Gần đây, nhiều chủ tịch ngân hàng và giám đốc công ty chứng khoán Trung Quốc đã bị cách chức hoặc bắt điều tra. Khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ giới thượng lưu đỏ thế hệ thứ 2 (giới Nhị đại), nhưng sau khi ông thâu tóm toàn bộ quyền lực, hai bên đã trở nên đối kháng, gây nên cục diện bế tắc chính trị.

ngan hang trung quoc bank of china trung quoc no 67879303
Tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đã gấp 3 lần GDP, khoảng 51.900 tỷ USD. (Ảnh minh họa: pcruciatti/Shutterstock)

Hệ thống tài chính và lĩnh vực chứng khoán là thành trì của giới Nhị đại tư bản quyền quý. Cách đây 7, 8 năm, từ khi cuộc cách mạng thị trường chứng khoán suýt giết chết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ông Tập Cận Bình, việc chống tham nhũng trong lĩnh vực này càng trở nên gay gắt.

Tất cả những người có quyền lực từ mọi tầng lớp đều bị xử lý không thương tiếc. Điều này tương đương với cuộc đọ sức giữa ông Tập và thế lực đỏ thế hệ thứ hai. Cuộc đối đầu này biến ý nghĩa chống tham nhũng tài chính thành chống tham nhũng chính trị.

Gần đây, nhiều chủ tịch ngân hàng và giám đốc công ty chứng khoán đã bị cách chức hoặc bị đưa đi điều tra.

Tối 21/8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Tập đoàn Thương mại Trung Quốc và Ủy ban Kiểm tra, Giám sát Kỷ luật tỉnh Thanh Hải đưa tin, ông Đinh Vĩ, nguyên ủy viên, phó chủ tịch Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng, hiện đang bị điều tra.

Ngày 23/8, Vision Times đưa tin, “Tin đồn Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Lưu Kim đã bị cách chức”. Ngày 25/8, có tin chính thức rằng ông Lưu Kim đã từ chức.

Ngày 24/4, ông Lưu Liên Khả, Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc, người từng hợp tác với ông Lưu Kim, đã bị xét xử sơ thẩm tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ông bị buộc tội nhận hối lộ hơn 121 triệu nhân dân tệ (khoảng 16,98 triệu USD) và cho vay trái phép tổng cộng hơn 3,32 tỷ nhân dân tệ (khoảng 466 triệu USD).

Ngoài ông Lưu Liên Khả, ông Trần Phong, cựu phó chủ tịch chi nhánh Hắc Long Giang của Ngân hàng Trung Quốc, ông Vương Kiến Hoành, cựu chủ tịch chi nhánh Bắc Kinh của Ngân hàng Trung Quốc, và ông Cao Tông Thắng, cựu phó chủ tịch chi nhánh Mông Cổ của Ngân hàng Trung Quốc, cũng lần lượt bị điều tra.

Giữa tháng 8, ông Vương Thần (Wang Chen), trợ lý chủ tịch kinh doanh ngân hàng đầu tư của Guoyuan Securities (Chứng khoán Quốc Nguyên), một công ty chứng khoán cỡ trung bình của Trung Quốc, được cho là đã bị cơ quan kiểm tra, giám sát kỷ luật bắt đi điều tra.

Trước đó, ngày 7/8, Trần Minh Lý, cựu Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý tài sản Merchants Ping An (Bình An) Thâm Quyến, đã bị điều tra.

Ngày 2/8, ông Đổng Quốc Quần, Ủy viên Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, bị cách chức. Ông Trần Tiểu Bành, nguyên Bí thư Đảng ủy, kiêm Giám đốc Cục Giám sát Thâm Quyến, thuộc Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, đang bị điều tra.

Cuối tháng 7, ông Khương Thành Quân, phó Tổng giám đốc của Haitong Securities (Chứng khoán Hải Thông), đã bị bắt để điều tra. Các cá nhân trưởng bộ phận của công ty cũng đang hợp tác với cuộc điều tra.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng đợt tấn công mới nhất vào ngành tài chính có những cân nhắc chính trị đằng sau nó. Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy, ngành tài chính và chứng khoán đã rơi vào tình trạng lo lắng tập thể.

Ông Phùng Sùng Nghĩa, Phó giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc, cho biết: “Ông Tập Cận Bình đặt an ninh quyền lực cá nhân lên hàng đầu, mà không còn lo lắng về việc gây ra đòn lớn cho sự phát triển kinh tế. Kể từ khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình đã được củng cố quyền lực thông qua việc ‘chống tham nhũng’. Nhưng trong lĩnh vực tài chính, cuộc chiến chống tham nhũng tương đối tụt hậu. Việc nắm bắt quyền lực tài chính không xảy ra chỉ sau một đêm.”

ĐCSTQ đã tiến hành thanh tra hệ thống tài chính từ 3 năm trước. Sự gia tăng đột ngột của các cuộc khủng hoảng nơi quan trường trong ngành tài chính và chứng khoán được cho là kết quả của đợt thanh tra mới nhất của ĐCSTQ.

Giữa tháng 4, đợt thanh tra thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20 đã hoàn thành. 15 đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra định kỳ 34 sở kinh tế và đơn vị tài chính.

Tính đến giữa tháng 8, tổng cộng 75 người đã bị xử phạt vào năm 2024, liên quan đến tổng cộng 24 công ty chứng khoán. Cơ quan chức năng đã ban hành hơn 200 khoản phạt đối với các công ty chứng khoán. Hiện tại, ngoại giới không biết làn sóng tấn công này sẽ kéo dài bao lâu.

Theo những người trong ngành, ĐCSTQ hiện đang tiến hành “4 cuộc kiểm tra nội bộ” đối với hệ thống tài chính. Đầu tiên là kiểm tra tài khoản giao dịch chứng khoán, thứ 2 là kiểm tra sao kê ngân hàng, thứ 3 là kiểm tra các cuộc trò chuyện trên WeChat và thứ 4 là kiểm tra báo cáo tín dụng.

Chống tham nhũng tài chính đã chuyển sang chống tham nhũng chính trị. Một số nhà phân tích cho rằng trước đây quyền lực của ông Vương Kỳ Sơn là một thế lực không thể xem nhẹ trong hệ thống tài chính.

Một số phòng ban cũ của ông Vương Kỳ Sơn tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã bị bắt. Có lẽ ông Tập đã loại ông Vương ra ngoài lề sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19, để dàn xếp một cuộc trấn áp hệ thống tài chính. Chế độ độc tài không thể bị xóa bỏ bởi hệ thống tham nhũng.

Ngoài ra, các quan chức vô thần của ĐCSTQ thiếu sự ràng buộc của niềm tin trong tâm, nên họ không quan tâm đến tình nghĩa khi tấn công. Có thể thấy sự tàn khốc của hệ thống tàn bạo này trong việc “đả hổ”.

Kim Mỹ Sơn
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)