Dù là “giàu lên trước” hay “thịnh vượng chung” thì cốt lõi là hai chữ “cho phép”
- Trần Quang Thành
- •
Về vấn đề phá bỏ kinh tế kế hoạch hóa từ Mao Trạch Đông, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đi đầu với ý tưởng “để một bộ phận người và khu vực của Trung Quốc giàu lên trước”, quan điểm này hiện cũng được Tập Cận Bình nhắc lại tại Hội nghị Công tác Kinh tế và Tài chính Trung ương ngày 17/8/2021 trong mục tiêu chung gọi là “thịnh vượng chung cho toàn dân”. Nhưng thực tế nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự thoát khỏi cái bóng của kế hoạch hóa từ thời Mao?
(Bài viết của luật sư Trần Quang Thành, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tuyên bố tại Hội nghị Công tác Kinh tế và Tài chính Trung ương ngày 17/8/2021: “Một bộ phận người và khu vực của Trung Quốc sẽ có thể được giàu lên trước để thúc đẩy toàn dân cùng giàu lên, đây là mục tiêu trăm năm lần thứ hai”. Thậm chí ông Tập còn trực tiếp đề xuất cơ chế “xây dựng cơ chế phân phối lần đầu, phân phối lại, và thậm chí là phân phối lần thứ ba”, và “tăng cường điều chỉnh thu thuế… vì cải thiện tính chính xác và điều chỉnh hợp lý đối với trường hợp thu nhập quá cao, và khuyến khích nhóm thu nhập cao đóng góp cho xã hội nhiều hơn…”. Từ tình hình cho thấy, rõ ràng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng bị ĐCSTQ chiếm đóng ngày càng lớn hơn.
“Sự thịnh vượng chung cho toàn dân [Trung Quốc]” mà ông Tập Cận Bình mong muốn là kết quả [của chính sách như trên đề cập], hay là ông Tập muốn tấn công vào những vấn đề trong phân bổ nguồn lực xã hội ban đầu, qua đó cố gắng xây dựng lại cơ chế phân phối trong xã hội trên nền tảng bình đẳng về cơ hội và xóa bỏ các đặc quyền, giúp cho đông đảo người Trung Quốc hơn 40 năm qua bị đối xử bất công có được cơ hội tham gia vào cạnh tranh công bằng và nhờ đó trở nên giàu có? Nếu là điều đầu tiên thì không có gì nghi ngờ là kết quả sẽ rất bi thảm; nếu là điều sau thì phải chờ xem.
Nếu Tập Cận Bình muốn phân chia lại tài sản từ các gia đình quyền thế có được nhờ trò cấu kết tiền – quyền (doanh nhân – quan chức) để thu được nguồn lợi khổng lồ bằng cách bất chính thì quả là “ăn cướp có đạo lý”; nhưng nếu dùng biện pháp đó đối với những nhà kinh doanh chân chính giàu có được nhờ đổi mới sáng tạo… thì mọi chiêu bài dưới khẩu hiệu “tái phân phối” cũng tương đương với hành vi ăn cướp, hoàn toàn không có tính hợp pháp và chính đáng.
Ví dụ như trường hợp Tôn Đại Ngọ (Sun Dawu) ở tỉnh Hà Bắc. Hồi đó trong bối cảnh đất nước đói nghèo, ông Đặng Tiểu Bình quyết định thực hiện cải cách mở, và 6 năm sau vào năm 1985 ông Đặng tuyên bố “cho phép một số người, một số khu vực được giàu lên trước”, tuyên bố đó hoàn toàn phá vỡ và phủ nhận nền kinh tế kế hoạch của Mao Trạch Đông. Hơn nữa, để chống lại sự nghi ngờ về cải cách và mở cửa của các thế lực cứng đầu, để tránh tốc độ cải cách và mở cửa bị cản trở, ông Đặng còn làm rõ “theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác” để tiến đến xác nhận “tiêu chí để đo lường cải cách và mở cửa có đúng đắn hay không”: có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hay không; có lợi cho việc tăng tổng sản phẩm quốc dân hay không; có lợi cho việc cải thiện mức sống của nhân dân hay không; và đã chỉ rõ “nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội”…. Điều này khiến những người phản đối cải cách và mở cửa trong ĐCSTQ không thể bác bỏ, về mặt này có thể nói rằng Đặng Tiểu Bình đã có công mang tính lịch sử trong việc dỡ bỏ một số gông cùm của ĐCSTQ đối với nhân dân.
Điều đáng tiếc là nền tảng lý luận về “giải phóng tư tưởng” của Đặng đã không hợp pháp hóa vấn đề thành quả lao động sau thuế do cá nhân tạo ra qua lao động chân chính là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, cần được khẳng định dưới hình thức pháp luật để tránh bị tùy tiện tước đoạt từ giới quyền lực sau này.
Trên thực tế, cho dù đó là “cho phép một số người giàu lên trước” của Đặng Tiểu Bình hay “thịnh vượng chung” của Tập Cận Bình, thì mấu chốt vẫn nằm ở hai chữ “cho phép”. Chừng nào ĐCSTQ còn nắm quyền “cho phép” ai muốn giàu thì giàu, muốn nghèo thì nghèo, thì thực chất đây cũng vẫn là biến tướng của kinh tế kế hoạch dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền.
Chừng nào thị trường không được phép tự điều chỉnh theo quy luật cung – cầu đã được thừa nhận, để thị trường tự điều tiết theo quy tắc thị trường, thì các khu vực bị ĐCSTQ kiểm soát sẽ không bao giờ có thể đạt được nền kinh tế thị trường, và số phận của người dân sẽ vẫn nằm trong tay của ĐCSTQ. Cho dù là vấn đề kinh tế hay vấn đề chính trị, chỉ bằng cách thiết lập cơ chế công bằng mà mỗi người phải tuân thủ và thực hiện hiệu quả cơ chế giám sát để vận hành theo một hệ thống như vậy, thì quyền của người dân mới có thể được bảo vệ một cách tốt nhất có thể.
Trần Quang Thành, Đài Á châu Tự Do
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình Doanh nghiệp tư nhân sự thịnh vượng chung