Cư dân mạng Trung Quốc lan truyền tin “Việt Nam xả lũ” gây thảm họa cho Quảng Tây
- Hải Chung, Lạc Á
- •
Bão Yagi mang theo lượng mưa lớn nhiều ngày đã gây ra lũ lụt ở Trung Quốc và Việt Nam. Do có dòng sông chảy qua hai nước, nên trên Internet Đại Lục tràn ngập tin đồn đổ lỗi cho Việt Nam xả lũ gây ra thảm họa cho vùng Quảng Tây, Trung Quốc. Theo báo cáo chính thức của Việt Nam, Nhà máy thủy điện Mã Lộc Đường ở Vân Nam trên sông Bàn Long chảy vào Việt Nam đã xả lũ, hai nước đã đàm phán với nhau về việc xả lũ. Tuy nhiên, truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng phía Việt Nam phàn nàn về việc Trung Quốc xả lũ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời một cách mơ hồ. Trên internet tại Đại Lục, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không hề chặn tin đồn về “Việt Nam xả lũ”.
Tính đến 17h ngày 14/9, bão Yagi và mưa lũ do hoàn lưu bão đã khiến 352 người tử vong và mất tích (276 người chết, 76 người mất tích), theo báo cáo của địa phương được Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cập nhật.
Con sông chính liên quan đến trận lũ lần này là sông Hồng, bắt nguồn từ Đại Lý, Vân Nam, chảy qua Trung Quốc và Việt Nam (thượng nguồn sông Hồng ở Trung Quốc gọi là Nguyên Giang). Nhánh chính của sông Hồng là Sông Đà, ở đoạn thượng nguồn phía Trung Quốc được gọi là Biên Giang hay Lý Tiên Giang. Sông Đà nhập vào sông Hồng cách Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây Bắc.
Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, chính quyền thành phố Hà Giang, gần biên giới Trung Quốc, ngày 11/9 cảnh báo việc xả nước từ đập Trung Quốc có thể làm mực nước sông Đà dâng cao.
Theo thông tin từ trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam, hôm 9/9, phía Việt Nam đã tăng cường liên hệ với Trung Quốc để đề xuất các biện pháp giảm thiểu lũ lụt ở lưu vực sông Hồng. Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước sông Hồng từ thượng nguồn đến hạ lưu, phối hợp giảm hoặc đóng cửa xả lũ các trạm thủy điện thượng nguồn, kịp thời thông báo cho Việt Nam thời gian xả lũ, lưu lượng cụ thể.
Được biết, sáng 10/9, Trung Quốc tuyên bố chưa có phương án xả lũ đối với 2 thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng và từng thủy điện đều dừng hoạt động để ngăn lũ, tích nước.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam, sau đó xác nhận Trung Quốc quả thực đã mở cửa xả lũ vào chiều 11/9. Tuy nhiên, ông nói với truyền thông trong nước Việt Nam rằng Trung Quốc đã gửi văn bản thông báo trước cho Việt Nam. “Lượng xả thải cũng rất ít. Sẽ ảnh hưởng đến hạ lưu ở Việt Nam nhưng không nhiều”.
Vào tháng 12 năm ngoái, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và ký một số thỏa thuận. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm vừa thăm Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị tổng bí thư vào tháng trước. Tuyên truyền cấp cao của ĐCSTQ nêu rõ ông Tô Lâm nói “Trung Quốc luôn được xếp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Chính quyền Việt Nam hôm thứ Tư cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xả lũ trên sông Bàn Long, một nhánh khác của sông Hồng. Thượng nguồn sông Bàn Long nằm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Việt Nam và hòa vào sông Hồng. Nhà máy thủy điện Mã Lộc Đường được xây dựng ở châu tự trị Văn Sơn, tỉnh Vân Nam. Đoạn sông Bàn Long chảy qua Việt Nam có tên là sông Lô.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ hôm 11/9, phóng viên Reuters hỏi rằng quan chức Việt Nam nói Trung Quốc chưa phối hợp với Việt Nam trong việc xả lũ sông Bàn Long, một nhánh của sông Hồng, và sau đó đã mở các cửa xả lũ để xả nước vào sông Bàn Long, khiến tình hình lũ lụt dọc sông Hồng trở nên nghiêm trọng hơn.
Một người phụ nữ nhìn lũ lụt trên đường phố Hà Nội ngày 12/9/2024. (Ảnh: Getty Images)
Hôm đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Mao Ninh, không trực tiếp đề cập đến việc xả lũ mà chỉ nói rằng: “Trung Quốc và Việt Nam duy trì liên lạc chặt chẽ về hợp tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ”. Bà nói: “Để hỗ trợ Việt Nam chống lũ, nhà máy thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Nguyên Giang – Sông Hồng đang được tiến hành tích nước ngăn lũ.”
Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 13/9 lại đưa tin thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho thấy, việc xả nước lũ từ Trạm thủy điện Mã Lộc Đường ở Vân Nam trên sông Bàn Long về Việt Nam đã được đàm phán. Cũng có ý kiến cho rằng “để hợp tác với nỗ lực chống lũ và cứu hộ ở hạ lưu của Trung Quốc và Việt Nam, Nhà máy thủy điện Mã Lộc Đường chưa mở cửa xả lũ”, nhưng “mưa lớn gần đây đã khiến mực nước thủy điện Mã Lộc Đường dâng cao, có nguy cơ vỡ đập”.
Thông báo đề cập đến việc phía Trung Quốc đã thông báo cho tỉnh Hà Giang về việc đập Mã Lộc Đường dự kiến sẽ mở và xả lũ từ 15h ngày 11/9/2024 đến 2h ngày 12/9/2024, với lưu lượng xả nước tối đa 250 mét khối/giây. Sau khi trao đổi và đàm phán giữa hai bên, các cơ quan liên quan của Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả lũ tối đa từ 250 mét khối/giây xuống 200 mét khối/giây, đồng thời lùi thời gian xả lũ đến 4:30 chiều ngày 11/9/2024.
Trên Facebook Việt Nam có những bài viết với tựa đề “Khẩn cấp! Đê sông Lô bị vỡ. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xả nước lũ từ thượng nguồn”; “Trung Quốc đang mở 6 cửa xả lũ Lào Cai. Mong mọi người được an toàn!”
Một cư dân mạng Việt Nam đăng video xả lũ của Trung Quốc.
Lũ lụt ở Nam Ninh Trung Quốc, ĐCSTQ mặc cho tin đồn “Việt Nam xả lũ” lan truyền
Lũ lụt cũng xảy ra ở Trung Quốc hôm 12/9, mực nước 13 con sông ở Quảng Tây vượt mức báo động. Bị ảnh hưởng bởi trận lũ số 1 năm 2024 ở thượng nguồn sông Úc Giang, mực nước sông Ung Giang (đoạn chảy qua Nam Ninh được gọi là Ung Giang) tiếp tục dâng cao, khu vực nội thành phố Nam Ninh xuất hiện đỉnh lũ cao nhất kể từ năm 2001. Mực nước sông Ung Giang dâng cao tới đỉnh bờ kè Nam Ninh, nhiều nơi trong đô thị bị ngập, nhiều diện tích nông nghiệp ở nông thôn bị ngập.
Một cư dân mạng địa phương đã đăng ảnh và viết: “Cho mọi người xem mức độ nghiêm trọng của lũ lụt ở Nam Ninh. Cổng đập chắn sông ở khu vực đô thị phải dùng xe chắn lại, đường dọc theo bờ sông bị ngập nước, và bảo tàng gần đó đã đóng cửa để cứu di tích văn hóa. Những tình hình khác không được liệt kê ra, mọi người có thể tự tìm hiểu thêm.”
“Hãy sưởi ấm cho Quảng Tây. Khi tôi tỉnh dậy, nhà tôi đã bị ngập. Bến tàu Đình Tử cách nhà tôi khoảng 1 km và nước vẫn đang dâng cao. Các trường học bên cạnh đều bị ngập, thực sự không còn chút nhiệt nào cả.”
Đồng thời gần đây, nhiều video được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội như Douyin của Trung Quốc, cáo buộc Việt Nam mở cửa xả lũ mà không báo trước. Một số cư dân mạng Quảng Tây cho rằng sông Tả Giang chảy từ Việt Nam vào Quảng Tây là phụ lưu lớn nhất của sông Ung Giang, chính vì Việt Nam nên Nam Ninh mới bị ngập.
Một phương tiện truyền thông nhà nước của Việt Nam đề cập, từ 2h chiều ngày 8/9/2024 đến 3h chiều ngày 9/9/2024, có tới 8 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang sẽ được mở để đảm bảo mực nước hồ không vượt quá giới hạn cho phép bình thường là 120 mét (liên kết). Ngoài ra, sáng 8/9, ông ông Nguyễn Viết Quyền, giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết, 9h30 sáng cùng ngày, hồ chứa Bản Lai sẽ cạn nước. Tuy nhiên, các thời điểm xả lũ đều trước ngày 9/9.
Thông tin công khai cho thấy các con sông chính ở thành phố Nam Ninh đều thuộc hệ thống sông Tây Giang trong lưu vực sông Châu Giang. Các con sông lớn hơn bao gồm Úc Giang, Hữu Giang, Tả Giang, Hồng Thủy, Vũ Minh, Bát Xích. Sông Úc Giang được gọi là sông Ung Giang ở thành phố Nam Ninh. Trong số đó, sông Tả Giang nằm ở phía bắc Việt Nam và phía tây Quảng Tây, Trung Quốc. Nó là một nhánh bên hữu ngạn sông Úc Giang, bắt nguồn từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và gặp sông Hữu Giang ở thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc chưa có thông tin chính thức về ảnh hưởng của việc xả lũ của Việt Nam tới các địa phương Trung Quốc.
Theo Epoch Times, do ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ Internet, nhưng cho đến khi tờ báo này đăng bài viết vào ngày 13/9, các video, bài viết và bình luận của cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục về “Việt Nam bị bão, liền xả lũ khiến Quảng Tây bị ngập, lại còn nói ngược lại rằng chưa đàm phán với Trung Quốc”, hơn nữa các chủ đề “Việt Nam xả lũ” cũng vẫn còn tồn tại trên Weibo.
Ngoài ra, trên mạng còn xuất hiện thông tin một đàn vịt Việt Nam trôi dạt vào Trung Quốc cùng với nước lũ. Về vấn đề này, tài khoản video WeChat chính thức của thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây đã tung ra video làm rõ, nói rằng “vịt nhập khẩu” từ Việt Nam không trôi vào Trung Quốc. “Việc đưa tin vịt Việt Nam trôi dạt đến Sùng Tả, Quảng Tây trong lũ là sai sự thật.” Nhưng chính quyền lại không đề cập tới vấn đề xả lũ.
Chuyên gia: Trung Quốc xả lũ ảnh hưởng tới Việt Nam
Liên quan đến đường đi của cơn bão này, ông Hồng Minh Đức (Hong Mingde), trợ lý nghiên cứu tại Viện Khái niệm Chính trị, Quân sự và Hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Đài Loan, chuyên về thiên tai và ngoại giao Trung Quốc, đã nói với tờ Epoch Times hôm 12/9 rằng với lượng mưa lớn mà cơn bão Yagi mang đến, có thể dự đoán các hồ chứa sẽ xả lũ mang tính điều tiết. Tuy nhiên nếu Trung Quốc, quốc gia nằm ở thượng nguồn, không thông báo trước, hoặc nếu có nhiều hồ chứa ở thượng nguồn đồng thời xả lũ, ngay cả khi Việt Nam được thông báo trước cũng khó tránh khỏi làm gia tăng thảm họa ở hạ lưu.
Ông cho rằng Trung Quốc, quốc gia nằm ở thượng nguồn, đang xây dựng các hồ chứa, điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh không thể tránh khỏi về tài nguyên nước giữa các hạ nguồn, và những tranh chấp nảy sinh sẽ khó giải quyết trong thời gian ngắn.
Ông Vương Duy Lạc, một chuyên gia về thủy lợi sống ở Đức, nói với tờ Epoch Times rằng sông Hồng là một dòng sông quốc tế, với Trung Quốc ở thượng nguồn và Việt Nam ở hạ lưu. ĐCSTQ đã xây dựng nhiều hồ chứa, đập lớn nhỏ ở thượng nguồn. Một khi các hồ xả lũ, lũ sẽ vượt qua biên giới quốc gia và tràn vào Việt Nam nên có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Từ khóa mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bão Yagi Siêu bão Yagi