Cựu Bác sĩ TQ: Chính quyền Trung Quốc bán nội tạng người Tân Cương
- Trí Đạt
- •
Trong khi các trại tập trung đang giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị cộng đồng quốc tế lên án, cựu bác sĩ người Tân Cương sống lưu vong ở Anh – người từng làm chứng trước Quốc hội Mỹ về việc Trung Quốc thu hoạch nội tạng đã cho biết, mấy năm gần đây người Ả Rập mua nhiều “nội tạng sạch” của người Tân Cương, gần các nhà tù giam giữ người Tân Cương ở thành phố ven biển đều có trung tâm phẫu thuật.
Ông Enver Tohti Bughda – Cựu bác sĩ Khoa ngoại Ung bướu của Bệnh viện trung tâm Cục đường sắt Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), gần đây đã trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông cho biết, ông vẫn luôn quan tâm đến các thông tin về cấy ghép tạng, theo các manh mối mới nhất mà ông nắm được, người Ả Rập ở Ả Rập Xê Út là người mua nội tạng người Tân Cương tương đối nhiều.
Ông tiết lộ, người Ả Rập đăng ký và trả tiền ở trong nước, rồi do Đại sứ quán Ả Rập Xê Út tại Bắc Kinh làm các việc cụ thể như chuyển khoản, phẫu thuật sẽ được thực hiện tại Ô Lỗ Mộc Tề.
Enver Tohti Bughda nói, người Ả Rập có yêu cầu đặc thù đối với việc cấy ghép tạng, chính là họ muốn cái gọi là “nội tạng sạch”, mà những thứ này ở Tân Cương thì chỉ có thể tìm ở người Hồi giáo, đây là manh mối tương đối mới, nhóm của ông cũng đang đi sâu vào theo dõi và điều tra.
Enver Tohti Bughda cho biết, theo dữ liệu vệ tinh và các thông tin liên quan, bộ phận người Tân Cương bị giam giữ bị chính quyền Trung Quốc chuyển đến các tỉnh ven biển. Trong đó, những người bị đối đãi như “phần tử khủng bố” bị chuyển đến trại giam người Tân Cương ở tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, do chính quyền trung ương Trung Quốc trực tiếp quản lý nên cảnh sát giám ngục không có quyền can dự.
Ông phát hiện ra một hiện tượng đáng sợ đó là, gần những khu vực giam giữ người Tân Cương đều có một trung tâm cấy ghép tạng, đây cũng là một phát hiện mới, và ông cũng đang tìm manh mối mới.
Cựu bác sĩ Khoa ngoại Ung bướu Bệnh viện Trung tâm Cục đường sắt Ô Lỗ Mộc Tề Tân Cương Enver Tohti Bughda hiện đang sống lưu vong ở Anh, ông là người duy nhất ở nước ngoài đã biết, đã từng đích thân nhận lệnh cưỡng chế mổ lấy nội tạng của tù nhân khi còn ở Trung Quốc. Năm 1995, ông từng bị cấp trên dẫn đến một nơi hành hình ở ngoại ô thành phố Ô Lỗ Mộc Tề, để mổ lấy gan và thận của một tử tù. Sau khi trốn ra nước ngoài, đến nay ông vẫn luôn quan tâm đến bức màn đen tối mổ sống lấy nội tạng người Tân Cương của chính quyền Trung Quốc.
Ông nhớ lại, khi đó trong tình huống ngẫu nhiên nên ông đã tham dự vào việc đó. Thời điểm đó, ông cũng chưa nghe thấy có tiền lệ về cấy ghép tạng quy mô lớn hoặc mổ sống lấy nội tạng, chỉ nghe được tin tức về công trình khoa học gọi là “cấy ghép tạng”.
Từ năm 1990, trong 6 tháng luân phiên trực phòng khám, Enver Tohti Bughda thấy có cha mẹ người Duy Ngô Nhĩ dẫn con mình từng mất tích đến chỗ ông kiểm tra, họ muốn ông kiểm tra xem trong thời gian con mình mất tích, liệu có bị mổ lấy nội tạng phi pháp hay không, họ cũng nói với ông rằng, có không ít trẻ Duy Ngô Nhĩ mất tích hoặc là không thể tìm thấy dấu vết hoặc là nội tạng bị mất, nên cha mẹ đưa chúng đến để bác sĩ kiểm tra rõ tình hình.
Về sau, khi thăm khám, ông Enver Tohti Bughda kinh ngạc khi phát hiện có 3 trẻ Duy Ngô Nhĩ có vết khâu phẫu thuật trên người, sau đó ông xác nhận được là chúng bị mổ lấy thận, nhưng đương sự (người bị lấy tạng) lại có có ký ức rất mơ hồ về sự việc này, giống như ấn tượng trong giấc mơ. Cha mẹ trẻ nhỏ cho biết, sau khi chúng mất tích, họ đã báo án với cảnh sát, nhưng không nhận được bất cứ sự chú ý nào.
Năm 1995, ông Enver Tohti Bughda nhận lệnh đến nơi hành hình ở ngoại ô thành phố Ô Lỗ Mộc Tề để mổ lấy nội tạng, đó là một tử tù trẻ tuổi, khi đó ông giống như một người máy chỉ làm theo mệnh lệnh mổ lấy nội tạng. Một nhát dao cắt qua, cái gọi là “thi thể” lập tức có phản ứng, điều này khiến cho ông luôn thấy canh cánh trong lòng. Những ngày tháng sau đó, mỗi lần đi qua đền chùa thì ông đều vào thắp nén nhang, đi qua nhà thờ ông đều thắp nến cho người chết đó, nhìn thấy nhà thờ hồi giáo, ông cũng vào đọc kinh văn cho người đã chết đó.
Trước đó, ông Enver Tohti Bughda từng phơi bày một số sân bay Tân Cương có “đường vận chuyển nội tạng người”, ông cũng đặt câu hỏi, “anh phải cần có lưu lượng lớn ngần nào, thì mới có thể yêu cầu sân bay dành một lối đi đặc thù và nhanh dành cho anh.”
Ông nói, số lượng tạng từ người hiến tạng và tạng từ tử tù ít hơn nhiều so với ca cấy ghép tạng thực tế. Ở nước ngoài, muốn làm thủ thuật ghép tạng thì phải đợi vài năm, còn ở Trung Quốc thì chỉ cần đợi vài tuần, và chỉ trong khoảng 4 tiếng đồng hồ thì có thể tìm được tạng phù hợp để ghép. Nhóm người Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ trở thành đối tượng chính bị mổ sống lấy nội tạng.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Mổ lấy nội tạng thu hoạch tạng Tân Cương Thu hoạch nội tạng