Gần đây, nhiều vùng tại Trung Quốc đã bị thiên tai nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi cơn bão Doksuri. Thiên tai này cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng Hồng Kông, nhiều người nhận định rằng cơn bão đã cho thấy vô số vấn đề bên ngoài lớp vỏ cường quốc của Trung Quốc.

p3370582a686475880
Bão Doksuri mang theo lượng mưa lớn liên tục đến miền Bắc Trung Quốc khiến nhiều nơi ở Bắc Kinh bị ngập lụt nghiêm trọng. (Ảnh: Weibo)

Bão Doksuri được hình thành ở Thái Bình Dương, có thể ví von như là “thế lực ngoại lai”, theo cách diễn ngôn thường thấy trong ngoại giao của nhà chức trách ĐCSTQ. Vài ngày qua, cơn bão này đã liên tục khiến miền bắc Trung Quốc hứng chịu mưa lớn, làm nhiều nơi ở Bắc Kinh bị ngập nặng. Các bức ảnh của AFP cho thấy nước lũ làm sập cầu và cuốn trôi các phương tiện giao thông. Hầu hết thành phố Trác Châu bị ảnh hưởng nặng nề nhất chìm trong nước lũ khiến các con phố thương mại biến thành sông bùn, các cánh đồng nông nghiệp gần đó cũng hoàn toàn chìm trong nước, nhà dân bị phá hủy, hệ thống điện nước của thành phố bị cắt…

Vụ việc cũng khiến dư luận Hồng Kông lo ngại. Do Hồng Kông có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa đại dương điển hình, nên các cơn lốc xoáy nhiệt đới từ Thái Bình Dương cũng thường mang theo mưa lớn và bão đến Hồng Kông. Tuy nhiên, dù Hồng Kông cũng vẫn có một số biểu hiện thiên tai lũ quét và sạt lở đất nhưng trường hợp nghiêm trọng như ở Đại Lục hiếm khi xảy ra ở Hồng Kông.

Nhà bình luận Nghiêm Thuần Câu (Yan Chungou) đã có bài viết cho hay, ông đã sống ở Hồng Kông 40 năm và đã nhiều lần chứng kiến mưa lớn và bão, nhưng ấn tượng của ông là chưa bao giờ phải đi bộ qua nước lụt. Có một năm nọ khi một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đảo Hồng Kông, gần nơi ông ở có một cái cây to cỡ hai người ôm đã bị bật gốc, nhưng các lối đi và không gian trống xung quanh không bị ngập lụt, cho thấy chính quyền thời thực dân Anh xây dựng hệ thống thoát nước ngầm của Hồng Kông rất tốt.

Ông đặt câu hỏi: Tại sao các thành phố do chính người Trung Quốc xây dựng và quản lý lại dễ bị thảm cảnh ngập lụt? Đây là vấn đề cần suy nghĩ!

Một số cư dân mạng Hồng Kông cho biết đã 40 năm họ chưa từng chịu cảnh bị ngập lụt, tuyên bố này hơi phóng đại nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô lớn do chính quyền Anh xây dựng tại Hồng Kông, bao gồm cả hệ thống thoát nước, quả thực rất hoàn chỉnh.

Kiểm tra thông tin cho thấy hệ thống thoát nước của Hồng Kông bao gồm các kênh mở (hay còn gọi là các dòng sông), cống và bể chứa ngầm.

Đường thủy đô thị đầu tiên của Hồng Kông là Kênh đào Bowlington được hoàn thành vào năm 1850. Giai đoạn tiếp theo từ 1870 – 1880, chính quyền thuộc địa lần lượt xây dựng thêm nhiều kênh thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.

Do dân số đô thị của Hồng Kông tăng nhanh, sau khi Thế chiến II kết thúc thì chính quyền thuộc địa bắt đầu phát triển các thành phố vệ tinh như Kwun Tong, cũng như các thị trấn mới như Sha Tin và Yuen Long, nhưng đồng thời tại các khu vực phát triển mới đó cũng luôn được triển khai các dự án quy mô lớn cải tạo đường sông và xây dựng hệ thống kênh đào lộ thiên nhân tạo.

Kể từ giữa những năm 1950, chính phủ Hồng Kông đã dần che phủ một số kênh đào lộ thiên nhân tạo nằm trong khu vực đô thị hoặc bên đường thành hệ thống ngầm, vùng đất sau khi che phủ đã được sử dụng để mở rộng đường và cải thiện điều kiện giao thông.

p3370581a205900639
Bể ngầm chứa nước lũ tại Happy Valley – Hồng Kông (Cục Dịch vụ Thoát nước Hồng Kông)

Bể chứa lũ cũng là một cách quản lý nước để kiểm soát dòng chảy của nước mưa. Nguyên lý hoạt động là tích trữ tạm thời một phần nước trên bề mặt chảy tràn từ thượng nguồn, qua đó khiến cho một lượng nước nhỏ chảy xuống lưu vực hạ lưu. Bằng cách đó giúp  kiểm soát được lưu lượng nước mưa trong khả năng của hệ thống thoát nước hạ lưu, từ đó giảm áp lực cho hệ thống thoát nước hạ lưu.

Hiện nay Hồng Kông có 3 bể chứa lũ lớn mang lại hiệu quả tốt chống ngập lụt khi mưa lớn, bao gồm: bể chứa lũ ngầm 60.000 mét khối ở Happy Valley, bể chứa lũ ngầm 9.000 mét khối ở Sheung Wan, và bể chứa lũ 100.000 mét khối ở Tai Hang East.

p2853401a964862650
Hồ chứa Sham Shui Po ở vùng đồi Woh Chai Hill hoàn thành vào khoảng năm 1904. (Ảnh: Vision Times)

Trường hợp đáng nhắc nữa là hồ chứa Sham Shui Po ở vùng đồi Woh Chai Hill hoàn thành vào khoảng năm 1904. Hồ chứa nước này do chính quyền thời thuộc địa xây dựng cả trăm năm trước, phong cách kết hợp giữa thiết kế cột đá granit kiểu châu Âu truyền thống và mái vòm bằng gạch đỏ La Mã, cho thấy dụng ý của Chính phủ Anh trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngược lại, nhiều cư dân mạng Hồng Kông cho rằng những gì xảy ra ở Đại Lục chủ yếu là do nhân họa hơn là thiên tai. Một số cư dân mạng đã đề cập đến nhiều nguồn tin trước đây, cho thấy các thành phố ở Đại Lục đều có cống giả, cống không có điểm thoát nước, không được kết nối với bất kỳ đường thoát nào. Với hệ thống thoát nước như vậy thì thành phố không bị biến thành đầm lầy khi mưa lớn mới là chuyện lạ.

Một số người còn chỉ ra, trong trường hợp mưa lớn như vậy ở nhiều phương Tây, nhà chức trách sẽ có cảnh báo và sơ tán người dân, nhưng điều này hoàn toàn không thấy có ở Trung Quốc.

Cũng có ý kiến ​​rằng chừng nào chưa cải cách hệ thống quan liêu của Trung Quốc thì cả chục năm tới Đại Lục vẫn phải chịu cảnh ngập lụt này, vì đối với bộ máy chính trị tại Trung Quốc hiện nay thì chuyện xử lý nước này không liên quan đến chuyện giữ quyền lực chính trị của  người nắm quyền!