Vài năm qua, có nhiều thông tin ‘nhạy cảm’ về mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và cấp cao quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đặc biệt là gần đây, Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của họ liên tục có những bài viết làm dấy lên suy đoán rộng rãi về những mâu thuẫn nội bộ của quân đội. Có nhận định, những bài báo này phản ánh sự thể hiện thái độ công khai của cấp cao quân đội đối với ông Tập đã xấu đi đến mức không thể hòa giải. Có ý kiến cho rằng nhìn từ văn hóa chính trị Trung Quốc và phong cách quản trị của Tập Cận Bình, kiểu giải thích đó có thể quá đơn giản. Về vấn đề này, ông Vương Đan (người Mỹ gốc Hoa) – người trước đây từng được xem là một trong những lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn Trung Quốc –  đã có bình luận trên kênh YouTube của mình.

Vuong Dan 1
Tác giả Vương Đan. (Chụp màn hình video YouTube)

Bí ẩn đằng sau bài báo của Quân đội Trung Quốc

Gần đây, Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc đã liên tiếp đăng một số bài nhấn mạnh “lãnh đạo tập thể”“cơ chế tập trung dân chủ”, những nội dung này dường như đi ngược lại với “cơ chế trách nhiệm [cá nhân] Chủ tịch Quân ủy” mà Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh. Bối cảnh hiếm thấy này khiến nhiều nhà quan sát bắt đầu suy đoán, liệu cấp cao nhất của quân đội có công khai đối đầu với ông Tập không.

Nhưng ý định thực sự của những bài báo này không nhất thiết phải nhằm vào Tập Cận Bình. Trước hết, nếu cấp cao của quân đội Trung Quốc thực sự muốn thách thức quyền lực của ông Tập, phương thức đăng bài công khai trên truyền thông Đảng rõ ràng là quá lộ liễu, không đúng với bản chất bí mật thường thấy trong văn hóa chính trị của họ, cũng không phù hợp với phong cách làm việc bình tĩnh và thận trọng của cấp cao quân đội. Là trụ cột cốt lõi của chính quyền Trung Quốc, quân đội chưa bao giờ là nhóm dễ dàng công khai đối đầu với lãnh đạo cao nhất.

Một cách giải thích có thể hợp lý hơn, là việc xuất bản các bài báo này là theo lệnh của ông Tập, để thúc đẩy hợp lý hóa vấn đề một loạt các điều chỉnh nhân sự cấp cao của quân đội ĐCSTQ gần đây. Những bài báo này có thể nhằm nhấn mạnh việc quản lý mang tính khuôn mẫu trong quân đội, chỉ trích phong cách gia trưởng hoặc lạm dụng quyền lực, trên thực tế là tạo ra tính hợp pháp cho Tập để làm sạch những người bất đồng chính kiến và định hình lại cấu trúc quyền lực của quân đội. Cách tiếp cận gửi tín hiệu đến thế giới bên ngoài thông qua biểu đạt thúc đẩy “lãnh đạo tập thể” này, không mâu thuẫn với chiến lược cai trị vẫn được ông áp dụng.

Tap Can Binh 4
Ông Tập Cận Bình thăm và phát biểu tại Ma Cao. (Ảnh chụp màn hình video)

Đằng sau những thay đổi nhân sự thường xuyên trong quân đội

Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền đã thường xuyên xuất hiện điều chỉnh nhân sự các cấp cao của quân đội. Hiện tượng này đặc biệt nổi những năm gần đây, chỉ từ năm 2023 –   2024 đã cách chức hoặc điều chuyển công tác nhiều tướng lĩnh quân đội. Sự kiện gây chú ý hàng đầu gần đây là việc đột ngột cách chức Chính ủy Lục quân Tần Thụ Đồng. Có quan điểm cho rằng điều này cho thấy quyền kiểm soát của ông đối với quân đội đã suy yếu, nhưng phán đoán này có thể quá hời hợt.

Những thay đổi nhân sự thường xuyên đó cho thấy nỗ lực tăng cường của Tập nhằm kiểm soát quân đội – thông qua điều chỉnh quyền lực. Các nhà độc tài thường sử dụng chiến lược “kéo phe này đánh phe kia”, làm suy yếu các lực lượng đối lập tiềm tàng bằng cách thanh trừng cấp cao nhất, đồng thời gửi tín hiệu răn đe đến cả trong và ngoài Đảng. Thông qua điều chỉnh nhân sự quy mô lớn, ông không chỉ làm tan rã các lực lượng phe phái trong quân đội có thể tiềm ẩn hình thành, mà còn củng cố vị trí cốt lõi của cá nhân mình.

Ngoài ra, việc Tập thường xuyên thay đổi tướng lĩnh thân cận cũng có thể là để chứng minh cho các đối thủ tiềm năng thấy rằng quyền lực của ông không thể thách thức. Nói cách khác, việc những người thân cận nhất bên ông cũng có thể bị thanh trừng bất cứ lúc nào, cũng là cách để cảnh báo các lực lượng khác trong Đảng không nên manh động. Chiến lược duy trì quyền lực thông qua các biện pháp răn đe này mặc dù có hiệu quả, nhưng cũng dễ gây ra yếu tố bất ổn.

Đảng chỉ huy súng và lòng trung thành của quân đội

Kể từ khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ luôn coi “Đảng chỉ huy súng” là nguyên tắc cốt lõi trong cai trị, nguyên tắc này đã ăn sâu vào văn hóa chính trị của họ và là ‘gen thể chế’ để bảo đảm chế độ ổn định. Theo khuôn khổ này, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội là trung thành với Đảng chứ không phải trung thành với cá nhân.

Ngay cả khi trong nội bộ quân đội có chút bất mãn với ông Tập thì cũng không có khả năng công khai thách thức nguyên tắc “Đảng chỉ huy súng”. Thách thức nguyên tắc này không chỉ làm suy yếu nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ, mà còn có thể dẫn đến khoảng trống quyền lực trong Đảng và quân đội, gây bất lợi cho nhà lãnh đạo mới nhậm chức. Vì vậy, đấu tranh phe phái trong quân đội ‘diễn biến trong khuôn khổ’ hơn là đe dọa trực tiếp đến vị thế cai trị của Tập Cận Bình.

Trò chơi quyền lực và tham nhũng trong quân đội

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình trong quân đội là một trong những lý do quan trọng dẫn đến không ngừng biến động nhân sự quân đội ĐCSTQ trong những năm gần đây. Bằng cách thanh trừng các phần tử tham nhũng, ông không chỉ làm suy yếu sức mạnh phe phái mà còn tăng cường sức chiến đấu và lòng trung thành của quân đội. Nhưng chiến dịch chống tham nhũng này cũng có thể làm trầm trọng thêm cuộc đấu tranh quyền lực trong quân đội ĐCSTQ.

Quân đội là bộ máy đặc biệt trong hệ thống của ĐCSTQ, nội bộ luôn tồn tại vấn đề đấu tranh phe phái. Vài năm qua vấn đề này đã trở nên gay gắt hơn khi Tập cố gắng loại bỏ những người bất đồng chính kiến thông qua chống tham nhũng. Trong bối cảnh này, cấp cao của quân đội có thể dùng biện pháp dư luận và điều chỉnh chính sách để cố gắng bày tỏ bất mãn trong một phạm vi nhất định hoặc giành được nhiều tiếng nói hơn.

Phong cách lãnh đạo của Tập và tương lai của quan hệ quân sự

Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Tập Cận Bình rất giỏi sử dụng quyền lực để duy trì vị thế thống trị của mình. Giống như Mao Trạch Đông, Tập có xu hướng củng cố quyền lực bằng cách tạo ra các cuộc đấu tranh nội bộ. Về vấn đề quân đội, ông có thể đã áp dụng một chiến lược tương tự, giữ quyền kiểm soát quân đội bằng cách ủng hộ một số phe phái và tấn công các phe phái khác.

Nhưng chiến lược này cũng có những rủi ro. Một mặt, các cuộc thanh trừng thường xuyên có thể dẫn đến bất mãn tích tụ ở cấp cao nhất của quân đội, làm suy yếu tính ổn định của bộ máy này. Mặt khác, sự gia tăng đấu tranh phe phái trong quân đội cũng có thể khiến việc ra quyết định của Tập gặp nhiều trở ngại hơn.

Về lâu dài thì mối quan hệ của ông với quân đội có thể trở nên phức tạp hơn khi các vấn đề kinh tế và xã hội Trung Quốc trở nên tồi tệ đến mức độ nhất định, vì suy thoái kinh tế và mâu thuẫn xã hội gia tăng có thể khiến vị thế của quân đội trở nên nổi bật hơn trong việc duy trì ổn định. Nếu quân đội mất niềm tin vào chính sách của Tập và thậm chí xuất hiện xu thế bất mãn sâu sắc hơn mức có thể bình ổn, thì tình hình sẽ phát triển đầy bất ổn khó lường.

Cân bằng mong manh và tương lai khó lường

Hiện cho dù quan hệ của ông với cấp cao quân đội là trò chơi quyền lực mà tính ổn định rất mong manh, nhưng vẫn chưa đến mức độ chia rẽ công khai. Đấu tranh phe phái trong quân đội yếu vẫn là giữ cân bằng quyền lực nội bộ ĐCSTQ hơn là thách thức trực tiếp đối với quyền lực của Tập Cận Bình. Các bài báo trên Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân và những thay đổi nhân sự gần đây đều có thể được coi là phản ánh bề ngoài của tình hình phức tạp này.

Trong tương lai, về đại thể thì vấn đề liệu Tập có thể duy trì quyền kiểm soát hiệu quả đối với quân đội hay không, ở mức độ lớn sẽ quyết định tính ổn định cai trị của ông. Nhưng cái giá của kiểm soát này có thể là rủi ro chính trị cao hơn và mâu thuẫn xã hội sâu sắc hơn. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và khủng hoảng lòng tin xã hội Trung Quốc ngày càng trầm trọng đang khiến áp lực bên trong và bên ngoài của nhà cầm quyền Trung Quốc gia tăng, Tập Cận Bình cần tìm kiếm cân bằng mong manh giữa củng cố quyền lực và duy trì ổn định, nếu không có thể phải đối mặt nguy cơ chính trị lớn hơn và khó lường.

Bối cảnh chính trị của Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng và tương lai đầy bất ổn. Cho dù Tập đối phó với những thách thức và tranh giành quyền lực trong quân đội như thế nào, xu thế cò cưa này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến định hướng chính trị và xã hội của Trung Quốc.