Dã tâm bành trướng toàn cầu của Trung Quốc gặp trở ngại
- Tuyết Mai
- •
Trong 5 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỉ Đô la Mỹ vào kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, với ý đồ thông qua đầu tư vào các công trình lớn ở châu Á, châu Âu và châu phi để nâng cao sức ảnh hưởng của mình trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại, “Một vành đai, một con đường” đã bắt đầu chững lại.
New York Times đưa tin, theo số liệu mới nhất, số vốn mà công ty Trung Quốc ký hợp đồng các công trình liên quan đến “Một vành đai, một con đường” đã giảm so với năm ngoái. Quan chức Trung Quốc cũng cảnh báo các ngân hàng Trung Quốc cần cẩn thận khi cho vay tiền đối với dự án “Một vành đai, một con đường”, để đảm bảo những người nước ngoài vay tiền có thể trả được nợ.
“Tình hình quốc tế hiện tại rất khó xác định. Có rất nhiều rủi ro về kinh tế, lợi nhuận thị trường mới nổi dao động mạnh”. Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Hồ Hiểu Luyện phát biểu trong một diễn đàn hồi tháng Sáu vừa qua cho biết, “Doanh nghiệp của chúng ta và các nước tham gia vào kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ sẽ đối mặt với khó khăn về tài chính.”
Theo Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCPM), ngày 12/4, tại một diễn đàn tại Quảng Châu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Lý Nhược Cốc nói, đại đa số các nước thuộc “Một vành đai, một con đường” đã không còn tiền để chi trả cho các công trình trong kế hoạch này.
New York Times dẫn nguồn tin cho biết, Trung Quốc bắt đầu thẩm tra xem hiện tại “Một vành đai, một con đường” đã đạt được bao nhiêu thỏa thuận? Điều khoản tài chính là gì? Có những nước nào tham dự?
Quan chức Mỹ và châu Âu vẫn luôn lo lắng, “Một vành đai, một con đường” đại diện cho chính quyền Trung Quốc tranh đoạt quyền lực về kinh tế và ngoại giao với các nước phương Tây, phục vụ cho mục tiêu trường kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dưới kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, những ngân hàng do chính quyền Trung Quốc kiểm soát cung cấp các khoản vay lớn cho nhiều nước, xây dựng các cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trong đó có đường sắt cao tốc, các tuyến đường sắt và nhà máy điện. Những khoản vay này thường kèm theo điều kiện: công ty Trung Quốc phải tham dự sâu vào việc quy hoạch và kiến thiết các công trình. Với điều kiện này các công ty Trung Quốc sẽ thu được nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, hiện tại, kinh tế Trung Quốc có nhiều hiện tượng cho thấy chững lại, và bị bao phủ bởi lớp mây đen do cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ gây ra. Trung Quốc cũng đang phải gồng mình để ứng phó với nợ trong nước.
Rất nhiều công trình ở nước ngoài có khả năng tạo ra “con voi trắng khổng lồ” (chỉ một công trình rất quan trọng, cần chi phí đắt đỏ để duy trì, nhưng lại khó có nguồn vốn lớn), làm liên lụy đến công ty Trung Quốc và đối tác tại địa phương. Hơn nữa, việc cho vay không có kiềm chế có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác. Chính phủ mới của Malaysia và Srilanka đều nghi ngờ, tại sao lãnh đạo tiền nhiệm lại vay nhiều tiền của Trung Quốc đến vậy.
Năm nay, một số quan chức Trung Quốc đã biểu thị thái độ lo lắng đối với việc vay tiền kế hoạch “Một vành đai, một con đường”. Tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương đã nói hồi tháng Tư: “Đảm bảo nợ bền vững là rất quan trọng”.
Theo số liệu liên quan cho thấy, các công trình mới của kế hoạch “Một vành đai, một con đường” đang giảm. Trong 5 tháng đầu năm 2018, giá trị các hợp đồng mà công ty Trung Quốc đã ký kết là 36 tỉ Đô la Mỹ, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Tôi cảm thấy Trung Quốc đã giảm mức độ nhiệt tình đối với ‘Một vành đai, một con đường’ so với năm ngoái.” Eswar Prasad, nhà kinh tế học của Đại học Cornell, từng quản lý về Trung Quốc của Quỹ tiền tệ Quốc tế chia sẻ với New York Times.
Tính không xác định của tiền cảnh kinh tế toàn cầu, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có thể làm lay động lòng tin, ngăn cản kinh tế tăng trưởng. Mỹ đã nâng cao lãi suất ngắn hạn, khiến cho việc vay tiền càng khó khăn hơn.
Kế hoạch “Một vành đai, một con đường” cũng vấp phải sự hoài nghi của các cơ quan quốc tế. Họ đã đưa ra cảnh báo, những nước đang phát triển không nên gánh theo nợ quá giới hạn.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói hồi tháng Tư năm nay: “‘Một vành đai, một con đường’ chỉ nên đi đến những nơi thực sự cần nó.”
Tham vọng sắp xếp lại trật tự kinh tế toàn cầu của Trung Quốc
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ của ông Trump đã công bố tài liệu chiến lược an ninh quốc gia trong đó tiết lộ, Trung Quốc thông qua sách lược xây dựng các cơ sở hạ tầng, đầu tư và thương mại để thực hiện mục tiêu địa chính trị của mình.
Theo New York Times, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc thông qua xây dựng, sửa chữa các tuyến đường sắt và bến cảng tại châu Phi, châu Á và châu Âu để làm tăng sức ảnh hưởng của mình. Trung Quốc sẽ đầu tư 1 nghìn tỉ Đô la Mỹ vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại 60 nước. Với ý đồ sắp xếp lại trật tự kinh tế toàn cầu, đưa những nước này vào bản đồ sức mạnh của nó.
Mỹ và các đồng minh châu Á, châu Âu có thái độ cẩn thận đối với “Một vành đai, một con đường” bởi họ lo lắng sẽ rơi vào cạm bẫy của Trung Quốc. Australia đã từ chối tham dự vào kế hoạch này.
Tháng 12 năm ngoái, trong thời gian vài tuần ngắn ngủi, Pakistan, Nepal, Myanmar liên tiếp xác nhận đã hủy bỏ các công trình thủy điện lớn của các công ty Trung Quốc, những công trình này đều thuộc kế hoạch “Một vành đai, một con đường”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa bẫy nợ Trung Quốc Một vành đai một con đường