Quan hệ Mỹ-Nga và tai nạn máy bay hành khách
Quan hệ Mỹ-Nga phảng phất có quan hệ với tai nạn hàng không. 10 năm trước, chuyến bay 17 của Hàng không Malaysia bị bắn rụng ở gần biên giới Nga-Ukraine, 17/7/2014, toàn bộ 283 hành khách mất mạng. Hai phe Nga-Ukraine đổ lỗi cho nhau. Chính quyền Barack Obama lấy đó làm lý do tăng cường trừng phạt đối với Nga. 41 năm trước, chuyến bay 007 của Hàng không Hàn Quốc bay lệch khỏi đường bay vào lãnh hải của Liên Xô và bị bắn rụng do nghi ngờ tiến hành do thám, 246 hành khách mất mạng. Năm nay, ngày 24/12 đúng dịp Lễ Giáng sinh, chuyến bay 8243 của Hàng không Azerbaijan gặp tai nạn, và ít nhất 38 trong số 62 hành khách và 5 người của phi hành đoàn đã thiệt mạng ở gần biên giới phía bên kia của Nga.
Theo một báo cáo của Al Jazeera hôm Thứ Năm, chuyến bay tai nạn J2-8243 của Hàng không Azerbaijan gồm 62 hành khách và 5 phi hành đoàn, dẫn nguồn từ quan chức Kazakh:
- 42 công dân Azerbaijan
- 16 công dân Nga
- 6 công dân Kazakhstan
- 3 công dân Kyrgyzstan
Như Al Jazeera đưa tin, kết luận sơ bộ chính thức tuyên bố rằng nguyên nhân “hạ cánh khẩn cấp” của máy bay Embraer 190 là do va phải đàn chim. Đường bay bị chệch khỏi quỹ đạo dự kiến là do sương mù đậm tại Grozny, điểm đến dự kiến của chuyến bay, khiến chuyến bay phải chuyển hướng tới sân bay tại thành phố Aktau. Một sân bay khác, gần nhất vào lúc đó là Makhachkala, đã không được lựa chọn vì lúc đó đang đóng cửa.
“Các video về vụ tai nạn máy bay đều có trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, mọi người đều có thể xem. Tuy nhiên, nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được chúng tôi biết đến,” Tổng thống Azerbaijan nói, Al Jazeera đưa tin. “Có nhiều phỏng đoán khác nhau, nhưng tôi tin rằng còn quá sớm để thảo luận về chúng.”
Giới chức Azerbaijan đã khởi động việc điều tra và đảm bảo công chúng sẽ được “thông báo” kịp thời về tiến trình điều tra.
- Quỹ đạo và độ cao của máy bay, căn cứ theo ghi nhận từ rada mặt đất. Lưu ý rằng, có những thời điểm mất liên lạc, tức là không định vị chính xác được, và quỹ đạo phỏng đoán đó được ghi bằng đường gạch mờ hơn:
What I don’t get is this: the flight from Baku to Grozny was fine until it suddenly dropped altitude near Grozny. Then it gained altitude, circled near Grozny, lost radar, and somehow ended up across the water. What happened? They should’ve made it to Grozny, even with engine… pic.twitter.com/DusUgFxopK
— Banana Shake (@realBananaOppa) December 25, 2024
Hiện nay, theo Reuters và một số kênh như Kyiv Independent đưa tin rằng nguyên nhân vụ việc là do tên lửa phòng không của Nga đã bắn do lầm tưởng đó là drone của Ukraine.
Bất kể kết luận cuối cùng sẽ là nguyên nhân gì, thì vụ máy bay lần này sẽ không có tác dụng gì tốt để cải thiện quan hệ Mỹ-Nga. Hiện nay đúng là thời điểm nhạy cảm, chuyển giao quyền lực giữa chính quyền Biden và chính quyền Trump. Chính quyền Biden đang chạy nước rút leo thang chiến tranh, và dường như đã thành công trong việc đầu độc quan hệ Mỹ-Nga, và khiến khả năng đàm phán hòa bình, điều mà Donald Trump hứa hẹn từ năm ngoái, trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Ít nhất khả năng thành công đàm phán hòa bình sẽ rất khó trong nửa năm tới.
Quan hệ Mỹ-Nga và tai nạn hàng không dân dụng
Phảng phất như tai nạn hàng không dân dụng có góp phần vào việc làm xấu đi quan hệ Mỹ-Nga.
10 năm trước, một trong những lý do chính quyền Mỹ của Tổng thống Barack Obama đẩy mạnh các trừng phạt kinh tế và phong tỏa Nga, cũng là do vụ chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn rụng tại địa điểm cách biên giới Nga-Ukraine 50 km ngày 17/7/2014, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 người của phi hành đoàn mất mạng, trong đó phần đông nhất là hành khách quốc tịch Hà Lan (193 người). Hai phe Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau.
Phía Mỹ/Ukraine cho rằng máy bay đã bị bắn hạ bởi Buk 9m38m1 của nhóm quân Ukraine ly khai ở miền Đông Ukraine do Nga hậu thuẫn. Sau đó 1 năm, tháng 6/2015, Almaz-Antey tuyên bố rằng họ đã tiến hành thí nghiệm với một đầu máy bay và với đạn của Nga và Ukraine, và tuyên bố rằng vụ việc là do Buk 9m317 của Ukraine bắn, vì chỉ có Ukraine mới còn phiên bản đạn cũ đó từ thời Liên Xô. Hướng bắn là từ phía lãnh địa do quân Ukraine kiểm soát. Sau đó phía Mỹ/Ukraine đã bác bỏ, và tuyên bố rằng phân tích đó là fake, là sai sự thật.
Theo phân tích trong bộ phim tài liệu “Ukraine on Fire” của Oliver Stone, thì công bố của Almaz-Antey quá muộn, khi tính đúng sai của vụ việc đã không còn ý nghĩa nhiều nữa, khi mà các lệnh trừng phạt và phong tỏa đã triển khai xong cả rồi.
William Oliver Stone (78 tuổi), đạo diễn kỳ cựu của Mỹ từng đoạt nhiều giải, thường được người Việt biết tới qua bộ phim Platoon (Trung Đội) (1978). Đối với người Mỹ, đây là bộ đem lại một bức tranh trung thực hơn về chiến tranh Việt Nam. Chính ông đã là binh lính tham gia chiến tranh Việt Nam vào thời còn trẻ. Ông đã làm 3 bộ phim về chiến tranh Việt Nam.
“Nếu [George W. Bush] cũng tới ở Việt Nam một thời gian, ông ấy sẽ có cái nhìn rất khác về chiến tranh,” Oliver Stone bình luận, khi nói về trải nghiệm chân thực của mình khi đi lính ở Việt Nam.
Nhật Tân
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine