Ông Nhậm Trạch Bình (Ren Zeping) – nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung Nguyên và mạng tài chính Trung Quốc (Fecn) – hôm 24/12 đã đăng trên Weibo cá nhân của ông chuyện Hoàng đế Vũ Hán năm 89 trước Công nguyên ban hành “Chiếu tự răn”. Sau đó, trang của ông Nhậm đã bị nhà chức trách Trung Quốc khóa. Nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc – ông Hồ Bình – đã có bình luận về vấn đề này.

Tap Can Binh o Peru 2
Chủ tịch Tập Cận Bình tại Peru ngày 14 tháng 11 năm 2024. Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). (Ảnh: ERNESTO BENAVIDES/AFP qua Getty Images)

“Chiếu tự răn” được ông Nhậm Trạch Bình đề cập là ‘Chiếu Luân đài’ của Hoàng đế Vũ Hán, có ghi:

“Kể từ khi tôi lên ngôi, những gì tôi đã làm điên cuồng khiến thiên hạ sầu khổ… Từ nay từ bỏ những làm chuyện gây hại bách tính.”

Đoạn văn này sau khi công bố lập tức lan truyền rộng trên mạng, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đều cho rằng nó đang ám chỉ ông Tập Cận Bình.

Kiểm tra Weibo của ông Nhậm Trạch Bình không thể tìm thấy đoạn văn bản này, trang Weibo hiển thị “do vi phạm luật pháp và quy định liên quan, người dùng này hiện đang trong tình trạng cấm phát biểu”… – Vấn đề phần nào xác nhận suy đoán của cư dân mạng [do đụng vấn đề nhạy cảm đối với ông Tập].

Trung Quốc cổ đại có một truyền thống, khi đất nước bị thiên tai nghiêm trọng, hoặc là chính quyền của triều đình xảy ra sai lầm lớn, thậm chí chính quyền xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, thì hoàng đế phải ban hành “Chiếu tự răn” (Tội kỷ chiếu), công khai tự phê bình bản thân. Tại sao khi thiên tai thì hoàng đế cũng phải xem xét lại bản thân? Bởi vì hoàng đế phụng mệnh Trời, nếu hoàng đế vi phạm ý chí của Trời thì Trời sẽ đưa ra cảnh báo thông qua các hiện tượng như thiên tai, vì vậy hoàng đế cần phải ban hành chiếu tự răn để được Trời tha thứ.

Theo nhà luật học Tiêu Hãn thống kê từ “25 bộ sử”, trong lịch sử Trung Quốc có tổng cộng 79 vị hoàng đế đã từng hạ chiếu tự răn, tổng cộng có khoảng 270 bản.

Tuy nhiên, lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ biết tự răn. Mao Trạch Đông đã nhiều lần nói rằng bản thân ông ta không bao giờ tự răn. Mao từng nói: “Các đời hoàng đế thường hạ chiếu tự răn, vì khi đó không làm thế sẽ vong quốc [mất triều đại/ngôi vua, vì lúc triều đại suy thoái]”. Lời này không đúng. Hán Văn Đế, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Khang Hy của nhà Thanh đều hạ chiếu tự răn khi triều đại thịnh vượng, họ đều được xem là minh quân.

Tại sao trước đây hoàng đế có thể hạ chiếu tự răn, mà nay lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không bao giờ làm thế? Về vấn đề này, chúng ta có thể thấy được một sự khác biệt lớn giữa chế độ đế chế truyền thống và chế độ cộng sản chuyên chế hiện nay.

Quyền lực của hoàng đế là tối cao trong chế độ vua chúa truyền thống, nhưng dựa trên huyền thoại về quyền lực vua được Thần ban cho, hoàng đế không được coi là hiện thân của chân lý, đại diện cho chuẩn mực. Hoàng đế cũng có thể nói sai và làm sai, vì vậy có thể bị chỉ trích, điều này để lại không gian nhất định cho thần dân bày tỏ sự bất đồng. Nhà lãnh đạo vĩ đại của ĐCSTQ thì khác, họ vĩ đại là vì họ được xem là hiện thân của chân lý, đại diện cho chuẩn mực và điều này thường được viết vào Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Nghĩa là bất kỳ quan điểm và ý kiến nào khác với ‘nhà lãnh đạo vĩ đại’ đều bị xem là sai trái, ai bất đồng quan điểm chính trị, theo định nghĩa là chống Đảng, là kích động lật đổ chính quyền…

Hơn nữa, dưới chế độ đế vương truyền thống, quyền lực của hoàng đế đến từ Trời và được cha truyền con nối, sự phân biệt giữa hoàng đế và quần thần là rõ ràng, vị trí của hoàng đế và đại thần không thể hoán đổi cho nhau, nên hoàng đế phạm sai lầm có thể ban chiếu tự răn và vẫn tiếp tục làm hoàng đế. Nhưng đối với ĐCSTQ, Tổng Bí thư cùng Chủ tịch Đảng và các đồng nghiệp cấp cao của họ có thể hoán đổi vị trí của nhau. Một người được vào vị trí ‘lãnh tụ vĩ đại’ vì người đó được coi là hiện thân của chân lý, được coi là đại diện của chuẩn mực, theo định nghĩa là không thể phạm sai lầm, một khi phạm sai lầm thì không phải là hiện thân của chân lý và không phải là đại diện của chuẩn mực, khi đó cũng không có tư cách tiếp tục làm lãnh tụ vĩ đại.

Tại hội nghị Lư Sơn (năm 1959 tại tỉnh Giang Tây), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bành Đức Hoài đưa ra ý kiến cho Mao Trạch Đông. Về mặt chủ quan, Bành Đức Hoài có động cơ giành quyền lực hay không thì ở đây chưa bàn, nhưng từ góc độ của Mao thì ông ta không thể không cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa nên xem ý kiến của Bành là “thư khiêu chiến”. Logic của Mao rất đơn giản, nếu Bành đúng nghĩa là Mao sai, vậy còn căn cứ nào để Bành không thay Mao làm lãnh đạo? Đối với những người quen thuộc với lịch sử ĐCSTQ, điều này tương đương với việc gửi đi tín hiệu đấu tranh đường lối – tín hiệu của thách thức quyền lực.

Hoàng đế thừa nhận sai lầm vẫn còn là hoàng đế, một khi lãnh đạo ĐCSTQ thừa nhận sai lầm thì hầu hết không còn lãnh đạo. Trong lịch sử ĐCSTQ, lãnh đạo một khi thừa nhận sai lầm thì bị mất chức vụ, điều này đúng với các trường hợp như Trần Độc Tú, Vương Minh đến Hoa Quốc Phong. Một cách chính xác, lãnh đạo ĐCSTQ không phải đều thừa nhận sai lầm rồi mất quyền chức, một số bị đồng chí ép mất chức rồi ép thừa nhận sai lầm. Trường hợp Triệu Tử Dương bị buộc từ chức nhưng không thừa nhận sai lầm chỉ là ngoại lệ.

Tóm lại đối với ĐCSTQ, thừa nhận sai lầm và mất quyền chức có liên quan chặt chẽ, giải thích tại sao thời cổ đại Trung Quốc có rất nhiều hoàng đế ban chiếu tự răn, còn các nhà lãnh đạo vĩ đại của ĐCSTQ đương đại không làm thế bao giờ. Đây là lý do tại sao Tập Cận Bình sợ nhắc chiếu tự răn.

Hồ Bình
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)