TS. Tạ Điền: Ngẫm lại điều gì sau cuộc mít-tinh tại DC hôm 6-1?
- Tĩnh Nhữ
- •
Sự kiện chấn động tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ phải chăng là bản sao vụ đốt phá quốc hội của Hitler? Hay là phiên bản của ĐCSTQ đốt xe quân sự tại quảng trường Thiên An Môn, nhằm vu vạ cho sinh viên năm 1989? Hoặc là bản sao của ĐCSTQ dàn dựng vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn, nhằm vu khống, hãm hại Pháp Luân Công năm 1999?
Ngày 6/1, một vụ đụng độ bạo lực gây chấn động thế giới đã xảy ra tại buổi tụ tập của những người ủng hộ Tổng thống Trump ở Washington D.C, Hoa Kỳ. Sau đó, lần đầu tiên TT. Trump đã có bài phát biểu trước công chúng. Tổng thống lên án bạo lực ở Điện Capitol và nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ luôn phải là một quốc gia thượng tôn pháp luật. Theo thông tin cho biết, Antifa và nhóm “Người da đen đáng sống” (BLM) đã trà trộn vào đám đông trong ngày xảy ra vụ việc, cố tình tạo ra xung đột bạo lực. Sự thật của vấn đề này là gì? Ý định ban đầu của một lượng lớn người đổ xô đến DC để tham gia cuộc mít tinh là gì? Điều gì đã xảy ra vào lúc đó? Chúng mang lại cho người dân những suy ngẫm gì sau đó? Phóng viên Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền, giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.
TT. Trump luôn đề xướng luật pháp và trật tự
Có thông tin cho rằng các vụ đụng độ bạo lực trong Tòa nhà Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn được giới truyền thông cánh tả thổi phồng là kế hoạch của những người ủng hộ TT. Trump, và mâu thuẫn nhắm thẳng vào TT. Trump. Tiến sĩ Tạ Điền, người đã tham gia cuộc mít tinh ngày hôm đó, cho biết: “Tôi đã lắng nghe bài toàn bộ phát biểu của TT. Trump trong cuộc mít tinh ngày 6/1, và không có từ nào kích động bạo lực hoặc gây sốc. Nào là chiếm Quốc hội, không có bất kỳ chuyện nào như vậy. Ngược lại, chúng ta biết rằng TT. Trump luôn luôn yêu cầu thượng tôn pháp luật và trật tự. Ông ấy đã ngăn chặn và lên án phong trào “Người da đen đáng sống” xảy ra ở Hoa Kỳ trước đó, cũng như những vụ đập phá và cướp bóc của Antifa. Những người ủng hộ TT. Trump cũng luôn như vậy, điều họ yêu cầu chính là luật pháp và trật tự, tất nhiên họ không thể tấn công Quốc hội.
Kỳ thực, sẽ rất đơn giản nếu bạn nghĩ về điều đó. Sau bài phát biểu của TT. Trump, tất cả chúng tôi đều sẵn sàng đến Quốc hội. Mục đích của việc đến Quốc hội là để thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do biểu tình, lập hội và hội họp của người Mỹ. Chúng tôi đến Quốc hội để nói với các nghị sĩ của chúng tôi, giống như khách sạn nơi tôi ở, trên máy bay, trên tàu, nhiều người đã gọi cho nghị sĩ của họ và yêu cầu những nghị sĩ này bác bỏ việc chứng nhận kết quả bầu cử tại thời điểm chứng nhận này vì gian lận đã xảy ra.”
Người dân hy vọng các nghị sĩ Quốc hội sẽ bác bỏ hành vi gian lận theo quy định của pháp luật
Tiến sĩ Tạ Điền nhấn mạnh: “Mục đích của chúng tôi khi đến Quốc hội không phải để ngăn không cho Quốc hội họp, mà là để Quốc hội này họp theo quy định của pháp luật và yêu cầu các nghị sĩ của chúng tôi nêu ý kiến phản đối trong quá trình chứng nhận. Vì vậy, bắt đầu từ động cơ của những người ủng hộ TT. Trump, họ không có lý do gì để tấn công Quốc hội và ngăn cản tiến trình thảo luận chứng nhận này. Bởi nếu quá trình này không được tiến hành, các nghị sĩ của chúng tôi sẽ không có cơ hội công bố lý do bác bỏ.
Sau bài phát biểu của TT. Trump, vì ở gần nên chúng tôi trở về khách sạn nghỉ ngơi, đi vệ sinh, ăn trưa và chuẩn bị đến Đồi Capitol vào buổi chiều, vì chúng tôi biết rằng phiếu bầu ở ít nhất 6 bang dao động sẽ bị từ chối. Khi mỗi bang từ chối, Quốc hội sẽ được chia thành hai viện. 100 thượng nghị sĩ sẽ bước ra khỏi phòng của Hạ viện và trở lại phòng của các thượng nghị sĩ để thảo luận trong 2 giờ. 6 bang sẽ là 12 giờ, nếu không có điều gì khác phát sinh. Ví dụ, khi bỏ phiếu, 100 thượng nghị sĩ và 400 thành viên của Hạ viện, từng người một sẽ bỏ phiếu theo tên, vì vậy thời gian sẽ rất dài. Vậy nên, muốn có đủ thời gian thì trong ngày cũng không thể hoàn tất.
Kết quả là, khi chúng tôi đang ở trong khách sạn, thì nghe tin về việc chiếm đóng Đồi Capitol. Sau đó chúng tôi trực tiếp đến nơi, thì chuyện đã xảy ra. Sau này, tôi nghĩ, nhiều người đã biết rằng, việc này không phải do những người ủng hộ TT. Trump làm, cũng không phải do TT. Trump cổ súy và ủng hộ, lại càng không có gì là kích động. Tất cả đều do “Người da đen đáng sống” và Antifa gây ra, tôi nghĩ những người này đang lợi dụng chuyện này ở đó.”
Bản sao vụ đốt phá của Hitler ở Hoa Kỳ?
Tiến sĩ Tạ Điền cho biết: “Sau khi nghe tin về vụ xông vào Quốc hội, đập vỡ cửa sổ kính, đương nhiên tôi cũng không hề biết về cái chết của người biểu tình. Phản ứng đầu tiên là, tôi nghĩ, đây chẳng phải bản sao của vụ đốt phá Quốc hội của Hitler hay sao? Tất nhiên đây là bản sao của Quốc hội Hoa Kỳ, một cuộc đập phá và cướp bóc Quốc hội Hoa Kỳ. Đồng thời, đây cũng là bản sao năm 1989 của Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi ĐCSTQ đốt xe quân sự, nhằm vu vạ cho các sinh viên tại Thiên An Môn. Đây cũng là bản sao màn tự thiêu do ĐCSTQ dàn dựng tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1999, nhằm vu khống, hãm hại Pháp Luân Công.
Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng, đây là chiêu trò quen thuộc của những người cộng sản toàn trị. Thật đáng tiếc là, tại Quốc hội Hoa Kỳ, ngôi đền dân chủ của chúng ta, chúng lại được sử dụng bởi những kẻ cực đoan cánh tả Dân chủ. Không thể nghi ngờ rằng, điều này không thể do những người ôn hòa ủng hộ TT. Trump thực hiện. Khi tôi có mặt ở buổi mít tinh, những người xung quanh tôi, tất cả chúng tôi đều rất thân thiện và rất vui vẻ, hỏi han nhau đến từ đâu, nào là bang California, New York, Minnesota, Wisconsin, Hawaii, Alaska. Những người này ăn mặc rất đỗi bình thường, giản dị. Một số đến vào buổi sáng, một số đến từ hôm trước, và một số đã lái xe từng chặng từ California 2 tuần trước đó.
Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với TT. Trump, bảo vệ nền dân chủ và chủ nghĩa hợp hiến của Hoa Kỳ, và yêu cầu các nghị sĩ của chúng tôi làm điều đúng đắn. Chúng tôi là những người dân thường tốt bụng. Khi nhiều nghị sĩ rút lại quyết định bác bỏ, và rút lại yêu cầu bác bỏ, tôi thấy rất lạ. Một số nghị sĩ nói rằng, đó là vì cuộc tấn công vào Quốc hội này. Làm thế nào điều đó lại có thể trở thành lý do để các nghị sĩ này thay đổi ý định ban đầu của họ?”
Kinh ngạc khi một số nghị sĩ thách thức gian lận đột nhiên thay đổi lập trường
Tiến sĩ Tạ Điền cho rằng: “Mọi người hãy ngẫm thật kỹ về điều này. Điều mà các bạn đang phải đối mặt khi bác bỏ là một vụ gian lận bầu cử tổng thống vô cùng trọng yếu và rất quan trọng trong lịch sử chủ nghĩa hợp hiến Hoa Kỳ. Nó liên quan đến tương lai và vận mệnh của Hoa Kỳ. Một sự kiện trọng đại như vậy, sao có thể chỉ vì một số người đã xông vào Đồi Capitol, và khi kết quả điều tra còn chưa sáng tỏ, chỉ vì một chuyện nhỏ như vậy, mà lại phải thay đổi chủ kiến của mình? Đương nhiên, tôi không nói về vấn đề sinh mạng, về người phụ nữ bị bắn. Chúng tôi đã xem đoạn video về việc này và nhận thấy rằng một người đàn ông mặc thường phục đã bắn người phụ nữ này.
Nói cách khác, lý do từ chối thách thức của các nghị sĩ là không có cơ sở. Trước đó, 12 thượng nghị sĩ đã bày tỏ ủng hộ về việc bác bỏ (xác nhận kết quả bầu cử) này. Hơn 140 dân biểu đã bày tỏ ý kiến sẽ bác bỏ. Tất nhiên, nhiều nghị sĩ vẫn đứng lên, nhưng tại một số bang, ví như đến vài bang, Michigan, Nevada, chỉ có nghị sĩ đứng lên, không có một thượng nghị sĩ nào. Điều này không xác đáng.”
Điểm hoài nghi: Các nghị sĩ thay đổi lập trường do bị mua chuộc? Bị đe dọa? Hay còn lý do nào khác?
Tiến sĩ Tạ Điền cũng nói về một ví dụ cụ thể. “Một nghị sĩ khác đã khiến tôi bị sốc, tên là Kelly Loeffler, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Georgia của chúng tôi. Tôi đã bỏ phiếu cho cô ấy. Tôi bay đến Washington vào ngày 5/1. Ngày 4/1 chúng tôi cũng tham gia một cuộc mít tinh tại Sân bay Dalton, một thành phố nhỏ ở phía bắc của Georgia. TT. Trump đã bay đến một sân bay không quân của bang Georgia, sau đó đi trực thăng đến sân bay nhỏ này để tham gia cuộc mít tinh, nhằm giúp cô Kelly Loeffler và ông David Perdue tái tranh cử vào Thượng viện.”
Cô Kelly Loeffler là một nữ đảng viên Đảng Cộng hòa. Tối hôm đó (4/1), tôi đã nghe và tận mắt chứng kiến tại cuộc mít tinh, cô ấy hùng hồn thề rằng, vào ngày mùng 6/1, cô ấy sẽ thách thức trò gian lận này. Bài phát biểu rất đường hoàng, khiến mọi người sau khi nghe đều rất xúc động. Kết quả là, 2 ngày sau, vì nhìn thấy một người nào đó xông vào Quốc hội, đã khiến cô ấy thay đổi lập trường thách thức của mình trước một sự kiện lớn như vụ gian lận bầu cử Hoa Kỳ. Chắc chắn có ẩn tình gì phía sau. Rốt cuộc, cô ấy đã bị đe dọa, hay đã bị mua chuộc? Hay còn có lý do nào khác? Rõ ràng, tôi không nghĩ lý do của cô ấy là xác đáng, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể trong tương lai.
Điều tôi muốn nói là, nhiều người trong số 12 thượng nghị sĩ liên bang đã hứa, đều rút lui, chỉ có 6 người tiếp tục ủng hộ việc bác bỏ. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều đã biết kết quả. Chúng ta phát hiện ra rằng, có rất nhiều sự phản bội trong những ngày qua, thậm chí hơn một tháng qua, họ xé bỏ lời thề, thay đổi lập trường, giữ thái độ trung lập.”
Điều kiện tiên quyết để thiết lập thể chế dân chủ của Hoa Kỳ là gì?
Tiến sĩ Tạ Điền nói thêm: “Mọi người không thể không nghi ngờ sâu sắc về hệ thống dân chủ ở Hoa Kỳ. Sau khi trở về vào đêm ngày 6/1, tôi đã suy nghĩ và viết bài về vấn đề này. Tôi cho rằng vận mệnh quốc gia của Hoa Kỳ đã bị đảo ngược.”
Điều đó khiến mọi người cần phải đánh giá lại cách thức dân chủ này. Bởi khi người La Mã thiết lập hệ thống dân chủ kiểu này, họ thực sự phải có một điều kiện tiên quyết, đó là khi người dân có tiêu chuẩn đạo đức tương đối cao, họ mới có thể dùng cách này để quản lý bản thân. Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng, hệ thống dân chủ La Mã đó đã không được thực hiện suốt một thời gian dài. Và bây giờ là hệ thống dân chủ phương Tây, trong tình hình đạo đức băng hoại ngày nay, những chính trị gia hủ bại dễ dàng bị chính quyền tà ác ĐCSTQ thâu tóm khi bị mua chuộc và đe dọa bởi tiền bạc, sắc đẹp, quyền lực, tai tiếng, v.v. Chúng tôi thấy rằng, hệ thống dân chủ này rõ ràng không thể hoạt động bình thường. Phải chăng hệ thống này đã kết thúc? Tôi thấy điều này rất có thể sẽ xảy ra, vì vậy chúng ta hãy tiếp tục theo dõi. Tôi nghĩ rằng, toàn bộ người dân Mỹ, ít nhất là hàng chục triệu, hàng trăm triệu, và hơn 100 triệu người Mỹ, trên thực tế, trong những ngày qua, đã rơi vào trạng thái thất vọng và buồn bã sâu sắc.”
Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 2 triệu người đã đến Washington vào ngày 6/1 để ủng hộ TT. Trump và yêu cầu công bố sự thật về gian lận bầu cử. Đây cũng là cuộc mít tinh chưa từng có ở Washington DC. Được biết, trong khi các kênh truyền thông cánh tả của Hoa Kỳ vẫn đang dẫn dắt dư luận, đổi trắng thay đen về “vụ bạo lực” xảy ra ngày 6/1, những gã khổng lồ truyền thông xã hội đã bắt đầu chặn hoàn toàn tài khoản của TT. Trump và những người phe bảo thủ dám lên tiếng.
Lý Tĩnh Nhữ, Vision Times tiếng Trung
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Tạ Điền Điện capitol Hỗn loạn ở Điện Capitol Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020