Điều 23 có hiệu lực, khảo sát cho thấy 70% cư dân Hồng Kông dự định di dân
- Bình Minh
- •
Điều 23 của “Luật cơ bản” Hồng Kông chính thức có hiệu lực vào ngày 23/3. Cùng ngày, Hội chợ Triển lãm Bất động sản và Di cư Quốc tế lần thứ 5 đã khai mạc tại Hồng Kông, gần 70% số người được hỏi có kế hoạch rời khỏi Hồng Kông trong vòng 2 năm tới.
Nhà tổ chức cho biết: “Sau khi Điều 23 được thông qua, lượng người đăng ký tham dự triển lãm di cư ngay lập tức tăng vọt.”
Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, Hội chợ Triển lãm Bất động sản và Di cư Quốc tế lần thứ 5 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Wan Chai vào thứ Bảy (23/3) và Chủ nhật (24/3) tuần này.
Ban tổ chức cho biết, làn sóng nhập cư của người Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng mạnh. Hội nghị cho thấy, kể từ khi thông qua Điều 23, số người đăng ký tham dự Triển lãm di cư ngay lập tức tăng vọt. Hiện tại, hơn 25.000 người đã đăng ký trước triển lãm, đây là mức cao nhất sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Gần đây, Chính phủ Hồng Kông có ý định tăng cường giáo dục lòng yêu nước. Người dân cũng lo lắng về việc Chính phủ thắt chặt chính sách nhập cư ở Anh và Úc. Nhiều gia đình Hồng Kông muốn bắt chuyến tàu cuối cùng này để “bán tài sản và di cư”.
Trong tháng này, ban tổ chức cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi về “Ý định di cư ra nước ngoài và mua nhà của người dân Hồng Kông”. Họ mời những người đã đăng ký tham gia hội chợ điền vào bản khảo sát. Cuối cùng, đã nhận được hơn 500 câu trả lời, trong đó hơn 70% là các bậc phụ huynh và độ tuổi từ 31 – 50.
- Gần 30% có mức lương hàng năm từ 500.000 – 700.000 đô la Hồng Kông (khoảng 1,5 tỷ – 2,2 tỷ VNĐ).
- Hơn 35% số người được hỏi có mức lương hàng năm từ hơn 700.000 đến 1 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 2,2 tỷ – 3,2 tỷ VNĐ).
- Khoảng 45% số người được hỏi có mức lương hàng năm từ 1 triệu – 5 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 2,2 tỷ – 15,8 tỷ VNĐ).
- Những người có tài sản 10 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 31,6 tỷ VNĐ) trở xuống dưới 30%, và gần 20% nằm trong khoảng từ 5 triệu – 10 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 15,8 tỷ – 31,6 tỷ VNĐ).
Cuộc khảo sát cho thấy, gần 70% số người được hỏi dự định rời Hồng Kông trong vòng 2 năm tới. Trong đó 52,5% dự định nhập cư trong vòng 1 – 2 năm tới, và 16,2% hy vọng sẽ di cư khỏi Hồng Kông trong vòng 6 tháng tới.
Về lý do di cư, 23,9% số người được hỏi không lạc quan về sự phát triển kinh tế của Hồng Kông trong tương lai, 21,8% là do hệ thống giáo dục của Hồng Kông, 19,9% đang chuẩn bị thêm một lối thoát cho mình, và 14,3% di cư vì môi trường chính trị của Hồng Kông.
Điều 23 của “Luật cơ bản” được Hồng Kông thông qua quy định: “Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ tự ban hành luật, để cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, xúi giục nổi loạn, lật đổ Chính quyền Nhân dân Trung ương và trộm cắp bí mật nhà nước, đồng thời nghiêm cấm các tổ chức hoặc nhóm chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Các tổ chức hoặc nhóm chính trị ở Đặc khu hành chính Hồng Kông bị cấm thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc nhóm chính trị nước ngoài.”
Gần đây, ông Stephen Roach, nhà kinh tế kiêm cựu Chủ tịch của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley châu Á, người xưa nay luôn nổi tiếng lạc quan về Hồng Kông, đã viết trong một bài bình luận trên tờ Financial Times, rằng ông rất tiếc phải nói rằng Hồng Kông hiện giờ thật đáng buồn.
Nhưng cốt lõi của các vấn đề ở Hồng Kông là một cuộc khủng hoảng bản sắc. Khi các quan chức được Bắc Kinh hậu thuẫn đẩy thành phố tự do này ra khỏi phương Tây, và tiếp nhận nền văn hóa chính trị, cũng như lòng nhiệt thành chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Khảo sát cũng cho thấy Anh, Canada và Úc là những điểm đến ưa thích của người được hỏi, lần lượt chiếm 34%, 22,1% và 19,4%. Ba nơi này cũng là lựa chọn hàng đầu để các bậc phụ huynh sắp xếp cho con đi du học. Những người được hỏi cũng lo ngại về tình hình việc làm tại địa phương, các thỏa thuận về thuế và vấn đề nhà ở sau khi di cư.
Kể từ khi thực thi “Luật An ninh Quốc gia”, Hồng Kông đã trải qua một làn sóng di cư. Theo số liệu từ Cục Di trú, kể từ ngày “Luật An ninh Quốc gia” được thực thi vào ngày 1/7/2020 đến ngày 29/2/2024, trong suốt 3 năm 9 tháng, “dòng chảy ròng” của cư dân Hồng Kông qua sân bay cao tới 410.000 người.
Trong vài năm qua, Anh đã trở thành quốc gia được người Hồng Kông lựa chọn hàng đầu khi di cư. Ngày 23/11/2023, Bộ Nội vụ Anh thông báo đã nhận được khoảng 8.400 đơn xin thị thực BNO trong quý 3 năm 2023, nâng tổng số người nộp đơn lũy kế lên 191.000. Điều này phản ánh làn sóng di cư của người Hồng Kông vẫn chưa chấm dứt.
Các nhà chức trách chỉ ra rằng đến nay, đã có 184.700 đơn đăng ký được phê duyệt, với tỷ lệ chấp thuận là 96,7%, trong đó hơn 166.000 người đã ở Anh.
Một lượng lớn người Hồng Kông di cư vào Anh dần trở thành một cộng đồng địa phương quan trọng. Vì những người nhập cư BNO đến Hồng Kông có quyền bầu cử.
Hong Kong Watch, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Anh, đã đưa ra một báo cáo cho biết, hơn 20 ghế quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử ở Anh năm 2024 sẽ bị ảnh hưởng bởi cử tri Hồng Kông. Nếu người dân Hồng Kông bỏ phiếu tập trung cho Đảng Lao động hoặc Đảng Dân chủ Tự do thì sẽ đủ để lật đổ các nghị sĩ Đảng Bảo thủ.
Từ khóa Điều 23 Hồng Kông Dòng sự kiện Điều 23 của Luật cơ Luật An ninh quốc gia Hồng Kông người Hồng Kông di cư