Tín hiệu gì sau việc quan chức Mỹ liên tiếp thăm châu Á để tăng cường quan hệ quân sự?
- Tiêu Nhiên
- •
Trong những ngày gần đây, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ như Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng đã liên tiếp thông báo về những chuyến thăm dày đặc đến châu Á. Ở tầng diện ngoại giao, đã đưa ra những tín hiệu mạnh mẽ nhằm tăng cường quan hệ quân sự với các nước Đông Nam Á để chống lại ĐCSTQ.
Bộ trưởng Quốc phòng, Phó tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam và Singapore
Hôm 30/7, Nhà Trắng xác nhận Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Singapore và Việt Nam trong tháng Tám để thảo luận về an ninh khu vực, ứng phó toàn cầu với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và trật tự quốc tế dựa trên quy tắc và thảo luận của chính phủ hai nước.
Trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam v.v. Trước đó, Mỹ đã gửi 3 triệu liều vắc-xin virus corona mới của Moderna sang Việt Nam, nâng tổng số liều vắc-xin viện trợ lên 5 triệu liều.
Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng John Kirby cho biết, trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhằm tăng cường mối quan hệ với Việt Nam là rất quan trọng.
Hà Nội ngày càng phản đối các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông. Các tàu thuyền Trung Quốc bị cáo buộc quấy rối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí gần bờ biển Việt Nam, cản trở phát triển năng lượng ở Việt Nam.
Mỹ cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra của cảnh sát biển để giúp tăng cường khả năng của Việt Nam trong việc chống lại ĐCSTQ trên vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Ông Murray Hiebert thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng mặc dù Trung Quốc và Việt Nam có nhiều mối liên hệ bởi cùng là chế độ cộng sản, nhưng Bắc Kinh đã nổi lên như một địch thủ mới của Hà Nội, còn Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là một nước đầu tư chính vào Việt Nam. Đồng thời, mối quan hệ giữa quân đội hai nước Mỹ – Việt Nam cũng là nằm trong hàng ngũ các nước ở Đông Nam Á có mối quan hệ thân thiết nhất với quân đội Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Ấn Độ, tham dự 5 hội nghị bộ trưởng các nước ASEAN
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 31/7 đã thông báo, Ngoại trưởng Blinken sẽ tham dự năm cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN vào tuần tới để trao đổi với các bộ trưởng về các vấn đề cấp bách của khu vực và quốc tế.
Các cuộc họp này là Hội nghị Bộ trưởng Mỹ – ASEAN (US-ASEAN), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (East Asia Summit), Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum), Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Mê Công – Mỹ (Mekong-US Partnership) và Hội nghị Bộ trưởng Những người bạn Mekong (Friends of the Mekong).
Văn phòng Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, “Ngoại trưởng sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời hợp tác với ASEAN và các đối tác quốc tế để cùng chống lại đại dịch COVID-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế … Ngoại trưởng cũng sẽ nâng cao tầm quan trọng trong việc đưa ra những hành động táo bạo để xử lý khủng hoảng khí hậu. Họ sẽ biểu đạt quan ngại nghiêm trọng đối với đảo chính quân sự ở Myanmar, kêu gọi ASEAN có hành động hợp tác để thúc đẩy quân đội Myanmar chấm dứt bạo lực, thả những người đã bị bắt giữ một cách vô cớ, và khôi phục lại con đường đi tới dân chủ của Myanmar.”
Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Austin tới Ấn Độ vào tháng Ba, ông Blinken đã đến thăm Ấn Độ trong tuần này và gặp Thủ tướng Ấn Độ Modi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar. Trong tình huống cả hai bên đều cảm thấy lo ngại về sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của ĐCSTQ, Mỹ và Ấn Độ tái khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác an ninh của họ. Hai bên còn thảo luận về cơ chế “Đối thoại An ninh Bốn bên” (QUAD) gồm các nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc.
Chuyên gia: Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc
Nhà phân tích nói rằng Bộ Trưởng Quốc phòng có các chuyến thăm dày đặc đến châu Á, điều này cho thấy chính quyền Biden đang dò tìm làm thế nào để liên hợp các nước châu Á nhằm ngăn chặn ĐCSTQ.
Trong một bài phát biểu tại Singapore ngày 27/7, ông Austin kêu gọi “răn đe tổng hợp” để giảm bớt các hoạt động quân sự của ĐCSTQ ở Đông Nam Á. Hành trình một tuần của ông Austin còn có Philippines và Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố trên trang web của mình rằng “răn đe tổng hợp” có nghĩa là “cùng các đồng minh và đối tác sử dụng mọi công cụ quân sự và phi quân sự theo từng bước.” Hai công cụ mới hơn được Lầu Năm Góc đề cập là lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng.
Chia sẻ với VOA, ông Eduardo Araral, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng ông Austin chọn thăm Philippines và Việt Nam vì hai nước này đã xảy ra tranh chấp với Trung Quốc trong thập kỷ qua về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Mỹ cho biết, tuyên bố của Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hầu hết khu vực trên Biển Đông là không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.
Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố toàn bộ hoặc một phần quyền lợi đối với tuyến đường thủy này. Chính phủ Mỹ không có quyền tuyên bố quyền lợi đối với khu vực biển châu Á này, nhưng họ coi Trung Quốc (ĐCSTQ) là một đối thủ địa chính trị bắt nạt các nước láng giềng.
Trong số các nước Đông Nam Á, nước phản đối yêu sách trên biển của Trung Quốc nhiều nhất là Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nói rằng với sự tăng cường tin cậy lẫn nhau giữa Mỹ và Việt Nam, Washington có thể đề xuất “hợp tác hải quân”, bao gồm cả tàu sân bay đến thăm và mua bán vũ khí do Mỹ sản xuất.
Philippines và Mỹ đã có hiệp ước phòng thủ chung từ năm 1951. Hôm thứ Năm (ngày 30/7), trong chuyến thăm của ông Austin, phía Philippines thông báo rằng họ sẽ duy trì “Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng Hoa Kỳ – Philippines” đã được chấm dứt vào tháng 2/2020. Bộ trưởng Quốc phòng Austin nói “Với kế hoạch dài hạn này, chúng ta thực sự có thể tổ chức các cuộc tập trận toàn diện hơn.”
Một số chuyên gia cho rằng những tín hiệu phát đi từ chuyến thăm của ông Austin cho thấy Mỹ đang có những điều chỉnh lâu dài hơn đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á do cựu Tổng thống Obama đưa ra.
Ngoài ra, tờ Kyodo News của Nhật Bản mới đây dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, ông Biden có ý định sắp xếp để các nguyên thủ của cơ chế “Đối thoại An ninh Bốn bên” (QUAD) tổ chức các cuộc hội đàm trực tiếp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín tới. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng cuộc thảo luận có thể tập trung vào chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong thời kỳ ĐCSTQ trỗi dậy và các cuộc tập trận chung của Bộ tứ cùng các đồng minh.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa châu Á Dòng sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin Lloyd Austin Mỹ thăm Việt Nam