Khi các hành động khiêu khích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Biển Đông ngày càng gia tăng, một quan chức quân sự cấp cao của Philippines cho biết các kế hoạch dự phòng đang được xây dựng nhằm đối phó với sự leo thang thù địch ở Biển Đông, bao gồm cả kế hoạch cho các thủy thủ Philippines đẩy lùi quân đội ĐCSTQ đang cố gắng lên tàu Philippines.

Philippines TQ
Tàu cảnh sát biển của ĐCSTQ ngăn chặn một tàu Philippines tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây (Video chụp màn hình).

Quan hệ Trung Quốc – Philippines đã trở nên xấu đi trong năm nay sau nhiều vụ va chạm tàu ​​và đối đầu liên tục gần các đảo và rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, trong đó Philippines cáo buộc ĐCSTQ Trung Quốc có những hành động hung hăng, có chủ ý và nguy hiểm.

Philippines đã có lập trường cứng rắn hơn với ĐCSTQ trong năm nay, đồng thời tăng cường mối quan hệ quân sự với đồng minh hiệp ước quốc phòng là Mỹ, cũng như tăng cường hợp tác an ninh với các cường quốc phương Tây khác.

Ông Alberto Carlos, Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines, nói với kênh CNN Philippines vào tối thứ Tư (ngày 13/12): “Dự kiến ​​Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ có nhiều hành động cưỡng chế hơn là tấn công vũ trang”.

Ông nói, “Sẽ có nhiều cuộc tấn công bằng vòi rồng hơn, họ sẽ cố gắng tấn công tàu của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép họ làm như thế”.

Ông Carlos cho biết, tình hình huống này là một phần trong các cuộc tập trận quân sự của Philippines và các cuộc thảo luận mang tính học thuật về các hành động có thể xảy ra khác của Trung Quốc.

Cuối tuần qua, xung đột giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông đã khiến tình hình leo thang. Một tàu cảnh sát biển ĐCSTQ đã bắn vòi rồng áp suất cao vào một tàu chở quan chức quân sự cấp cao của Philippines, khiến tàu Philippines bị hư hỏng một phần; một tàu Trung Quốc khác va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines gần Bãi cạn Second Thomas trên Biển Đông.

Chính quyền Philippines nói rằng tình hình là leo thang nghiêm trọng và triệu kiến Đại sứ ĐCSTQ hôm thứ Ba (12/12) để phản đối “sự quấy rối liên tục” ở nhiều địa điểm khác nhau vào cuối tuần, bao gồm cả va chạm thuyền và sử dụng vòi rồng.

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia hôm thứ Năm (14/12) rằng Biển Đông “là điểm nóng, không phải Đài Loan”. “Nếu có bất cứ điều gì xảy ra trong khu vực của chúng tôi, nó giống như sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến tranh thế giới”.

Philippines ngày càng cảnh giác với sự hiện diện của Lực lượng Cảnh sát biển của ĐCSTQ và hàng trăm tàu ​​đánh cá Trung Quốc mà nước này coi là lực lượng dân quân trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Ông Romualz cũng tiết lộ rằng các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không có ý định giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Ông Carlos, người có chức trách bao gồm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc về vấn đề này, chúng tôi đang tiến hành mô hình chiến tranh về vấn đề này và chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra.”

Ông Romualdez kêu gọi phản ứng đa phương để chống lại các hành động cưỡng bức của Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.

Ông nói: “Cách duy nhất để làm điều đó là phô trương sức mạnh của nhiều quốc gia”. Ông đặc biệt đề cập đến các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không do quân đội Mỹ và quân đội Philippines tiến hành ở Biển Đông vào cuối tháng trước. “Đây giống như một bản xem trước của những gì tôi nghĩ chúng ta sẽ có nhiều lần nữa trong tương lai,” ông nói.

Biển Đông là tuyến đường thủy có giá trị thương mại hàng hải hơn 3000 tỷ USD mỗi năm. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên, tòa án trọng tài quốc tế tuyên bố yêu sách của ĐCSTQ là vô căn cứ.

Philippines cho phép quân đội Mỹ tiếp cận 9 căn cứ quân sự ở nước này. Sự sắp xếp này được thiết kế để cho phép Mỹ không chỉ nhanh chóng cung cấp cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo mà còn ứng phó với các tình huống khẩn cấp ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc hôm thứ Hai cho biết Mỹ tái khẳng định cam kết của mình đối với Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines. Hiệp ước quy định khi lãnh thổ đất liền hoặc vùng lãnh thổ hải đảo, quân đội, tàu hoặc máy bay của một trong hai bên ở Thái Bình Dương bị tấn công bằng vũ lực, cả hai bên sẽ cùng nhau hành động để ứng phó với mối nguy hiểm.

Hôm thứ Ba, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns đã tham dự một sự kiện ở New York và nói rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn có những khác biệt nghiêm trọng về các vấn đề như Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông, chiến tranh Nga – Ukraine, vấn đề xung đột Israel – Hamas và nhân quyền. Ông gọi các cuộc tấn công của Trung Quốc vào tàu Philippines ở Biển Đông vào cuối tuần này là “rất gây phản cảm”.