Học giả Mỹ: Kinh tế TQ đi xuống là do quyết sách gây ra
- Huệ Anh
- •
Mới đây, ông Nicholas Lardy – Học giả, nhà nghiên cứu lâu năm về kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson tại Mỹ cho biết, sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc có mối quan hệ trực tiếp với các quyết sách của chính quyền nước này.
Theo Đài Á châu Tự do đưa tin hôm 3/4, tại Diễn đàn Trung Quốc của Đại học Johns Hopkins tổ chức hôm 2/4, ông Nicholas Lardy nói: “Một nguyên nhân của nền kinh tế Trung Quốc đi xuống là chính phủ tiến sâu vào công việc phân phối tài nguyên, ngày càng nhiều tài nguyên được đưa vào doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là so sánh với doanh nghiệp tư nhân, thành tích của các doanh nghiệp nhà nước cũng từng bước đi xuống.”
Ông cho Nicholas Lardy rằng, năm 2012 là năm mà kinh tế Trung Quốc có bước ngoặt quan trọng. Trong năm này, doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp khoảng 70% GDP cho Trung Quốc. Ông nói, từ năm 2007 đến năm 2012, đầu tư tư nhân của Trung Quốc đã vượt qua đầu tư công của nước này. Đến năm 2011, đầu tư tư nhân đã chiếm vị trí chủ đạo một cách ổn định. Trong thời gian từ năm 1978 đến 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc chiếm tỉ trọng từ gần 80% giảm còn 26%.
Ông cho biết, từ năm 2012 về sau, Trung Quốc xác lập lại vị trí kinh tế của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thông qua các phương thức như chính sách, tài chính và hành chính để thiên vị doanh nghiệp nhà nước. Đối với Trung Quốc mà nói, có một nền kinh tế quốc hữu khổng lồ là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát chính trị.
Bên cạnh đó, ông cũng trích dẫn số liệu được công bố chính thức của Trung Quốc, theo đó, số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc cho thấy tỉ lệ dòng tiền vay chảy vào các doanh nghiệp tư nhân (không phải doanh nghiệp tài chính) từ 52% của năm 2012 giảm xuống 11% trong năm 2016; cũng trong khoảng thời gian này, dòng tiền vay chảy vào doanh nghiệp nhà nước (không phải doanh nghiệp tài chính) lại tăng từ 32% lên đến 83%. Số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy, từ phương diện đầu tư có thể thấy, sau khi tỉ lệ đầu tư tư nhân đang tăng trưởng đều trong gần 10 năm, đến năm 2016 thì lần đầu tiên giảm; trong khi đó, đầu tư công trong cùng thời kỳ lại có sự tăng trưởng rõ rệt.
Số liệu của Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thấy, trong thời gian từ năm 2005 – 2017, tổng tài sản của doanh nghiệp trung ương mà ủy ban này quản lý tăng mạnh từ 10 nghìn tỉ Nhân dân Tệ lên 54 nghìn tỉ Nhân dân Tệ. Nhưng cùng thời kỳ này, tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp này lại giảm từ 6% xuống còn 2.6%. Nói cách khác, thông qua các phương thức như vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, những doanh nghiệp này càng làm càng lớn, nhưng lợi nhuận và năng lực lại càng ngày càng kém.
Ông Nicholas Lardy dự tính, lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước xấu đi và đầu tư tư nhân thu hẹp, mỗi năm làm giảm khoảng 1.6% đến 2% GDP của Trung Quốc.
Đầu năm ngoái, những “học giả tay sai” của chính quyền Trung Quốc bắt đầu lên tiếng: “Chế độ tư hữu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử”, “sứ mệnh của người của đảng Cộng sản Trung Quốc chính là tiêu diệt chế độ tư hữu.”
Một thời gian, doanh nghiệp tư nhân tại của Trung Quốc như “ngủ đông”, đầu tư tư nhân giảm mạnh, kinh tế đi vào thoái trào, lại thêm việc Mỹ bắt đầu khai ngòi chiến tranh thương mại với Trung Quốc khiến cho nền kinh tế Trung Quốc liên tiếp gặp khó khăn.
Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn làm cho chính quyền Trung Quốc lo lắng, và họ bắt đầu vỗ về doanh nghiệp tư nhân; tuy nhiên, cuối năm ngoái, ông Hướng Tùng Tộ – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, tổn thương gây ra cho doanh nghiệp tư nhân dù có được vỗ về nhưng cũng cần phải có thời gian.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa kinh tế Trung quốc chiến tranh thương mại Doanh nghiệp tư nhân