3 lý do không sử dụng tăm xỉa răng “made in China”
- HOÀNG TRẦN
- •
Mỗi khi đưa tăm xỉa răng lên miệng, hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của chúng. Một thí nghiệm với 5 loại tăm Trung Quốc đã cho ra kết quả đáng lo ngại.
Bắt chước thí nghiệm an toàn với đũa ngăm trong nước nóng của trang ngôi sao Huang Bo năm 2013, trang sức khỏe và phong cách sống Trung Quốc (ishibk.com) đã tiến hành một thí nghiệm tương tự với 5 nhãn hiệu tăm xỉa răng hồi tháng 2.
Kết quả cho thấy cũng đáng lo ngại như với các cây đũa, tất cả nước đều bị nhuộm vàng. Một lô tăm của một nhãn hiệu có mùi thuốc chống thấm và khi đổ nước đi thì thấy có lớp cặn mỏng màu trắng dưới đáy. Ba nhãn hiệu khác thì thấy có bong bóng nổi lên và một vài cây tăm của nhãn hiệu thứ năm bị biến thành màu đen.
Ma Zhaoli, kỹ sư hóa học tại Đại học Thanh Đảo cho biết: Những cây tăm có mùi khó chịu có thể đã được tẩm lưu huỳnh hoặc dầu sơn gỗ, còn biến thành đen rất có thể là kết quả của việc bị nấm mốc.
Ba lý do chính nên lo ngại khi dùng tăm xỉa răng Trung Quốc:
1. Chúng có thể là tác nhân gây ung thư
Năm 2009, trang Sina đã báo cáochất gây ung thư rongalite đang được sử dụng ở Long Môn, miền nam Trung Quốc để sản xuất tăm. Có trên 150 nhà máy sản xuất khoảng 33.600 tấn/năm, riêng quận này của tỉnh Quảng Đông đã chiếm 70% tổng sản lượng của cả nước.
Rongalite là hóa chất có thể gây đau đầu, nôn mửa và dẫn tới ung thư, bị cấm trong chế biến thực phẩm.
Theo báo cáo của Sina, một số nhà máy ở Long Môn sản xuất tăm bên cạnh chuồng gà vịt, những công nhân không sử dụng bất kỳ dụng cụ để giữ vệ sinh nào.
2. Những cây tăm được làm trong trại lao động
Tháng 1/2013, một phụ nữ vùng Oregon tên Julie Keith đã tìm thấy trong gói hàng Halloween của mình một bức thư ngắn có nội dung đáng sợ, được viết bởi một tù nhân trong trại lao động cưỡng bức.
Sự thật là những cây tăm cũng đến từ các trại lao động này.
Minh Huệ (Minghui.org), trang web chuyên báo cáo tin tức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa ở Trung Quốc, cho biết có 2 trại cưỡng bức lao động là Changliu ở thành phố Thông Hóa và Ngõa Phòng Điếm ở Liêu Ninh. Hai nơi này giam giữ tù nhân bao gồm cả người tu Pháp Luân Công, và cưỡng bức họ sản xuất những cây tăm như trong ảnh trên.
Ở Trung tâm giam giữ Changliu, một buồng giam 28 m2 nhốt trên 30 tù nhân, chỉ có 2 nhà vệ sinh, các tù nhân bị chấy rận hay ghẻ lở không được cách ly với những người khác.
Theo Minh Huệ, tại Trung tâm Ngõa Phòng Điếm, đôi khi keo dán đóng gói các lô tăm được cất trong những cái xô nhà vệ sinh sử dụng lâu năm. Nhiều lô tăm như vậy đã được bán tại Mỹ và châu Âu.
3. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận quản lý yếu kém
Tờ báo Hoàn Cầu (The Global Times) của nhà nước Trung Quốc đã từng phân tích những quy định cơ bản và vấn đề pháp lý liên quan đến việc sản xuất tăm xỉa răng năm 2009:
“Không có tiêu chuẩn an toàn hay bất kỳ quy định đặc biệt nào quản lý quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ tăm xỉa răng.”
Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng bởi sự quan liêu của các quan chức và sự chồng chéo công việc giữa 10 cơ quan có nhiệm vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng.
“Với nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng, không có cơ quan duy nhất có khả năng xử lý tất cả các quy định về an toàn sản phẩm và việc thực thi ở Trung Quốc”, bài báo viết: “ Sự phân chia mơ hồ đã tạo ra xung đột và rối rắm”. “Người dân thường không biết đến đâu để được giúp đỡ vì có quá nhiều quy định khác nhau”.
Theo Epoch Times,
Hoàng Trần
Xem thêm:
Từ khóa Tăm xỉa răng Hàng hóa Trung Quốc