Ba nỗi lo lớn của Tổng biên tập báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến
- Chu Lài
- •
Mới đây, chuyện Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu, ông Hồ Tích Tiến cười nhạo việc Tổng thống Trump bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận. Ngày 4/10, anh Trương Chân Du (Zhang Zhenyu), cựu phóng viên thời sự hãng truyền thông Phượng Hoàng (Phoenix), người từng cùng làm trong hệ thống truyền thông đảng với ông Hồ Tích Tiến, đã chia sẻ với phóng viên của Vision Times hiểu biết của mình về ông này.
Anh Trương Chân Du nói, ông Hồ Tích Tiến, với việc tự xưng là “người chiến sĩ giai cấp vô sản cầm bút”, ông ta có ba nỗi sợ: thứ nhất, ông ta sợ lượng tài sản của mình bị lộ; thứ hai, ông ta sợ chuyện gia đình mình bị lộ, bao gồm chuyện con cái đi học và di cư ra nước ngoài, thứ ba là sợ quá khứ đen tối của mình bị lộ, sợ rằng mọi thứ về bản thân hôm nay, ngày mai, và quá khứ đều không nhất quán. Điều quan trọng nhất là ông ta sợ rằng sau khi ba điểm này bại lộ, ông ta sẽ mất tất cả.
“Tha đĩa” cho đảng đổi lấy rất nhiều bất động sản
Anh Trương Chân Du cho biết, với tư cách là phóng viên truyền thông của đảng, họ thường tham gia vào nhiều hoạt động tập thể công khai hoặc bán công khai. Trong một cuộc họp sự kiện, ông Hồ Tích Tiến từng khoe rằng chính vì tuân theo từng nhịp chân của đảng mà đã đạt được “tự do tài chính”. Ông ta thậm chí còn tự hào khoe có vài căn nhà.
Anh Trương Chân Du nói: “Chúng ta có thể nghĩ một chút, đối với một doanh nhân thành đạt hoặc một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty ở Bắc Kinh, việc mua bất động sản ở Bắc Kinh cũng đã rất khó khăn. Nếu không có ưu ái hay cửa sau bên trong thể chế dành cho Hồ Tích Tiến, sẽ không thể có con đường tắt trong cuộc đời ông ta. Hồ Tích Tiến là một điển hình ‘đắc lợi’ đặc biệt.”
Kênh truyền thông đại lục NetEase Inc cũng đưa tin, theo Bạch Nham Tùng (Bai Yansong), Chu Quân (Zhu Jun) và những người khác cho biết, dinh thự mà Hồ Tích Tiến mua ở Bắc Kinh trị giá 25 triệu Nhân dân tệ (tương đương 3,7 triệu USD). So với một người lao động phổ thông, có thu nhập mấy ngàn tệ một tháng, để mua một ngôi nhà sang trọng như vậy ở Bắc Kinh, họ có thể phải làm việc trong 500 năm.
Sắp đặt cho con cái nhập cư vào Bắc Mỹ
Tháng Năm năm nay, trên mạng lan truyền thông tin con trai của Hồ Tích Tiến đã nhập cư đến quốc gia Bắc Mỹ – Canada, ông ta ngay lập tức phản bác bằng một bài báo, kể rằng ông ta chỉ có một cô con gái là nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh với quốc tịch Trung Quốc đích thực.
Nhận trả lời phỏng vấn của Vision Times, anh Trương Chân Du cho biết: “Hồ Tích Tiến luôn phủ nhận chuyện con mình ở nước ngoài, nhưng chúng tôi đều là người của truyền thông, cũng quen một số người bên cạnh ông ta. Đôi khi chúng tôi đi tán gẫu, họ cũng nói là con trai lão Hồ ở Canada rất tốt rồi, mấy chuyện tán gẫu này đôi khi cũng khiến ông ta bực bội. Vì bạn nghĩ một chút xem, là người bên cánh tả, vẫn thường ca ngợi ĐCSTQ tốt như vậy, bỗng nhiên lại gửi con mình ra nước ngoài, phải là đang làm trò cười cho thiên hạ không? Nhiều người trong giới truyền thông chúng tôi đều cảm thấy ông ta đáng cười vậy.”
Về việc Hồ Tích Tiến công khai bác bỏ chuyện di cư của con trai mình, anh Trương Chân Du nói: “Ông ấy đương nhiên sẽ không thừa nhận điều đó rồi, và đương nhiên cũng sẽ nói đó là vu khống. Ví dụ, khi chuyện con trai Bạc Hy Lai dùng tiền biển thủ để tiêu xài xoa hoa ở Mỹ bị phanh phui, ông ta cũng lên tiếng phủ nhận. Vào thời điểm đó, Bạc Hy Lai nói trong cuộc họp báo của ‘lưỡng hội’, các phóng viên Đài Phượng Hoàng chúng tôi cũng đều ở đó ghi hình”.
Anh Trương Chân Du chỉ ra rằng ông Hồ Tích Tiến là điển hình của người trước tiến bước, người sau tiếp bước, “gửi con ra nước ngoài vì nghĩ rằng con cái và tiền bạc của mình ở đó sẽ an toàn hơn”.
Anh Trương Chân Du nhận xét, nhiều người nghĩ rằng con cái của các quan chức ĐCSTQ đến Mỹ vì họ nhận ra giá trị của phương Tây, nhưng thực tế không phải vậy. Họ chỉ cảm thấy rằng trong xã hội văn minh phương Tây, tiền của họ được an toàn, ít bị hạn chế và dễ dàng hưởng thụ hơn.
Anh Trương Chân Du từng phỏng vấn con trai của Văn Cường (Wen Qiang). Anh lấy con trai của Văn Cường và Bạc Qua Qua (con trai thứ hai của Bạc Hy Lai) làm ví dụ: “Sau khi Văn Cường có dấu hiệu bị bắt, người thân của Văn Cường muốn giúp con trai ông ta đến Mỹ, thì sau đó họ có thể thu xếp giúp. Nhưng mà con trai ông ta thì thế nào? Cậu con trai mũm mĩm giống như ông ta vậy, không muốn xuất ngoại. Kết quả là sau khi Văn Cường ngã ngựa, nhà cửa bị lục soát. Đứa trẻ này chịu ảnh hưởng quá lớn từ cha. Đầu tiên, biệt thự biến mất, thì hóa ra cũng đã không có bạn bè tụ tập, khi chúng tôi gặp (phỏng vấn) cậu ta, đó là một thiếu niên nghiện internet, thích thức khuya chơi World of Warcraft, không khác gì một đứa trẻ con nhà bình thường không có mục đích sống. Nhưng nhìn Bạc Qua Qua xem, lúc đó cậu ta đang ở Mỹ, dù cha có ‘ngã ngựa’ thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cậu ta. Cậu ta vẫn có thể sống an toàn và đầy đủ ở Mỹ. Đó là lý do tại sao rất nhiều lãnh đạo và quan chức Trung Quốc sẵn sàng gửi con cái và tiền bạc ra nước ngoài”.
Khi được hỏi tại sao ông Hồ Tích Tiến lại có tâm lý giống như các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, anh Trương Chân Du cho biết, ông Hồ Tích Tiến thường xuyên “ngụp lặn” trên các kênh truyền thông của ĐCSTQ, nhiều điều ông ta nói khá giật gân và rất khó để đảm bảo rằng sẽ không có ngày “lỡ lời”, mắc lỗi. Trong hệ thống ĐCSTQ, đặc biệt là tại một vị trí nhạy cảm như ông ta, nếu nói sai điều gì đó, có thể sẽ mất chức, mất công việc của, ông ta sẽ mất tất cả, điều này cũng buộc ông ta phải tự mở đường lui cho chính mình.
Sa chân vào hệ thống ĐCSTQ, thường phải tự tát vào mặt mình
Anh Trương Chân Du nói rằng ông Hồ Tích Tiến từng là một phóng viên chiến trường và ông ta đủ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng khi sa chân vào hệ thống ĐCSTQ, nhân tính trở nên méo mó. “Là một phóng viên truyền thông đảng, ông ta luôn phải ‘lau mặt’ cho đảng, và điều này đôi khi đó lại là tát vào mặt mình, bởi vì toàn bộ chính sách của ĐCSTQ là không nhất quán, thường rất hay thay đổi. Điều này cũng khiến Hồ Tích Tiến khó nghĩ. Hôm nay nói thế này, ngày mai lại nói ngược lại thế kia, so với một người làm truyền thông bình thường khác đã khó, đối với Hồ Tích Tiến hẳn phải càng khó khăn hơn.”
Anh Trương cũng nói rằng, “Mục đích chính của truyền thông đảng không phải là đưa tin tức thật. Hồ Tích Tiến không quan tâm đến việc điều tra xem có bao nhiêu tiền của các quan chức tham nhũng hay sự đau khổ của người dân Trung Quốc. Tài sản và vị trí chính trị của ông ta đảm bảo rằng gia đình có thể có đủ tiền để sống ở nước ngoài mới là quan trọng. Đây là hướng đi chủ yếu mà ông đang theo đuổi.”
“Hơn nữa, trong nội bộ đảng, Hồ Tích Tiến thực ra cũng không được mang ơn nhiều cho lắm, bởi vì người này quá nhiều điều nói hai mặt, vì vậy cũng là một người rất hay gây tranh cãi nội bộ. Ông ta lại cũng có nhiều tai tiếng, chẳng hạn cách đây một đoạn thời gian, chi phí du lịch của nhóm ông ta vượt quá giới hạn, thêm cả những nghi ngờ về trình độ học vấn, giấy tờ, v.v. Về phương diện cá nhân, ông ta vẫn còn nhiều điều bất lợi.”
Anh Trương Chân Du cuối cùng nói rằng, có rất nhiều người như Hồ Tích Tiến trong giới truyền thông là sản phẩm do ĐCSTQ tạo ra, và kiểu người này cũng không chỉ có trong giới truyền thông.
Chu Lài
Xem thêm:
Từ khóa Thời báo Hoàn Cầu Đài Phượng Hoàng Trương Chân Du Dòng sự kiện Hồ Tích Tiến