Sách vạch trần trại lao động của ĐCSTQ vào vòng chung kết Giải Sách Xuất sắc Helen Bernstein
- Bình Minh
- •
Cuốn sách của một nhà báo người gốc Hoa tiết lộ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bóc lột sức lao động của các tù nhân lương tâm và xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang Hoa Kỳ, đã lọt vào vòng chung kết “Giải thưởng Sách Xuất sắc Helen Bernstein dành cho Báo chí”.
“Giải thưởng Sách Xuất sắc Helen Bernstein dành cho Báo chí” do Thư viện Công cộng New York trao tặng, biểu dương bài viết của những nhà báo giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề toàn cầu quan trọng. Ngày 15/3, Thư viện Công cộng New York đã công bố danh sách những lọt vào vòng chung kết, gồm các chủ đề như tác động của nghèo đói đối với trẻ em, chi phí tiềm ẩn của các sản phẩm giá rẻ và sự lan rộng của dầu cọ.
Cô Amelia Pang (Bàng Huệ Nhi), một nhà báo gốc Hoa từng đạt nhiều giải thưởng, và cuốn sách “Sản xuất tại Trung Quốc: Một tù nhân, một bức thư cầu cứu, và Chi phí ẩn của hàng hóa giá rẻ của Mỹ” (Made in China: A Prisoner, an SOS Letter, and the Hidden Cost of America’s Cheap Goods), dưới đây viết tắt là “Made in China”, của cô đã lọt vào vòng chung kết.
“Made in China” mô tả cách vào năm 2012, khi Julie Keith, cư dân bang Oregon, mở đồ trang trí Lễ hội Halloween mua từ một đại siêu thị gần nhà, đã tìm thấy một bức thư cầu cứu từ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia tại Trung Quốc.
Tác giả của bức thư là Tôn Nghị, anh ấy vốn là một kỹ sư. Vì không từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh đã bị ĐCSTQ đàn áp và buộc phải lao động khổ sai trong trại lao động.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn khí công tu luyện Phật gia, được truyền ra tại Trung Quốc, chiểu theo nguyên lý cốt lõi là: Chân – Thiện – Nhẫn, kết hợp với 5 bài tập công pháp nhẹ nhàng dễ tập luyện, có tác dụng kỳ diệu trong việc thăng hoa tâm tính đạo đức và tăng cường thể lực. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì số lượng người tập đã vượt qua số đảng viên. Đến nay, Pháp Luân Công đã được phổ truyền rộng rãi tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
Cuốn sách ghi lại rằng vì tự do tín ngưỡng, Tôn Nghị đã bị bỏ tù cùng với những phạm nhân khác, những nhà hoạt động nhân quyền và hàng chục ngàn người bị Chính phủ Trung Quốc quyết định “cải tạo lại”. Họ phải khắc bia mộ bằng xốp và may quần áo xuất khẩu đi các nước với thời gian hơn 15 tiếng mỗi ngày.
Thư viện Công cộng New York chỉ ra rằng: “Trong cuốn sách đầy kịch tính và chặt chẽ này, phóng viên điều tra Bàng Huệ Nhi đã vén bức màn về hàng tiêu dùng giá rẻ mà người Mỹ coi là đương nhiên và giá thành nhân lực của chúng.”
“Cô ấy thâm nhập vào mạng lưới các trại lao động cưỡng bức được bảo vệ cẩn mật và kể câu chuyện về những người đàn ông và phụ nữ như Tôn Nghị, những người thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị ngược đãi, và giam giữ hàng loạt khiến quốc tế dậy sóng phản đối.”
Thư viện Công cộng New York cho biết: “Sau nghiên cứu kỹ lưỡng và dũng cảm báo cáo, cuối cùng ‘Made in China’ là một lời kêu gọi hành động, thúc giục chúng ta suy nghĩ chín chắn hơn và yêu cầu nhiều câu trả lời hơn từ các công ty mà chúng ta bảo trợ.”
Bàng Huệ Nhi là một nhà báo điều tra người Duy Ngô Nhĩ và người Hoa nhiều lần đoạt giải. Báo cáo của cô đã xuất hiện trên tập chí “The New Republic”, “Mother Jones”, “New York Times” và các kênh truyền thông khác.
Ngoài “Made in China”, các tác phẩm khác lọt vào vòng chung kết năm nay cho “Giải Sách xuất sắc Helen Bernstein” gồm 4 cuốn sách sau:
- Jessica Nordell: The End of Bias: “Kết quả của thành kiến: Khoa học và Thực hành Khắc phục Thành kiến Vô thức” (The End of Bias: A Beginning: The Science and Practice of Overcoming Unconscious Bias), do Metropolitan Books xuất bản.
- Katie Engelhart: “Không thể trốn tránh: Báo cáo về quyền được chết” (The Inevitable: Dispatches on the Right to Die), do St. Martin’s Press xuất bản.
- Andrea Elliott: “Những đứa trẻ vô hình: Nghèo đói, Sống sót và Hy vọng tại thành phố Hoa Kỳ” (Invisible Child: Poverty, Survival and Hope in an American City), do Penguin Random House xuất bản.
- Jocelyn C. Zuckerman: “Hành tinh cọ: Dầu cọ xuất hiện và gây nguy hiểm cho thế giới như thế nào” (Planet Palm: How Palm Oil Ended Up in Everything and Endangered the World), do The New Press xuất bản.
Tất cả các cuốn sách được đề cử “Giải Sách Xuất sắc Helen Bernstein” đều được xuất bản vào năm 2021. Những cuốn sách lọt vào vòng chung kết được lựa chọn bởi một ủy ban đánh giá thư viện gồm 10 người đã đọc hơn 100 cuốn sách mà các nhà xuất bản gửi đến.
Người chiến thắng cuối cùng sẽ được Ủy ban Bernstein, gồm các phóng viên chuyên nghiệp, tuyển chọn và được Thư viện Công cộng New York công bố trực tuyến vào tháng Tư trên Internet. Người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng 15.000 USD.
Năm 1987, Joseph Frank Bernstein đã thành lập “Giải Sách Xuất sắc Helen Bernstein” để vinh danh nhà báo Helen Bernstein Fealy. Giải thưởng này ghi nhận vai trò quan trọng của nhà báo trong việc thu hút sự chú ý của công chúng đến một vấn đề, sự kiện hoặc chính sách hiện tại.
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Dòng sự kiện Giải thưởng Sách Xuất sắc Helen Bernstein Pháp Luân Đại Pháp Pháp Luân Công Mã Tam Gia Made in China Trại lao động