Ông Trump cáo buộc truyền thông xã hội “bịt miệng hàng triệu người”
- Xuân Thành
- •
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu (24/8) đã cáo buộc các công ty truyền thông xã hội đang bịt miệng “hàng triệu người” mà không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào bảo vệ cho hành động của mình.
“Các Gã khổng lồ Truyền thông Xã hội đang làm im tiếng hàng triệu người. Không thể làm điều này ngay cả khi nó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục nghe tin tức giả như CNN, tỷ lệ người xem của họ đã bị ảnh hưởng nặng nề. Mọi người phải nhận ra đâu là sự thật, đâu không phải, không cần kiểm duyệt!”, ông Trump tweet hôm 24/8 và không nêu đích danh tên của bất kỳ công ty truyền thông xã hội cụ thể nào.
Vào 11/1, Dự án Veritas đã công khai một video cho thấy các kỹ sư của Twitter đang thảo luận về “cấm ngầm” đối với những người ủng hộ ông Trump và những người có quan điểm bảo thủ. Giám đốc Điều hành Twitter Jack Dorsey trong một phát biểu gần đây trên CNN cho biết rằng sự thiên vị của chính ông là “nghiêng về cánh tả”.
“Cấm ngầm” (Shadow banning) là hành vi mà mạng truyền thông xã hội ẩn đi nội dung của các bài đăng của ai đó khỏi bảng tin của những người chọn theo dõi người này mà không hề có ý kiến của người dùng. Một phương pháp được xác định là xóa các tweet của các tài khoản được nhắm mục tiêu khỏi kết quả tìm kiếm, nếu bộ lọc tìm kiếm mặc định không được thay đổi mỗi khi người dùng thực hiện tìm kiếm.
Twitter cũng hạn chế hoặc cấm một số tài khoản bảo thủ đăng nội dung “phân biệt chủng tộc”, nhưng dường như họ thận trọng hơn khi làm điều tương tự đối với những người dùng có quan điểm tự do cấp tiến, ví như Sarah Jeong của New York Times vẫn đăng thành công hàng trăm tweet xúc phạm người da trắng.
Ông Trump hôm 26/7 đã đăng tweet: “Twitter ‘cấm ngầm’ những người Cộng hòa nổi tiếng. Không tốt. Chúng tôi sẽ xem xét hành vi phân biệt đối xử và bất hợp pháp này ngay bây giờ! Nhiều lời than phiền!”.
Hôm 27/7, tài khoản Twitter cá nhân của Dân biểu Cộng hòa Matt Gaetz đã bị ảnh hưởng. Ông Gaetz đã gửi đơn kiện chống lại mạng xã hội này lên Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC). Ông Gaetz tin rằng Twitter nhắm vào ông một cách có chủ đích.
Trao đổi trên kênh Fox News hôm 27/7, ông Gaetz cho hay: “Tôi chắc chắn có 4 thành viên Quốc hội bị Twitter nhắm tới. [Đó là] Matt Gaetsz, Jim Jordan, Mark Meadows và Devin Nunes. Đó có phải là sự trùng hợp rất tồi tệ ngẫu nhiên”.
Cùng ngày, Giám đốc Điều hành Twitter Jack Dorsey đăng tweet nói: “Chúng tôi muốn có các cuộc trò chuyện công khai và lành mạnh bao gồm tất cả các quan điểm và một cuộc trò chuyện có liên quan và có giá trị ngay lập tức. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe cuộc trò chuyện xoay quanh điều này và chúng tôi cam kết tham gia đầy đủ hơn trong đó. Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi có quyền này”.
Nhưng Twitter cũng không phải là mạng xã hội duy nhất vấp phải những cáo buộc có hành vi kiểm duyệt thiên vị.
Ngày 6/8, Google, Facebook, Apple và Spotify đồng loạt xóa bỏ các tài khoản của hãng truyền thông InfoWars do ông Alex Jones – một lý thuyết gia về thuyết âm mưu điều hành.
Ông Alex Jones là một người dẫn chương trình phát thanh có thâm niên và gần đây phải đối mặt với nhiều chỉ trích về việc đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi, chưa được kiểm chứng và cả những vụ bùng phát tính khí nóng nảy.
Vào khoảng trưa ngày 6/8, Google đã đóng kênh “The Alex Jones Channel” và nhiều kênh chính thức khác của InfoWars sau khi Facebook tiến hành xóa bỏ 4 trang của InfoWars. Apple đã xóa 5 tài khoản podcast của InfoWars khỏi iTunes, và trước đó một tài khoản podcast khác của InfoWars trên mạng xã hội Spotify cũng bị gỡ bỏ.
Tất cả bốn công ty truyền thông xã hội nêu trên đều lấy lý do “phát ngôn gây hấn” để loại bỏ các nội dung của InfoWars khỏi nền tảng của họ. Ngoài ra, hồ sơ của ông Alex Jones cũng bị xóa khỏi Pinterest và LinkedIn.
Hôm 16/8, Facebook đã phạt nặng PragerU – một tổ chức phi lợi nhuận sản xuất video giáo dục có quan điểm bảo thủ. Nhưng chỉ một ngày sau đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã phải loại bỏ các hình phạt và gửi lời xin lỗi PragerU. Đại diện Facebook nói rằng các biện pháp trừng phạt đó là một sai sót.
Trong buổi tập trung chiến dịch tại Charleston, bang Tây Virginia hôm 21/8, ông Trump đã nói rằng chính phủ của ông “đang đứng lên chống lại kiểm duyệt trên mạng xã hội”, nhưng không nêu thông tin chi tiết.
“Tôi thích có tin giả – trong đó có cánh tả cấp tiến, xã hội chủ nghĩa, bất cứ điều gì – còn hơn việc bất kỳ [tiếng nói ] của ai đó bị ngăn chặn và kiểm duyệt”, ông Trump nói, nhưng nhấn mạnh thêm: “Nhưng… quý vị không thể kiểm duyệt. Quý vị không thể chọn một người và nói, ‘chúng tôi không thích điều anh đang nói, anh phải rời đi'”.
“Vì vậy, chúng ta sẽ sống với tin tức giả mạo. Ý tôi là, tôi ghét phải nói điều đó, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác. Bởi vì, cho tới nay đó là lựa chọn tốt hơn… Bởi vì, quý vị biết những gì, nó có thể quay lại, nó có thể là họ tiếp theo. Chúng ta tin người Mỹ có quyền nói lên suy nghĩ của mình”, ông Trump nói.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters hôm thứ Hai (20/8), ông Trump nói rằng việc các công ty truyền thông xã hội như Twitter và Facebook bịt miệng tiếng nói trên các nền tảng dịch vụ của họ là “rất nguy hiểm”.
Reuters đã đề nghị Twitter phản hồi về những cáo buộc của ông Trump, lãnh đạo chiến lược chính sách công Nick Pickles của mạng này nói rằng những chỉ trích nhắm vào việc Twitter đang cấm những tiếng nói bảo thủ là không có cơ sở và là sai lầm. Ông Pickles khẳng định rằng Twitter xác định và xử lý “các hành xử xấu, không phân biệt tiếng nói cụ thể của bên nào”.
Reuters cho biết họ cũng đã liên hệ với Facebook yêu cầu trả lời về phát ngôn của ông Trump, nhưng không nhận được phản hồi.
Xuân Thành
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump mạng xã hội Kiểm duyệt