Chuyện đào mộ nhục thi trong thời Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc diễn ra ào ạt như phong trào. Điều này đã khiến cho Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình quyết định không lưu lại tro cốt sau khi chết?

chut su that ve ong chu an lai ky 3 1
Đặng Tiểu Bình (trái) và Chu Ân Lai (phải)

Thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa, người Trung Quốc bị một loại kích thích tâm lý chính trị đến mức cực độ, cực đoan, rất không bình thường và lý trí. Càng điên cuồng thì càng được đánh giá là “cách mạng”, nếu không điên cuồng thì bị liệt vào hàng ngũ phái tiêu dao. Hồng vệ binh, học sinh thanh niên Bắc Kinh được nghe thuyết giảng về chủ nghĩa Marx với hàng vạn điều, nhưng chung quy lại thì chỉ có một câu: tạo phản có lý.

Thế là họ tháo giày, cắt tóc, đốt văn vật, đổi tên phố, thay tên người, bắt người diễu phố, đeo tấm biển lớn, đội mũ cao, đánh người, giết người, và nếu sau đó vẫn chưa thỏa hết hứng thú thì bắt đầu đi đào mộ. Đã là Đại Cách mạng Văn hóa thì phải cắt đứt với tất cả văn hóa cũ, người sống thì cần dày vò, người chết thì cũng không thể để họ yên nghỉ.

Mộ của Cù Thu Bạch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (8/1927 đến 7/1928) trong núi Bát Bảo Sơn bị đập phá vì ông này bị chỉ trích trong thời Cách mạng Văn hóa.

Mộ của Khang Hữu Vi bị đào lên, xương bị buộc vào dây thừng và bị kéo lê trên phố lớn để thị chúng, vừa đi vừa đánh khúc xương đó vì ông này là người theo phái Bảo Hoàng lớn nhất ở Trung Quốc.

Mộ của Trương Chi Động, một viên quan và chính trị gia nổi tiếng Trung Quốc vào cuối triều đại nhà Thanh và là người ủng hộ phái cải cách một cách thận trọng cũng bị đào, lần này xương không bị kéo lê đi bêu ngoài phố, mà thi thể của vợ chồng nhà họ Trương bị treo ngược lên cây trong một tháng, cuối cùng để cho chó gặm.

Cach mang van hoa
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.

Mộ của Khổng Tử và gia quyến cũng bị đào bới, hài cốt, di vật bị đem đi thị chúng rồi sau đó tiêu hủy, tất cả bia, tượng có thể đập đều bị đập hết, ngay cả tấm bia “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” cũng bị đập đổ.

Di hài của Minh Thần Tông Vạn Lịch Hoàng đế và các phi tần bị đào ra khỏi Định Lăng, kết cục cũng giống như vợ chồng Trương Chi Động, cũng bị treo xương phơi thây rồi đốt hủy.

Vũ Huấn – người ăn mày nghĩa hiệp lưu danh thiên cổ ở huyện Quán tỉnh Sơn Đông thời nhà Thanh, đi ăn xin trong hơn 30 năm để góp tiền thành lập trường học dành cho những người nghèo túng, và được xem như một đại anh hùng, được sử sách thời cận đại xưng tụng là “Khoáng thế kỳ nhân“, cũng có vận mệnh tương tự như Khang Hữu Vi, cũng bị đào di thể lên rồi kéo đi ngoài phố.

Tề Bạch Thạch là một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc, mộ của ông cũng bị đào vì Giang Thanh đã từng điểm danh và lăng mạ ông ấy.

14359408105319
Đào mộ thời Cách mạng Văn hóa

Hoắc Khứ Bệnh, Nhạc Phi, Vương Hy Chi, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Hải Thụy, Trương Cư Chính, Bồ Tùng Linh, Viên Sùng Hoán, Vu Khiêm, Lâm Hà Tĩnh, Trương Thái Đàm, Từ Lân Tích, Thu Cẩn, Dương Nãi Vũ, Trương Tự Trung, Dương Hổ Thành, những người này cũng đều bị Đại Cách mạng Văn hóa “bới ra” từ trong mộ. Họ chết rồi, nhưng chết rồi thì cũng phải cho họ chết lần nữa. 

Đại Cách mạng Văn hóa hô hào triệt để cắt đứt với tất cả tư tưởng cũ, văn hóa cũ, vậy chẳng lẽ đào mộ nhục thi là một tư tưởng mới và văn hóa mới? Sau này Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều viết di chúc, rằng chết rồi thì không lưu lại tro cốt, có lẽ vì sợ rằng mộ sẽ bị đào bới khiến chết rồi vẫn không được yên nghỉ.

Thành Đô

Xem thêm: