Bài về mẹ của ông Ôn Gia Bảo bị xóa, CCTV tâng bốc mẹ ông Tập
- Miêu Vi
- •
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trước thời điểm Tiết Thanh minh đã đăng tải một bài viết dài nhớ lại mẹ mình trên truyền thông Ma Cao. Nội dung bài viết bị nghi ngờ là suy nghĩ lại về Cách mạng Văn hóa nên đã bị Bắc Kinh ngăn chặn. Ngày 9/5, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đặc biệt đăng tải về chuyện liên quan đến ông Tập Cận Bình và người mẹ Tề Tâm, bà Tề Tâm từng nhắc nhở con trai “cao xứ bất thắng hàn”.
Ngày 9/5, nhân dịp Ngày của Mẹ, đài CCTV đăng tải câu chuyện về ông Tập Cận Bình và người mẹ Tề Tâm. Tháng 3/1939, bà Tề Tâm khi đó mới chỉ 15 tuổi đã tham gia cái mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là ‘cách mạng’ tại Thái Hành Sơn, và nói rằng ông Tập Cận Bình cũng là trở về ở nông thôn Lương Gia Hà 7 năm khi “15 tuổi”.
Bài viết nói, bà Tề Tâm – một người chú trọng giáo dục gia đình, đã ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trưởng thành của ông Tập Cận Bình. Bà Tề Tâm thường xuyên chiểu theo quy định trong gia đình viết thư cho ông Tập Cận Bình, đang làm việc bên ngoài và đang bước lên vị trí lãnh đạo, răn dạy con rằng “cao xứ bất thắng hàn” (nơi cao khó tránh khỏi cái rét, ý là ở vị trí cao sẽ cô độc là lạnh lẽo) , và dặn dò ông cần yêu cầu bản thân thật nghiêm khắc.
Bản tin nói, ông Tập Cận Bình và mẹ Tề Tâm có “ước định”, cần phải làm người một cách trong sạch, làm việc một cách sạch sẽ, làm quan một cách thẳng thắn vô tư.
Mẹ của ông Tập Cận Bình – bà Tề Tâm sinh năm 1924 (cũng có tài liệu nói sinh năm 1926), quen biết ông Tập Trọng Huân qua giới thiệu của ông Hà Trường Công, hai người kết hôn năm 1944, sinh được hai người con trai và hai người con gái. Theo tìm hiểu, bà Tề Tâm hiện đang ở Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông.
Trong lúc truyền thông nhà nước đang mạnh mẽ tuyên truyền câu chuyện về ông Tập Cận Bình và mẹ, không ít người lại nhớ lại câu chuyện bị xóa trước đó không lâu về ông Ôn Gia Bảo nhớ về mẹ mình. Mẹ của ông Tập Cận Bình cũng giống như mẹ của ông Ôn Gia Bảo, đều bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa, đều là người mẹ nuôi dưỡng con cái trưởng thành, nhưng tư tưởng theo đuổi của hai người lại khác nhau. Trong chuyên chế toàn trị, ông Tập Cận Bình theo đuổi địa vị “định vu nhất tôn” (quyền uy cao nhất), còn ông Ôn Gia Bảo vẫn luôn mạnh dạn kêu gọi ĐCSTQ cải cách thể chế chính trị.
- Nghĩ về Ôn Gia Bảo, Tập Trọng Huân và Cao Trí Thịnh trong ngày 25/4
- Bài viết mới của ông Ôn Gia Bảo vi phạm “quy tắc chính trị” nào của ĐCSTQ?
- Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo viết bài nhắc nhở ông Tập Cận Bình?
Tiếng kêu gọi “đả đảo Tập Cận Bình” vang bên tai, Tập khóc một cách tuyệt vọng
Tư liệu công khai cho thấy, Cách mạng Văn hóa bắt đầu ngày 16/5/1966, do đích thân ông Mao Trạch Đông phát động hàng ngàn hàng vạn “Hồng vệ binh” làm một phong trào chính trị trên tất cả các phương diện tại Trung Quốc Đại Lục. Phong trào này khiến văn hóa truyền thống và đạo đức của Trung Quốc tiêu vong, chỉnh thể kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng chục ngàn quan chức ĐCSTQ bị đả đảo, lượng lớn nhóm người trở thành nạn nhân, rất nhiều văn vật bị hủy hoại trong “Phá Tứ cựu”. Sau khi Mao qua đời, dàn lãnh đạo ĐCSTQ đã đưa ra nghị quyết chính thức của Trung ương ĐCSTQ, cho biết cần triệt để phủ định “Cách mạng Văn hóa”, và gọi đó là “đại nạn 10 năm”.
Là một trong bát đại nguyên lão của ĐCSTQ, nhưng cả nhà ông Tập Trong Huân cũng bị hại nghiêm trọng trong Cách mạng Văn hóa.
Từ năm 1962, nhiều người trong đó có bố của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân đã bị dán nhãn “tập đoàn phản đảng”. Tháng 12/1965, ông Tập Trọng Huân bị điều xuống làm phó giám đốc Nhà máy Cơ khí Khoáng Sơn, thành phố Lạc Dương. Sau khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, ông Tập Trọng Huân đã bị bức hại tàn khốc, nhiều lần bị đấu tố phê bình. Năm 1968, ông Tập Trọng Huân được đón về “giám hộ” tại khu phòng thủ Bắc Kinh. Tháng 5/1975, ông Tập Trọng Huân được xóa bỏ “giám hộ”, vẫn trở về Lạc Dương. Đầu năm 1978, bà Tề Tâm đến Bộ Tổ chức Trung ương tìm bộ trưởng mới nhậm chức Hồ Diệu Bang để khiếu nại, ông Tập Trọng Huân mới được “sửa lại án sai” và quay trở lại Bắc Kinh.
Dương Bính, người “anh em kết nghĩa” của ông Tập Trong Huân, có bài viết trên “Báo người già vui vẻ” kể rằng ông và ông Tập Trong Huân trước sau đều bị điều chuyển xuống Lạc Dương lao động, nên đã trở thành “anh em kết nghĩa” (bạn vong niên).
Theo những gì ông Tập Trọng Huân kể, ông Dương Bính chỉ ra, khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, ông Tập Cận Bình mới 13 tuổi, đã bị coi là phần tử phản cách mạng đang hoạt động. Đồng thời bị liệt vào mâu thuẫn địch – ta, bị giam giữ trong khuôn viên Trường Đảng Trung ương.
Trường Đảng Trung ương tổ chức đại hội phê phán 6 người phe buôn lậu, người cuối cùng chính là ông Tập Cận Bình, 5 người đầu đều là người lớn. Bà Tề Tâm, mẹ của ông Tập Cận Bình, ngồi bên dưới sân khấu, khi trên sân khấu hô “đả đảo Tập Cận Bình”, bà cũng bị bức bách phải giơ tay hô khẩu hiệu đả đảo con trai mình. Một hôm đêm mưa to, nhân lúc canh gác không chú ý, ông Tập Cận Bình đã nhảy qua cửa sổ chạy về nhà, mẹ ông sợ hãi, “Sao con lại trở về rồi?“. “Mẹ, con đói.” Ông Tập Cận Bình nói một cách run run, muốn mẹ kiếm cho chút đồ ăn, sau đó vào phòng thay đồ.
Ông Tập Cận Bình không ngờ rằng mẹ mình không những không làm cơm cho ăn, ngược lại còn đội trời mưa đi báo cáo lãnh đạo trong khi ông không biết gì. Ông Tập Cận Bình biết rằng không phải mẹ mình lòng dạ độc ác, mà là bị bức bách không biết làm gì hơn. Nếu không đi báo cáo, thì chính là bao che phản cách mạng, mẹ cũng bị bắt, như vậy Viễn Bình và An An làm sao? Hai người họ vẫn còn là trẻ con.
Ông Tập Cận Bình bụng đói ùng ục, khóc một cách tuyệt vọng trước mặt người chị An An và người em Viễn Bình, rồi tuyệt vọng chạy vào trong đêm mưa.
Cuối cùng, một ông lão trông coi công trình Di Hòa Viên đã giúp đỡ, để ông Tập Cận Bình ngủ qua đêm trên một chiếc ghế, sáng hôm sau bị bắt đưa đi lao động cải tạo tại trại giam giữ thiếu niên.
Tháng 1/1969, ông Tập Cận Bình chưa tròn 16 tuổi đến Lương Gia Hà ở huyện Diên Xuyên, Thiểm Bắc tham gia vào đại đội sản xuất tại đó, làm việc ở đó 7 năm. Về sau, cùng với việc bố ông được “sửa lại án”, vận mệnh của ông mới có sự thay đổi.
“Đảng tính” của bà Tề Tâm ảnh hưởng lớn đến ông Tập Cận Bình
Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ thành lập. Chính quyền Tập Cận Bình đề xuất cần xây dựng cái gọi là “quan điểm về lịch sử đảng” một cách chính xác, sửa đổi lịch sử đảng trên diện rộng, tô điểm cho “đại nạn 10 năm” Cách mạng Văn hóa, dù ông Tập Trọng Huân khi còn sống từng nhiều lần công khai mạnh mẽ phê bình và chỉ trích độc tài chuyên chế và “Cách mạng Văn hóa” của Mao Trạch Đông.
Bố của ông Tập Cận Bình đã chịu đủ ô nhục trong Cách mạng Văn hóa, nhưng vì sao ông Tập Cận Bình lên nắm quyền rồi mà vẫn muốn cho tẩy trắng Cách mạng Văn hóa? Ông Hạ Nghiệp Lương, nguyên phó giáo sư kinh tế học tại Đại học Bắc Kinh chỉ ra, gia đình họ Tập bị hại trong Cách mạng Văn hóa, nhưng “đảng tính” của bà Tề Tâm đã ảnh hưởng lớn đến ông Tập Cận Bình.
Trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Hy vọng (SOH) tại Mỹ hôm 22/4, ông Hạ Nghiệp Lương cho biết, bởi vì toàn bộ di sản tư tưởng của ông Tập Cận Bình đều đến từ Mao Trạch Đông, sự giáo dục mà ông nhận được và tầm nhìn tri thức của ông có tính cục hạn rất lớn, điều này có liên quan đến những trải nghiệm cá nhân của ông. Khi ông Tập Cận Bình 9 tuổi, bố đã bị Mao Trạch Đông bắt giam trong tù, nhưng điều này gần như không ảnh hưởng đến tình cảm sùng bái của ông đối với Mao, mặc dù từ góc độ sinh lý, góc độ di truyền học, ông ấy là con trai của ông Tập Trọng Huân, nhưng những gì mà ông ấy kế thừa từ ông Tập Trọng Huân là rất ít. Hoàn toàn không thể hiện ra một người con có thể kế thừa những đặc điểm, phẩm chất riêng cơ bản của người bố, điều này khiến người ra thấy đáng tiếc.
Ông Hạ Nghiệp Lương phân tích rằng ông Tập Cận Bình đã kế thừa nhiều đặc điểm của bà mẹ Tề Tâm. Bởi vì bà Tề Tâm là một người được xem là kiên định đảng tính, được gọi là nữ đảng viên Cộng sản, thậm chí có mặt xa nhân tính gần như máu lạnh. Ví dụ như trong thời Cách mạng Văn hóa, năm ông Tập Cận Bình khoảng 14 tuổi bị bắt đến trại giam thiếu niên, không dễ gì chạy ra ngoài, khi đó trời mưa to, ông ấy vừa lạnh vừa đói chạy về nhà và nói với mẹ là trốn về, muốn mẹ làm cho chút đồ ăn, thay quần áo xong, lại phải trốn đi. Mẹ của ông ấy không ngó ngàng gì đến bộ dạng đáng thương của con trai khi đó, lòng dạ sắt đá muốn lôi con đưa về chỗ giam ngay lập tức, ông Tập Cận Bình vô cùng ủy khuất, khóc và rời khỏi nhà.
Ông Hạ Nghiệp Lương nói: “Bà Tề Tâm đã dạy cho ông Tập Cận Bình một bài học vô cùng mới, chính là thế nào gọi là người đảng cộng sản, chính là không có nhân tính như thế, đem nguyên tắc giai cấp, đem đảng tính đặt ở vị trí quan trọng hơn so với nhân tính. Tôi cho rằng phần này là ông ấy đã kế thừa đặc điểm của mẹ mình. Hơn nữa mấy năm trước trên mạng có lan truyền một video, là bà Tề Tâm gọi điện cho ông Tập Cận Bình, bà nói rằng hiện tại chức vụ của con cao rồi, trách nhiệm cũng to lớn hơn, con cần giữ vững nguyên tắc, không cần cân nhắc đến người nhà gì gì đó v.v, nói một loạt những lời với vẻ trang nghiêm. Đúng là không nghe ra được điểm nào cho thấy người mẹ đang nói chuyện với con trai, cảm giác như một bà cụ chủ nghĩa Mác – Lê đang dạy bảo người đồng hành hoặc cấp dưới. Cho nên tôi không biết loại tình cảm mẹ – con giữa họ liệu có phải đã bị đảng tính, tính giai cấp thay thế hay không? Do đó hiện tại nếu ông Tập Cận Bình làm loạt giáo dục tẩy não giống thời kỳ Mao Trạch Đông, ngược lại, không có gì là lạ.”
Miêu Vi, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Mao Trạch Đông Cách mạng Văn hóa Tập Trọng Huân Dòng sự kiện Tề Tâm Mẹ Tập Cận Bình