Mục tiêu của chuyến công tác là thúc đẩy thực hiện Chiến lược “Cửa ngõ Toàn cầu” của Liên minh Châu  Âu (EU) về đầu tư xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam, theo lời bà Myriam Ferran.

pho tong cuc truong tong cuc quan he doi tac quoc te cua ub chau au den vn1
Bà Myriam Ferran, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quan hệ Đối tác quốc tế của Ủy ban châu Âu về chính sách phát triển quốc tế. (Ảnh: commission.europa.eu)

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quan hệ Đối tác Quốc tế của Ủy ban Châu Âu về chính sách phát triển quốc tế, bà Myriam Ferran, vào sáng ngày 28/5 đến Hà Nội trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam loan tin về cuộc gặp với bà Myriam Ferran trong cùng ngày. Theo lời bà này, mục tiêu của chuyến công tác là thúc đẩy thực hiện Chiến lược “Cửa ngõ Toàn cầu” của Liên minh Châu Âu (EU) về đầu tư xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Bà Myriam Ferran nói với báo chí trong nước: “Năng lượng là lĩnh vực cốt lõi trong chuyến công tác, trong đó thúc đẩy thực hiện cơ chế Quan hệ đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) để hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Chúng tôi nhấn mạnh tới sự đóng góp của viện trợ không hoàn lại đang là lựa chọn số một của cơ chế JETP. Cơ chế này đang huy động vốn rất lớn – 10,5 tỷ EUR. Trong đó, EU và các nước thành viên: Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Ngân hàng Trung ương châu Âu, các định chế tài chính… đang thúc đẩy thực hiện thỏa thuận cấp vốn tổng 500 triệu EUR với Việt Nam”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quan hệ Đối tác Quốc tế của EC cho biết EU đã cam kết 200 triệu EURO vốn đầu tư chính phủ cho Việt Nam trong năm nay. Trong số này viện trợ không hoàn lại 140 triệu EURO cho lĩnh vực năng lượng thông qua cải cách pháp luật, nâng cao năng lực cán bộ cho các dự án năng lượng.

Bà Myriam Ferran còn cho biết Việt Nam cần phải hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết là ký kết hiệp định tài chính cho các dự án. Hiện có bốn dự án thuộc diện này; trong đó có hai dự án phải ký trước cuối năm 2024 và hai dự án trước cuối năm 2025. Nếu không ký thì nguồn vốn tài trợ sẽ mất.

“Năng lượng xanh” là chính trị, không phải khoa học

Ông Roger Caiazza, một nhà khí tượng học đã làm việc trong ngành chất lượng không khí hơn 40 năm, chỉ ra rằng việc chi một số tiền lớn để trợ giá cho năng lượng gió và mặt trời sẽ đặt ra nhiều hạn chế hơn đối với sự phát triển kinh tế. Đến năm 2100, tối đa chỉ có thể giảm được nhiệt độ xuống 0,0097 độ C, hầu như không có ích gì. Điều quan trọng nhất là ngành khoa học khí hậu không thể khẳng định, liệu sự nóng lên toàn cầu có phải do con người gây ra hay không. Những rủi ro mà các chính sách này mạo hiểm chẳng khác nào mua thiệt hại với giá cao, gây hại cho người nghèo nhiều hơn là giúp đỡ họ.

Ông Caiazza tự gọi mình là một “nhà môi trường thực dụng”. Ngày 23/4, ông đã công bố “Kết quả khảo sát lập pháp về Luật Đầu tư Cộng đồng và Khí hậu” trên blog của mình. Ông phân tích các quy định của Đạo luật CCIA từ góc độ chuyên môn và giải thích về hậu quả mà CCIA sẽ gây ra. Bạn đọc quan tâm có thể tự mình tham khảo phần dưới đây.

Ông giới thiệu rằng tiền đề cơ bản của luật pháp của New York là sự tồn tại của một cuộc khủng hoảng khí hậu. Nhưng các chính trị gia và cơ quan quản lý thường nhầm lẫn giữa khái niệm thời tiết và khí hậu, khi đưa ra giả thuyết nhằm “giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”. Điều này thường xảy ra.

Tiến sĩ William Briggs cũng nói rằng đổ lỗi cho con người về thời tiết khắc nghiệt được gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu là “quá tự tin và có thể sai lầm”. Ông giải thích rằng câu hỏi đầu tiên là làm thế nào để định nghĩa được tự nhiên. Bởi “một số người lầm tưởng rằng khí hậu trái đất chưa bao giờ thay đổi trước khi con người bắt đầu ‘can thiệp’ vào trái đất.”

Ông Briggs giải thích rằng ông đã cố gắng gán cho các vấn đề thời tiết và khí hậu bị “ảnh hưởng do con người gây ra.” Dù bạn ước tính như thế nào thì cũng không thể xác minh điều này một cách độc lập. Công cụ chính được sử dụng ngày nay để ước tính các nhân tố tác động là mô hình khí hậu. Nhưng những mô hình đó “trước tiên phải chứng minh khả năng dự đoán của chúng, nếu không thể hoặc không chính xác, thì chúng cũng không đáng tin cậy.” Ông kết luận rằng chỉ vì cơ sở của việc nghiên cứu lại “dựa trên những phỏng đoán này, do vậy là kết luận hoặc sai hoặc là quá tự tin.”

“Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia” (NOAA) ở Princeton, bang New Jersey kết luận: “Tóm lại, vẫn chưa đủ thuyết phục khi kết luận rằng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng lên do các hoạt động của con người gây ra, có những tác động có thể phát hiện đã ảnh hưởng đến những cơn bão tại lưu vực Đại Tây Dương.”

Ví dụ: Luật năng lượng xanh của bang New York thường nói về tác động của các cơn bão đối với New York. New York đã bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão trong những năm gần đây và điều này được sử dụng làm “bằng chứng” về việc biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những dữ liệu thực tế lại cho thấy kết quả ngược lại. Ông Roger Pielke, giáo sư Đại học Colorado, kiêm chuyên gia khí hậu, đã tổng kết số lượng các cơn bão đã đổ bộ tới đất liền. Ông nhận thấy rằng chúng đã giảm dần kể từ đầu những năm 1960.

Do đó, ông Roger Caiazza tin rằng thứ gọi là rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu không tồn tại. Vậy nên việc giảm phát thải khí nhà kính sẽ không có tác dụng. Ngược lại, giảm khí nhà kính chắc chắn sẽ làm tăng chi phí năng lượng. Các nhóm yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, như giá điện, giá dầu tăng, chi phí sinh hoạt về cơ bản cũng sẽ tăng cao. Sẽ không có sự báo đáp nào đối với số tiền mà chính phủ chi cho việc “giảm phát thải”. Thành thật mà nói, điều này cũng không mang lại một chút lợi ích nào cho các nhóm yếu thế.

Ông đã ước tính kế hoạch của New York và nhận thấy rằng vào năm 2100, kiểm kê phát thải của CLCPA có thể làm giảm phạm vi nóng lên của khí hậu, từ khoảng 0,0097 ° C đến 0,0081 ° C, thấp hơn 1% độ C.

Bảo Khánh (t/h)