Bắc Kinh tức giận vì quân nhân Mỹ đồn trú tại Đài Loan
- Trí Đạt
- •
Mới đây quân đội Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, khiến cho tình hình tại khu vực eo biển Đài Loan tiếp tục căng thẳng. Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan hôm 3/4 đã xác nhận, có quân nhân tại ngũ đang đồn trú tại văn phòng ở Đài Loan, và số biên chế nhiều hơn so tại với Đại lục, điều này vô tình động đến chạm đến Bắc Kinh. Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng chỉ trích, và gọi việc này là vi phạm “nguyên tắc một Trung Quốc”.
Đồn trú từ khi Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan được thành lập
Hôm 3/4, người phát ngôn của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (American Institute in Taiwan, AIT) Amanda Mansour xác nhận, “Từ năm 2005 đến nay, chính phủ Mỹ đã cử nhiều người gồm có quân nhân tại ngũ đồn trú tại AIT, trong số đó có người của Lục Quân, Hải Quân, Không Quân, Thủy quân lục chiến.”
Đây là lần đầu tiên phía Mỹ công khai thông tin AIT có quân nhân tại ngũ đồn trú. Bà Amanda Mansour cũng chỉ ra, AIT có đơn vị bộ đội lục chiến, tức là trong tổ liên lạc các sự vụ, ngoài quan chức hải quân, không quân, Mỹ cũng phái cả quan chức quân đội lục chiến đóng trú tại Đài Loan. Vị quan chức quân đội lục chiến đầu tiên đồn trú tại Đài Loan mang quân hàm Đại úy, tên là Scott McDonald.
Số người đồn trú tại Đài Loan đông hơn tại Trung Quốc, Bắc Kinh bất mãn
Trang tin Tin tức Liên hợp (UDN, Đài Loan) đưa tin, hiện có 5 quan chức quân đội Mỹ phụ trách liên lạc các sự vụ tại Đài Loan, Tổ trưởng Tổ hợp tác an ninh là Thượng tá Lục quân, thuộc tiểu ban Lục quân Hải quân và Văn phòng huấn luyện, mỗi tiểu ban có 2 đến 3 quân chức hoặc công chức quốc phòng, hơn nữa số người so với Tổ liên lạc sự vụ còn nhiều hơn rất nhiều. Do đó có thể suy đoán, số quân đội Mỹ đồn trú Đài Loan nhiều sơn so với tại Trung Quốc. Tuy nhiên, quan chức quốc phòng đồn trú tại Bắc Kinh có cấp bậc cao hơn, thuộc Chuẩn tướng.
Hôm 4/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã dùng những lời lẽ chỉ trích, phản đối Mỹ dùng bất cứ lý do nào để điều động quân nhân đến đồn trú tại Đại Loan, đây là đi ngược với “nguyên tắc một Trung Quốc” và “Ba thông cáo chung Trung – Mỹ”. Cùng ngày, trang tin Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cũng đăng bài mắng quân đội Mỹ; đội quân trên không gian mạng của Trung Quốc cũng không kém, liên tiếp chửi đổng Mỹ trên các mạng xã hội Twiiter, Facebook.
Đúng thời điểm
Hôm 31/3, Trung Quốc đã cho 2 máy bay chiến đấu J-11 bay qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, có hành động khiêu khích Đài Loan. Không quân Đài Loan lập tức điều động máy bay ra ngăn chặn, cuối cùng máy bay Trung Quốc bay về hướng Tây đường trung tuyến.
Hôm 1/4, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ cùng phát biểu tuyên bố, nói Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nào nhằm thay đổi hiện trạng khu vực, và Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi hiện trạng, phá hoại hòa bình khu vực; Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng công khai lên tiếng, nhấn mạnh hòa bình tại khu vực eo biển Đài Loan là vô cùng quan trọng; hôm 2/4, Liên minh châu Âu cũng kêu gọi hai bên tránh làm tình hình thêm căng thẳng, mong muốn hai bờ eo biển khởi động lại đối thoại.
Về vấn đề này, Trợ lý Giáo sư Lâm Dĩnh Hựu thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và vấn đề quốc tế của Đại học Trung Chính Đài Loan (National Chung Cheng University) cho biết, “quân đội Mỹ đã cho quân nhân đồn trú tại Đài Loan lâu như thế, nhưng lại lựa chọn công khai thông tin vào thời điểm này, đây rất có thể là trả lời cho hành động máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến trên eo biển, nó mang ý nghĩa chính trị lớn hơn ý nghĩa quân sự.”
Phó Giáo sư Hoàng Giới Chính thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Vấn đề quốc tế của Đại học Đạm Giang Đài Loan (Tamkang University) cũng cho rằng, Mỹ chọn thời điểm này để công bố thông tin, có thể là muốn biểu đạt sự liên kết giữa Mỹ và Đài Loan, cổ vũ sĩ khí của Đài Loan, “Đúng dịp kỷ niệm 40 năm Luật quan hệ Đài Loan, Mỹ muốn thông qua thông tin này để xác nhận quan hệ hợp tác an ninh giữa Mỹ và Đài Loan luôn chặt chẽ.”
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Đài Loan Quân đội Mỹ eo biển Đài Loan Trung Quốc