Tại Hồng Kông năm 2014 đã nổ ra Phong trào Ô dù đấu tranh cho quyền bầu cử thật sự, mặc dù cuối cùng phong trào kết thúc bằng trấn áp của cảnh sát, nhưng cuộc đấu tranh hòa bình này đã gây tiếng vang trên quốc tế…

NObel Hoa binh
Ba sinh viên Hoàng Chi Phong (giữa), La Quan Thông (phải), Chu Vĩnh Khang (trái) được 12 nghị sĩ Quốc hội Mỹ đề cử cho giải Nobel Hòa bình (Ảnh ghép)

Từ đó đến nay, nhà cầm quyền vẫn không ngừng đàn áp những người đối lập, giam giữ các sinh viên khởi xướng và lãnh đạo phong trào, hành động này đã khiến quốc tế lên án. Gần đây, 12 thành viên của Quốc hội Mỹ đã đề cử Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa Bình năm 2018 cho ba sinh viên khởi xướng Phong trào Ô dù tại Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quan Thông (Nathan Law), Chu Vĩnh Khang (Chow Yong Kang), nhằm vinh danh ba chàng trai trẻ đã khởi xướng phong trào đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ lớn nhất lịch sử Hồng Kông bằng phương pháp ôn hòa.

Thư đề cử: Thể hiện lòng can đảm phi thường

Nhật báo Apple (Hồng Kông) đưa tin, vào ngày 31/1, 12 nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã gửi thư tới Ủy ban Nobel tại Na Uy, đề cử trao Giải Nobel Hòa Bình năm 2018 cho ba sinh viên khởi xướng Phong trào ô dù Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quan Thông (Nathan Law), Chu Vĩnh Khang (Chow Yong Kang). Bức thư ca ngợi Phong trào Ô dù là phong trào đấu tranh cho hòa bình và dân chủ lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, cuộc đấu tranh bằng lý tính phi bạo lực để tìm kiếm cải cách chính trị và dân chủ tự quyết, để bảo vệ tự do nhân quyền và tính tự chủ mức độ cao được khẳng định trong “Tuyên bố chung Anh – Trung Quốc”.

Thư đề cử ca ngợi năng lực lãnh đạo và dũng khí công dân phi phàm của ba chàng sinh viên cùng với các nhà dân chủ khác trong cuộc đấu tranh cho nhà nước pháp quyền, tự do chính trị, nhân quyền, ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông. Bức thư cũng chỉ ra, nhà cầm quyền Bắc Kinh thường xuyên làm suy yếu quyền tự trị mà người dân Hồng Kông luôn nâng niu từ lâu, mặc dù người dân Hồng Kông luôn bất mãn và giận dữ, nhưng Phong trào Chiếm trung tâm vẫn thực hiện trong hòa bình, còn những người khởi xướng và lãnh đạo sinh viên vẫn kiên trì lên tiếng đấu tranh cho “một nước hai chế độ” dù luôn bị sách nhiễu, đe dọa, gây áp lực về pháp lý và tài chính.

Thư đề cử cho biết Phong trào Ô dù chiếm trung tâm phản ánh truyền thống của những người được giải Nobel Hòa bình trong quá khứ, đó là những người nắm bắt được nguyện vọng của nhân dân và tìm kiếm cải cách nội bộ có nguyên tắc. Ngoài 3 sinh viên này, thư đề cử cũng đề cập đến những người đấu tranh cho dân chủ khác như Lý Trụ Minh (Martin Lee), Lưu Tuệ Khanh (Emily Lau), Hà Tuấn Nhân (Alan Leong), Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit), Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung), Lục Cung Hệ (Christine Loh), Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting), Chu Diệu Minh (Zhu Yiu-ming), Sầm Ngạo Huy (Lester Shum), Trần Văn Mẫn (Johannes Chan) và Trần Văn An Sinh (Anson Chan), ca ngợi họ có nhiều nỗ lực bảo vệ tự do dân chủ ở Hồng Kông sau chuyển giao chủ quyền vào năm 1997.

 

Embed from Getty Images

Các nhà hoạt động trẻ tuổi khởi xướng phong trào kháng nghị vào tháng 8/2017 với hơn 140.000 người tham gia, họ bị nhà cầm quyền đàn áp (Nguồn: Getty Images)

Đề cử thuộc về tất cả những người Hồng Kông

Thư đề cử đánh giá cao ba sinh viên, trong đó thuật lại vào năm 2011 khi Hoàng Chi Phong chỉ 15 tuổi đã là người sáng lập Học dân Tư triều (Scholarism), và vận động chiến dịch chống giáo dục tẩy não quốc dân, được Tạp chí  Fortune và Time (Mỹ) xếp vào danh sách các lãnh đạo có ảnh hưởng nhất, vào tháng trước Hoàng Chi Phong cũng được trao giải thưởng Nhân quyền Lantos (Lantos Human Rights Prize); La Quan Thông trở thành nghị sĩ Hội đồng Lập pháp trẻ nhất trong lịch sử của Hồng Kông khi chỉ 23 tuổi; Chu Vĩnh Khang lãnh đạo Phong trào Ô dù trong vai trò là Tổng Thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (Hong Kong Federation of Students, HKFS).

Sau khi biết tin được đề cử, Hoàng Chi Phong cho biết, xứng đáng được vinh danh giải Nobel Hòa bình là tất cả người Hồng Kông tham gia vào Phong trào Ô dù, có nhiều người Hồng Kông đi trước trên con đường đấu tranh này, họ đang phải sống trong lao tù xứng đáng được đề cử hơn. Hoàng Chi Phong cho rằng việc ba người họ được cộng đồng quốc tế quan tâm là “may mắn”, đồng thời kêu gọi người dân Hồng Kông ghi nhớ những người đấu tranh đang phải sống trong lao tù.

La Quan Thông, người từng bị bãi tư cách nghị sĩ và bị bắt giam cho biết, Phong trào Ô dù của người Hồng Kông xứng đáng được thế giới ghi nhận. Đối với chuyện thành bại của Phong trào, anh cho rằng hiện nay tạm thời khó có thể bình luận, “nhiều sự kiện lịch sử mà ảnh hưởng mang lại không dễ thấy kết quả ngay được”, nhưng tin rằng phong trào đã đặt nền móng cho phong trào dân chủ của người dân Hồng Kông. Anh cũng chỉ ra, việc được đề cử giải Nobel Hòa bình là khẳng định giá trị hòa bình, lý tính và phi bạo lực của phong trào dân chủ ở Hồng Kông, “là để nhắc nhở chúng ta không bỏ cuộc trước áp lực của Bắc Kinh.”

Ba sinh viên khởi xướng Phong trào ô dù hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều áp lực tư pháp. Năm ngoái, trong phiên tòa ngày 17/8, tòa án Hồng Kông nâng mức phạt tù dành cho họ từ 6  lên 8 tháng, tuy nhiên sau kháng án, thẩm phán cao nhất Mã Đạo Lập (Geoffrey Ma) cho rằng việc ban đầu chỉ phạt họ lao động công ích lại nâng lên phạt tù như vậy là “đại nhảy vọt”, nếu có cơ hội thì nên phóng thích cả ba người. Được biết tòa án Hồng Kông sẽ chính thức tuyên án vào thứ Ba tuần sau (ngày 6/1).

Tuyết Mai

Xem thêm: