan trọng diễn ra ở Hàn Quốc vào năm nay cách đây không lâu. Hàn Quốc gọi đây là cuộc tổng tuyển cử. Khi đó, đảng đối lập lớn nhất là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng lịch sử với đa số áp đảo.

Do đó, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ hoàn toàn kiểm soát Quốc hội. Người dân Hàn Quốc đã đặt câu hỏi vì sao khoảng cách trong cuộc bầu cử này lại lớn đến vậy, và đặt câu hỏi liệu có điều gì sai trái trong đó hay không.

Vì vậy Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố tình trạng thiết quân luật, nhằm tập trung sự chú ý của mọi người vào Quốc hội, nhưng mục đích thực sự của ông là nhân cơ hội này lấy được nhiều tài liệu từ Ủy ban Bầu cử.

Tờ Wen Rui (Văn Duệ) phân tích rằng ông Yoon Suk-yeol đã ẩn mình trong 2 ngày qua, có thể là đang điều tra vụ việc. Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Triều Tiên vẫn luôn tìm mọi cách can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hàn Quốc. Các Đảng Cộng hòa và Dân chủ tương đối thân cộng sản.

Những tin tức tiêu cực ở Hàn Quốc dường như đang bóp nghẹt Tổng thống Yoon Suk-yeol

Các nguồn tin từ Đảng Quyền lực Nhân dân, đảng cầm quyền của Hàn Quốc và Văn phòng Tổng thống ban đầu tiết lộ rằng Tổng thống sẽ đưa ra tuyên bố vào ngày 5/12 và xin lỗi về tình trạng thiết quân luật. Tuy nhiên, ngày 5/12, Phủ Tổng thống bất ngờ thông báo với giới truyền thông, rằng không có tuyên bố liên quan nào được đưa ra.

Tổng thống Yoon Suk-yeol đã không xuất hiện trước công chúng trong 3 ngày liên tiếp. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng thông tấn Yonhap hôm 6/12, một người có liên quan từ Văn phòng Tổng thống cho biết, Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ không đưa ra tuyên bố nào vào ngày hôm đó.

Nhiều kênh truyền thông phóng đại rằng ông Yoon Suk-yeol đã phát điên trong đêm thiết quân luật và muốn bắt giữ một số nhân vật chính trị.

Ngày 6/12, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) Hong Jang-won tiết lộ, ngay sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12, ông đã ra lệnh bắt giữ nhiều nhân vật chính trị, gồm lãnh đạo đảng cầm quyền và đảng đối lập lớn nhất.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, khi ông Hong Jang-won tới Quốc hội để gặp ông Shin Sung-bum, Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Quốc hội Hàn Quốc, có thông tin xác nhận rằng Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đích thân chỉ đạo vụ bắt giữ. Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Cho Tae-Yong được cho là đã có mặt vào thời điểm đó.

Theo ông Kim Byung-kee, Nghị sĩ của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, đảng đối lập lớn nhất có mặt tại cuộc họp, nói với các phóng viên rằng các mục tiêu bị bắt bao gồm ông Han Dong-hoon và Chủ tịch Quốc hội Woo Won-sik. Đảng Dân chủ có Chủ tịch Lee Jae-myung và Nghị sĩ Quốc hội Park Chan-dae và Ủy viên Hội đồng Tối cao Kim Min-seok, cũng như Cho Kuk, Chủ tịch của một đảng đối lập khác, Đảng Cải cách Tổ quốc.

Tuy nhiên, ông Cho Tae-Yong, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, khẳng định ông không nhận được lệnh trực tiếp từ Tổng thống Yoon Suk-yeol để bắt giữ bất kỳ chính trị gia nào, cũng như không nghe thấy bất kỳ cuộc nói chuyện nào về việc sa thải Hong Jang-won từ Tổng thống hoặc Văn phòng Tổng thống.

Trước đó, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc nói với các phóng viên rằng các báo cáo liên quan đến Hong Jang-won đều không đúng sự thật.

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ niềm tin vào dân chủ với Ngoại trưởng Hàn Quốc

Ngày 5/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói với Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul rằng Washington tin tưởng vào khả năng phục hồi dân chủ của đồng minh Hàn Quốc. Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai người kể từ khi Tổng thống Yoon Suk-yeol thực hiện thiết quân luật ngắn hạn vào ngày 3/12.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller viết trên nền tảng mạng xã hội X, rằng ông hoan nghênh việc dỡ bỏ thiết quân luật, tin tưởng sâu sắc vào khả năng phục hồi dân chủ của Hàn Quốc và tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với liên minh của họ.

Một tuyên bố riêng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý, ông Blinken nói với Ngoại trưởng Cho Tae-yul rằng ông mong đợi tiến trình dân chủ sẽ thắng thế.

Tuyên bố có đoạn, Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định sự tiến bộ trong quan hệ song phương, bao gồm mối quan hệ đối tác 3 bên mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhằm thúc đẩy các giá trị chung, cũng như sự thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Blinken cũng cho biết, người dân Mỹ sát cánh cùng người dân Hàn Quốc và sẽ tiếp tục làm như vậy trước bất kỳ hành động khiêu khích hoặc đe dọa nào đối với liên minh.

Hoa Kỳ có gần 30.000 quân đồn trú tại Hàn Quốc. Ngày 4/12, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lần đầu tiên biết đến tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc qua truyền hình.