Báo Hồng Kông: Trung Nam Hải đang tập hợp tình báo về dự luật dẫn độ
- Trí Đạt
- •
Sóng gió phản đối luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc liên tiếp xảy ra, và đã lan ra khắp Hồng Kông. Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, đối mặt với tình hình khủng hoảng tại Hồng Kông, Trung Nam Hải đang tập hợp tình báo về sự kiện phản đối đối luật dẫn độ, để tiến hành xem xét lại. Trong nội bộ cao tầng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng có nhiều tiếng nói bất đồng về việc điều chỉnh chính sách đối với Hồng Kông trong tương lai, và Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng sau sẽ tiến hành bàn bạc về vấn đề này.
Bắc Kinh khổ tâm vì không có đối sách đối với Hồng Kông
Phong trào phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc tại Hồng Kông đã thu hút được sự chú ý của quốc tế, cũng khiến cho Trung Nam Hải phải chấn động. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, biến động trong chính sách của Bắc Kinh đối với Hồng Kông như đạn đã lên nòng, nhưng hiện nay sở dĩ vẫn “án binh bất động”, là vì Bắc Kinh vẫn khổ tâm vì chưa có đối sách.
Nhật báo Apple (Apple Daily) trích dẫn nguồn tin cho biết, hiện tại các cơ quan hoặc hệ thống liên quan đến Hồng Kông của Bắc Kinh cũng đang tập hợp thông tin tình báo liên quan, đang trong giai đoạn suy xét lại. Trung Nam Hải tạm thời chưa có ý kiến chính thống nào về vấn đề Hồng Kông, dự tính cần phải đợi sau Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc vào tháng 8 thì mới có.
Do Bắc Kinh đứng sau chính phủ Hồng Kông thúc đẩy dự luật “Luật đào phạm”, nên đã khiến cho phong trào phản đối giao người cho Trung Quốc bùng nổ. Ngày 9/6, khoảng hơn 1 triệu người Hồng Kông tổ chức diễu hành; ngày 12/6, cảnh sát dùng vũ lực trấn áp người biểu tình trước toà nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, khiến nhiều người bị thương; ngày 15/6, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tạm dừng “sửa đổi luật”; ngày 16/6, tiếp tục có khoảng 2 triệu người diễu hành; ngày 1/7, tiếp tục có khoảng 550.000 người diễu hành, đồng thời xảy ra sự kiện xông vào toà nhà Hội đồng Lập pháp. Do chính phủ Hồng Kông từ chối thu hồi dự luật này, và không trả lời về 5 yêu cầu của người dân Hồng Kông, phong trào phản đối dự luật tiếp tục leo thang.
Hiện nay, phong trào phản đối dự luật đã bùng nổ khắp Hồng Kông, các cuộc diễu hành kháng nghị liên tiếp bùng nổ. Khẩu hiệu của người Hồng Kông là, “không rút [dự luật thì sẽ] không lui ”, và thề sẽ đấu tranh đến cùng.
Tập Cận Bình điều tra tình báo giả về Hồng Kông
Đầu tháng này (tháng 7), tờ HK01 tại Hồng Kông dẫn nguồn tin thân cận với Bắc Kinh cho biết, làn sóng phản đối dự luật phát triển thành cục diện như hiện nay, đã khiến cho cao tầng Bắc Kinh cảm thấy hoảng hốt. Bởi vì mới đầu, các cơ quan như Văn phòng liên lạc Trung ương, Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Macau đệ trình báo cáo đều viết rất lạc quan, nhưng kết quả lại hoàn toàn không phải như báo cáo.
Nguồn tin nói, vì thế, ông Tập Cận Bình chuẩn bị triển khai một đợt kiểm thảo lớn về toàn bộ hệ thống công tác đối với Hồng Kông, đồng thời nghiêm khắc điều tra nguồn gốc tình báo giả về Hồng Kông.
Từ thời điểm đầu khi xảy ra phong trào phản đối dự luật dẫn độ, ông Tập Cận Bình đã phái người ngầm thu thập tình báo về Hồng Kông. Theo tờ Minh báo (Ming Pao) tại Hồng Kông đưa tin ngày 15/6 cho biết, trong cuộc đại diễu hành ngày 9/6, quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã phái “thám tử” trà trộn vào đội ngũ người diễu hành; ngày 12/6, cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực trấn áp người biểu tình, hiện trường cũng có người cải trang thành người biểu tình và nói chuyện với những thanh niên trẻ tham gia biểu tình, sau đó báo cáo lên Bắc Kinh, và Bắc Kinh không chỉ nghe báo cáo từ Văn phòng liên lạc Trung ương.
Bình luận viên thời sự Lý Lâm Nhất phân tích, chính quyền ông Tập Cận Bình “nhảy qua” Văn phòng liên lạc Trung ương, trực tiếp phái người trà trộn vào đội ngũ người diễu hành để nghe ngóng thông tin, điều này cho thấy Trung Nam Hải đã có thái độ nghi ngờ về tình báo và các thông tin nhận nhận được, và muốn thông qua phương thức khác để tìm hiểu về tình hình thực tế.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Đường Hạo, mới đây cũng có bài viết phân tích, Bắc Kinh thời gian qua liên tiếp phán đoán sai lầm về tình thế trong đối ngoại và nội chính quan trọng, đưa ra chính sách sai lầm, chủ yếu là có “loạn thần làm lỡ quốc sự”, ông Tập Cận Bình cũng đưa ra các quyết sách sai lầm vì các thông tin tình báo giả, biên tạo tham vấn nội bộ hoặc bị rối bời bởi thông tin trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Sau khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ, Thường uỷ Bộ Chính trị Hàn Chính (đã hai lần đến Thâm Quyến, người của phe Giang Trạch Dân) được cho là mồi dẫn lửa gây ra sự kiện Hồng Kông. Thông tin công khai cho thấy, trước đó ông Hàn Chính rất ủng hộ chính phủ Hồng Kông sửa đổi dự luật dẫn độ.
Trong bài viết của mình, Đường Hạo chỉ ra, phe Giang Trạch Dân không những dẫn hướng sai ông Tập Cận Bình để ông Tập đưa ra quyết sách sai lầm bằng cách cài cắm loạn thần và đặc vụ, mà đồng thời người của phe Giang Trạch Dân đại diện là Vương Hộ Ninh và Hàn Chính, cho đến Tăng Khánh Hồng (người có sức ảnh hưởng tại Hồng Kông, Macau), còn cố ý thông qua kích động xung đột tại Hồng Kông, tạo đàn áp đẫm máu, mượn cơ hội này để đặt bẫy và ép ông Tập Cận Bình phải từ từ chức.
Hồng Kông làm gia tăng chia rẽ nội bộ ĐCSTQ
Vấn đề Hồng Kông đang làm gia tăng sự chia rẽ trong nội bộ ĐCSTQ. Apple Daily đưa tin nói, nguồn tin tiết lộ, nội bộ Trung Nam Hải có nhiều tiếng nói bất đồng lớn về việc tương lai sẽ điều chỉnh chính sách như thế nào đối với Hồng Kông. Rốt cuộc là “một nước hai chế độ” sẽ bước sang giai đoạn đếm lùi hay là cải cách lại chính trị, hiện nay vẫn còn là ẩn số. Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng sau sẽ có tác động mang tính quyết định đối với vấn đề này.
Hiện tại, khu vực Bắc Đới Hà đã thực hiện hạn chế giao thông trên phạm vi rộng, 7 Thường uỷ Bộ Chính trị cũng lần lượt đến các nơi điều tra nghiên cứu tình hình, giới quan sát cho rằng cao tầng của ĐCSTQ đang chuẩn bị cho Hội nghị Bắc Đới Hà.
RFI phân tích, Hội nghị Bắc Đới Hà lần này sẽ thảo luận 3 vấn đề lớn mà Bắc Kinh đang đối mặt, tức tình hình kinh tế trong nước đang đi xuống, chiến tranh thương mại và vấn đề Hồng Kông, và cả 3 vấn đề này lại trói buộc lẫn nhau, nên đối với Bắc Kinh mà nói, chính là rủi ro chồng lên rủi ro.
Phân tích cho rằng, việc Mỹ dùng vấn đề Hồng Kông làm quân cờ để đối phó với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại là điều khó tránh, và chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ hoá giải hoá giải ra sao, cũng không phải là việc dễ dàng.
Một nguồn tin khác cho biết, Trung Nam Hải đã sớm có nhận thức chung rằng, phong trào phản đối luật dẫn độ không đơn thuần là vấn đề Hồng Kông. Tờ Nam Hoa Tảo báo (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin, sau 22 năm bàn giao chủ quyền Hồng Kông, đã nhiều lần xảy ra nhiều hoạt động biểu tình quy mô lớn, Trung Nam Hải đã ý thức được, ngày càng nhiều người Hồng Kông, đặc biệt là lớp trẻ Hồng Kông căm hận và sợ thể chế độc tài của chính phủ ĐCSTQ.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Hội nghị Bắc Đới Hà Dòng sự kiện phản đối luật dẫn độ Hồng Kông