Cựu kỹ sư Huawei: Huawei là ác mộng của nhân loại
- Huệ Anh
- •
Vụ việc liên quan đến nhân viên Lý Hồng Nguyên của Huawei đã hé mở tấm màn đen Huawei dùng quyền lực công ám hại nhân viên vào tù, vụ việc này đã thu hút công luận chú ý. Tờ Epoch Times (Mỹ) đã chia sẻ ý kiến của một kỹ sư từng làm việc cho Huawei kể rằng, Huawei là một bộ phận quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây là một tổ hợp công nghiệp quân sự kết hợp kinh doanh, gián điệp, tình báo và đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Hôm 21/11, có 15 Thượng nghị sĩ Liên bang Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống Trump yêu cầu đình chỉ giấy phép của các công ty Mỹ làm ăn với Huawei của ĐCSTQ (Ảnh: Getty Images)
Vụ việc cựu nhân viên Lý Hồng Nguyên của Huawei bị Huawei cáo buộc là “kẻ tống tiền” vì đòi tiền bồi thường nghỉ việc (hợp pháp) với số tiền hơn 300.000 Tệ. Lý Hồng Nguyên đã bị cảnh sát bắt giam 251 ngày, nhưng may mắn là gia đình anh đã tìm thấy bằng chứng ghi âm khi anh thương lượng bồi thường chấm dứt với bộ phận nhân sự của Huawei, nhờ đó mà anh mới được thả ra. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận, qua đó phơi bày thêm nhiều chuyện mờ ám hơn của Huawei.
Khuyến khích nhân viên nội bộ giám sát lẫn nhau
Về vấn đề này, tờ Epoch Times cũng phỏng vấn anh Kim Thuần, một cựu kỹ sư tại Viện nghiên cứu Nam Kinh của Huawei, anh Kim Thuần cho biết rằng vụ án Lý Hồng Nguyên chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, còn rất nhiều nạn nhân ngoài Lý Hồng Nguyên, nhưng hầu hết trong số họ chọn cách im lặng. Vì kể ra cũng vô ích, do ở Trung Quốc Đại Lục ngày nay, dù có kiện đến Tòa án Tối cao cũng không động được vào Huawei.
Kim Thuần có bằng thạc sĩ về kỹ thuật phần mềm từ Ireland, anh đã làm việc ba năm trong lĩnh vực dữ liệu lớn tại Viện nghiên cứu của Huawei ở Nam Kim (Giang Tô) và xin nghỉ việc hồi tháng Tư năm nay. Anh cho biết lý do rời khỏi Huawei là vì bầu không khí làm việc khác thường tại Huawei.
Theo anh mô tả, Huawei khuyến khích nhân viên nội bộ giám sát lẫn nhau trong công việc dưới các hình thức gửi email, khi hội họp. Trong họp hành nội bộ, người chủ trì thường công bố các văn bản của chính quyền, đã thiết lập một hộp thư ý kiến chuyên để nhân viên bày tỏ quan điểm về đồng sự.
“Cách làm này không khác gì cách làm thời Cách mạng văn hóa! Tôi không thích bầu không khí làm việc này.” Anh cho biết, “Tôi thấy thường có người của Huawei phải vào nhà tù vì bị tố giác, trong đó hầu hết những trường hợp bị kết án 10 năm hoặc 11 năm tù bị cơ quan chức năng tuyên bố là vì tham nhũng, nhưng thực tế vì nguyên nhân gì thì chỉ một nhóm người quyền lực của Huawei mới biết thực sự.”
Ngoài ra, khi làm ở Huawei, có khi Kim Thuần cũng vượt tường lửa tìm thông tin. Một lần, khi anh đang xem tin tức VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ) thì bị một quản lý phát hiện, sự cố này khiến anh hơi lo lắng về việc bị tố cáo, sau đó anh đã xin nghỉ việc.
Kim Thuần chia sẻ với Epoch Times, tin tức mới nhất mà anh nhận được từ nội bộ Huawei là sự thật, trong giới nhân viên của Huawei có những người am hiểu bí mật thương mại của công ty. Một số nhân viên của Huawei đã suy nghĩ về khả năng có thể công khai chuyện họ phụ trách bán thiết bị Huawei ở Iran, bao gồm trợ cấp 100 đô la Mỹ mỗi ngày và hồ sơ visa Iran.
“Những điều này liên quan đến các bí mật thương mại, không thể công khai trước công luận khi định tội, cho nên họ đã bị cảnh sát dùng tội danh như dọa dẫm tống tiền để bắt vào tù, có thể bị tra tấn đến khi đảm bảo rằng khi ra tù họ sẽ không tiết lộ bí mật.” Anh cho biết, “Đây cũng là lý do khiến những người làm việc hiện nay không ai dám bất đồng với cảnh sát, chỉ có thể tiếp tục bày tỏ sự không hài lòng với Huawei.”
Giám sát thông tin của công dân trong và ngoài nước
Kim Thuần nhận định vấn đề lớn nhất của Huawei là vấn đề an ninh quốc gia. Trong những năm qua, Huawei đã giúp ĐCSTQ triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường”, mở rộng dấu ấn ở nước ngoài, giúp ĐCSTQ phát triển công nghệ, từ nhận dạng khuôn mặt, bao gồm tất cả các loại mật mã, trong Huawei đều có; Huawei rất hùng mạnh về mặt công nghệ và tình báo.
Anh kể rằng Huawei cũng đã áp dụng một số nguyên tắc quản lý của phương Tây, chẳng hạn như hệ thống quản lý được mô phỏng theo hãng IBM. Ngoài ra Huawei cũng hấp thu hệ thống quản lý kiểu KGB của Liên Xô cũ, khu vực văn phòng của công ty được chia thành nhiều khu vực, bao gồm khu vực màu xanh, khu vực màu xanh lá cây, khu vực màu vàng và khu vực màu đỏ, trong đó khu màu đỏ là cấp bảo mật cao nhất. Người làm trong các khu vực khác nhau không thể liên lạc với nhau, không thể truy cập được dữ liệu của nhau, khi cần truy cập phải có sự phê duyệt của lãnh đạo.
Bề ngoài Huawei là một công ty thương mại, nhưng thực tế không đơn giản vậy. Huawei đã kiếm được rất nhiều tiền, thứ nhất là nhờ hỗ trợ của ĐCSTQ, thứ hai là nhờ vào các lĩnh vực độc quyền, và thứ ba là về quản lý đã tiếp thu phương pháp quản lý của các công ty Mỹ. Vì vậy nó đã trở thành công ty thành công nhất trong doanh nghiệp của ĐCSTQ.
“Tôi cho rằng không phải Huawei bị ĐCSTQ kiểm soát, mà bản thân công ty này là bộ phận của ĐCSTQ. Vì vậy những người quan sát không nên tìm hiểu xem Huawei và ĐCSTQ có xung đột lợi ích nào, vì không có chuyện này. Ban lãnh đạo của Huawei toàn người trong ĐCSTQ, nào là hệ thống tổng tham mưu của quân đội, nào là hệ thống an ninh quốc gia, tình hình của công ty này là thế, vì vậy chắc chắn Huawei là thể hiện ý chí của ĐCSTQ,” anh nhận định.
Huawei không chỉ giám sát công dân Trung Quốc Đại Lục mà hoạt động theo dõi công dân nước ngoài cũng rất được chú trọng. Kim Thuần giới thiệu, ví dụ ghi lại số IMEI (số nhận dạng thiết bị di động quốc tế/International Mobile Equipment Identity) điện thoại di động của công dân nước ngoài, để nắm bắt thông tin của công dân như nơi sinh sống, quan hệ xã hội, nghề nghiệp. Ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, và Nhật Bản có luật cấm thu thập số IMEI. Nhưng Huawei vẫn tìm mọi cách để thu thập.
Huawei đã giúp các nước châu Phi, Romania và các nước Đông Âu khác thực hiện các dự án giám sát khác nhau. Là một kỹ thuật viên, anh không biết các bí mật thương mại cụ thể, anh cũng không biết bên giao hàng là ai. Anh cũng nghe thông tin nội bộ bàn về các dự án thu thập dữ liệu hợp tác với Deutsche Telekom (Đức).
Kim Thuần kể: “Bộ phận của tôi chuyên phân tích sở thích của mọi người, phân tích tính cách của mọi người, tiến hành khai thác dữ liệu và phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương lai như thế nào. Để thực hiện điều này không đơn giản. Ban đầu phải nắm được bí mật riêng tư của mọi người, nắm được thói quen tiêu dùng của họ. Như vậy bộ phận phân tích biết mọi người muốn gì? Một khi phát hiện biểu hiện bất thường là họ lập tức phân tích, ví dụ như khi nào thì bạn vượt tường lửa? Có bị tổ chức gián điệp nước ngoài trưng dụng? Những thao tác nghiệp vụ này rất chính xác.”
“Chẳng hạn, họ có thể biết vào tháng tới bạn muốn mua điện thoại di động, bởi vì lần cuối bạn mua điện thoại di động là từ hơn hai năm trước, loại thương hiệu điện thoại bạn dùng là gì, sau khi biết khả năng sắp tới ai đó muốn mua điện thoại di động thì họ sẽ tiến cử loại sản phẩm gần tương đồng với khẩu vị của người dùng nào đó theo sở thích của họ, chẳng hạn như giới thiệu Huawei Mate30 cho phái nữ, bộ phận phân tích của Huawei có thể giới thiệu chính xác cho bạn.” Anh nói, “Hệ thao tác mới nhất của Huawei là EMUI (Emotion UI), được gọi là hệ thống thao tác cảm xúc; qua đó Huawei có thể phân tích, dẫn dắt, kiểm soát cảm xúc của con người.”
Huệ Anh (Theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Huawei đánh cắp sở hữu trí tuệ Dòng sự kiện giám sát người dân