Điều bất ngờ chờ đón ông Lý Khắc Cường tại Canada
- Tự Minh
- •
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có chuyến công du Canada trong 4 ngày. Ngoài lịch trình đã sắp xếp từ trước, lần này còn có một bất ngờ đang chờ đón ông và đoàn tháp tùng.
4h30 chiều ngày 21/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thủ đô Ottawa của Canada trong một chuyến viếng thăm 4 ngày. Theo lịch trình, ông đã gặp Thủ tướng Canada vào ngày thứ 5 (22/9). Điều bất ngờ đối với đoàn Trung Quốc là sự chờ đón của những người tu Pháp Luân Công tại Canada.
Từ sáng ngày thứ 4 (21/9), những người tu Pháp Luân Công ở miền Đông Canada đã giương biểu ngữ “Ngừng bức hại”, “Đưa Giang Trạch Dân ra tòa”, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” v.v. ở trước khách sạn Westin nơi ông Lý Khắc Cường sẽ ở, cũng như dọc theo đường đi từ sân bay đến khách sạn. Khi đến khách sạn, Thủ tướng Trung Quốc đã nhiều lần nhìn rõ các biểu ngữ này.
Ngoài ra, họ còn hô vang các câu trên khiến nhiều quan chức Trung Quốc tháp tùng ông Lý Khắc Cường trong chuyến viếng thăm lần này lén lút nhìn nhiều lần và tỏ ra ngạc nhiên về các thông điệp mà Pháp Luân Công truyền tải.
Ngày 22/9, ông Lý Khắc Cường đến Tòa nhà Quốc hội Canada cũng gặp những người tu Pháp Luân Công đứng cầm biểu ngữ chờ sẵn ở đó. Một người tu Pháp Luân Công cho biết đã thấy người trong đoàn tháp tùng ông Lý Khắc Cường vẫy tay với họ.
Cô Cam Nã, người tu Pháp Luân Công tại Toronto đã từng bị bức hại tàn khốc chỉ bởi vì tín ngưỡng của mình. Từ năm 2004, cô bắt đầu chính thức khởi kiện các quan chức tham gia bức hại Pháp Luân Công như Giang Trạch Dân, Lý Lan Thanh, La Cán v.v. lên tòa án cao cấp tỉnh Ontario.
Cô Cam Nã từng làm việc tại cơ quan hải quan của sân bay Bắc Kinh. Vì kiên trì với đức tin của mình, cô đã bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc và ép vào viện tâm thần. Năm 2001, cô bị giam giữ phi pháp tại trung tâm cách ly của huyện Triều Dương, Bắc Kinh, sau đó bị kết án phi pháp và đưa đến trại lao động phụ nữ Tân An, Bắc Kinh. Để ép cô từ bỏ Pháp Luân Công, trại lao động bắt cô phải làm việc khổ sai 16 giờ/ngày.
Năm 2001, khi bị đưa đến trại lao động Tân An Bắc Kinh, cô đã bị cưỡng ép tiến hành thử máu, chụp X-quang, khám mắt và các kiểm tra khác. Cô cho biết: “Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên là phải làm các cuộc kiểm tra chi tiết như vậy. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp sau đó đã biến mất một cách kỳ lạ”. Cô cho rằng việc này có liên quan đến việc mổ cướp nội tạng của Trung Quốc.
Xem thêm: Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
Một vài người Canada đã được phỏng vấn ở trước cửa khách sạn. Bà Anne Clark, một nhà tư vấn luật pháp cho chính quyền Canada cho biết, bà nắm khá rõ thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà nói: “Thủ tướng Canada có trách nhiệm đề cập các vấn đề nhân quyền ở bất cứ nước nào, bao gồm cả Trung Quốc, bởi vì Canada là một đất nước dựa trên dân chủ, và việc bảo vệ nhân quyền là một giá trị cơ bản của Canada”.
Ông Freddie Kougar cho biết, thủ tướng Canada cần phải lên tiếng về việc này. Những người tu Pháp Luân Công có quyền duy trì tín ngưỡng của mình.
Ngày 26/8, người tu Pháp Luân Công tại Canada đã gửi đến văn phòng Thủ tướng 50.000 chữ ký kháng nghị. Ngoài ra, tháng trước, những người ở khắp nơi trong Canada cũng gửi đến 70.000 bưu thiếp thể hiện kháng nghị. Như vậy có tổng cộng 120.000 chữ ký đã được gửi đến để yêu cầu Thủ tướng Canada và chính quyền giúp dừng cuộc bức hại và việc mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công.
Trước đó vào thứ 2, 20/9 vừa qua, lãnh đạo lâm thời của Đảng Bảo Thủ Rona Ambrose đã phát biểu trước Quốc hội: “Đối với việc mở cửa đối với Trung Quốc, chúng ta nên khuyến khích họ áp dụng những giá trị quan về nhân quyền của chúng ta, chứ không phải ngược lại, chúng ta theo đuổi các quan điểm về nhân quyền của họ”.
Tự Minh
Xem thêm:
Từ khóa Lý Khắc Cường Pháp Luân Công