Ông Biden cảnh báo “TQ sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta”
- Tiêu Nhiên
- •
Sau cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình vào đêm giao thừa Tết Âm lịch, hôm thứ Năm (ngày 11/2) ông Biden đã đưa ra cảnh báo, nói rằng “nếu chúng ta không hành động, Trung Quốc sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta”. Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Tổ công tác Trung Quốc, nghiên cứu sách lược ứng phó với Trung Quốc.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ông Biden đã có phát biểu nói trên trước khi tổ chức một hội nghị về vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng với Phó Tổng thống Harris cùng một nhóm các nghị sĩ.
Câu “ăn mất bữa trưa của ai đó” có ý là giành lấy cơ hội làm ăn hoặc đánh bại đối thủ cạnh tranh. Năm ngoái, ông Biden khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nói: “Trung Quốc sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta ư? Thôi đi!”
Ngày 11/2, khi được hỏi về những lời nói trên của ông Biden, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết điều này nói rõ rằng tổng thống có nhận thức rõ ràng về thách thức mà Mỹ đối mặt.
“Tôi cho rằng điều này phản ánh một sự thực, tổng thống có nhận thức rõ ràng về thách thức mà chúng ta phải đối mặt, đó chính là cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc (ĐCSTQ), để giành được địa vị tốt nhất trong cuộc cạnh tranh này, chúng ta cần có biện pháp trong nước, bao gồm làm cho lực lượng lao động của mình có sức cạnh tranh hơn, đảm bảo chúng ta có biện pháp bảo vệ công nghệ của mình, đảm bảo hợp tác với đối tác và đồng minh,” cô Jen Psaki nói.
Cô Jen Psaki tiếp tục nhấn mạnh chiến lược của ông Biden đối với Trung Quốc, “Cho nên đây cũng là thể hiện của chiến lược trong vài tuần qua, trong đó bao gồm đảm bảo tăng cường cách làm của chúng ta trong nước (Mỹ), chúng ta vẫn luôn nói tăng cường kinh tế của chính mình, tăng cường lực lượng lao động của chúng ta. Làm như thế này chúng ta mới có thể tự đặt mình vào vị thế có sức mạnh trong hợp tác với đối tác và đồng minh. Trong tất cả các cuộc đối thoại với Châu Âu và các đồng minh trong khu vực, Trung Quốc và mối quan hệ với Trung Quốc luôn là một phần quan trọng.”
Cô còn nhắc đến việc ông Biden tuyên bố Bộ Quốc phòng thành lập Nhóm công tác Trung Quốc vào ngày 10/2 tại Lầu Năm Góc, là để ứng phó với những thách thức ngày càng gay gắt mà Trung Quốc mang lại.
Tổng thống chỉ ra, nước Mỹ cần ứng phó với thách thức ngày càng tăng do Trung Quốc mang lại, để duy hộ hòa bình và bảo vệ lợi ích của chúng ta ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và toàn cầu. “Hôm nay, chúng ta nghe được một báo cáo vắn tắt liên quan đến Nhóm công tác Trung Quốc mới thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng. Nhóm công tác Trung Quốc do Bộ trưởng Austin thành lập sẽ xem xét chiến lược, khái niệm tác chiến, khoa học và công nghệ, tình hình sức mạnh quân sự, v.v. của chúng ta,” ông nói.
Ông Biden nói nhóm công tác này sẽ nhanh chóng triển khai công việc, sử dụng các chuyên gia dân sự và quân sự trong các cơ quan của Bộ Quốc phòng, sẽ đưa ra các khuyến nghị về các ưu quyết sách chính cho Bộ trưởng Quốc phòng Austin trong vài tháng tới.
Ông Biden còn cho biết, cách đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ) đòi hỏi nỗ lực của toàn thể chính phủ, sự hợp tác của lưỡng đảng trong Quốc hội, một liên minh và đối tác mạnh mẽ, như thế mới có thể đảm bảo rằng người Mỹ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.
Có quan chức Nhà Trắng nói mục đích của việc thành lập nhóm công tác đặc biệt về Trung Quốc là để điều phối các chức năng của chính phủ, bao gồm các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, để hình thành một chính sách nhất trí nhằm đối kháng với Trung Quốc.
Phụ trách nhóm công tác này là ông Ely Ratner – trợ lý đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng. Nhóm có 15 thành viên dân sự và quân sự, họ đến từ Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tham mưu liên hợp, các quân chủng, mệnh lệnh tác chiến và cơ quan tình báo.
Nhóm này sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc hướng dẫn chính sách Trung Quốc của ông Austin. Ông Austin nói tại phiên điều trần xác nhận của Thượng viện rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) là mối đe dọa số một của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng nói trong vòng 4 tháng kể từ khi thành lập, nhóm công tác Trung Quốc sẽ đưa ra kiến nghị với Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tối 10/2, lần đầu tiên ông Biden có cuộc điện đàm dài 2 tiếng đồng hồ với ông Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức. Trước đó, ông Biden đã điện đàm với lãnh đạo các nước đối tác và đồng minh trên thế giới ở châu Âu và châu Á.
Sau đó, Nhà Trắng đã ra tuyên bố, nói rằng “Tổng thống Biden nhắc lại các ưu tiên của ông về đảm bảo an toàn, thịnh vượng, sức khỏe và đời sống của người dân Mỹ, đồng thời duy trì tự do và cởi mở của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tổng thống Biden nhấn mạnh chú ý đến hành vi kinh tế có tính cưỡng bức và không công bằng của Bắc Kinh, đàn áp ở Hồng Kông, chà đạp nhân quyền tại Tân Cương và các hành động ngày càng mạnh mẽ tại khu vực bao gồm cả việc nhắm vào Đài Loan … Tổng thống cam kết tìm kiếm sự tiếp xúc thực tế và lấy kết quả làm hướng phát triển trong khi thúc đẩy lợi ích của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta.”
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Joe Biden Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung Chính sách của Joe Biden