Logic bài ngoại “kỳ diệu” trong “lệnh hạn chế quốc tịch” của ĐCSTQ
- Lâm Kị
- •
Trong cuộc thanh trừng giới giải trí tại Trung Quốc Đại Lục, các trang mạng xã hội tiếng Trung đã lan truyền thông tin về “lệnh hạn chế quốc tịch.” Nghĩa là một số nghệ sĩ mang 2 quốc tịch, hoặc không phải là người Trung Quốc sẽ bị chặn và cấm kiếm tiền ở Trung Quốc. Một số nghệ sĩ Hồng Kông nổi tiếng như Tạ Đình Phong, hay ca sĩ Singapore như Tôn Yến Tư (Stefanie Sun) cũng có tên trong danh sách được lưu truyền này.
(Bài viết của Lâm Kị, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Tạ Đình Phong đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), rằng: “Tôi thấy một số bình luận nói rằng chẳng phải anh là người Canada sao?”. Sau đó, anh ấy trả lời: “Tôi sinh ra ở Hồng Kông, vì vậy tôi vốn là người Trung Quốc”. Đồng thời, Tạ Đình Phong còn nói thêm: “Thực ra, tôi đã rút quốc tịch Canada … Tôi đang nộp đơn.”
Dường như luôn có những người coi trọng “danh sách lưu truyền” chưa được xác nhận này, nên mới có việc từ “tin đồn” trở thành việc chủ động xin rút lại quốc tịch.
Điều kỳ lạ nhất trong những lời này là, vì sao “người Hồng Kông” lại trở thành “người Canada” và lại phải “xin rút”, hơn nữa đến giờ mới “nộp đơn”? Điều này tự nhiên cũng sẽ trở thành một trò đùa ở Hồng Kông. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản nhất là, vì sao một số người lại tin vào các tin đồn lan truyền, hay vì sao việc này lại thực sự xảy ra? Vì sao lại cấm công dân nước ngoài làm việc trong ngành giải trí Trung Quốc?
Lần này không chỉ đơn thuần là một cuộc “đàn áp chính trị”. Dẫu thường ngày thân cận với ĐCSTQ, dẫu mang hộ chiếu ngoại quốc nhưng vẫn tỏ ra “yêu nước”, thì liệu có tin vào việc lan truyền tin “cấm” như vậy không?
Điều này cũng giống như việc tất nhiều người Trung Quốc phản đối “chủ nghĩa phát xít độc tài” và lên án “chủ nghĩa bảo hộ” của các nước khác. Vậy vì sao mọi người lại tin rằng Đại Lục sẽ thực hiện chính sách “bài ngoại” này?
Ví như, khi Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho một số sinh viên Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng. Họ cáo buộc rằng Hoa Kỳ đang đi ngược lại những lý tưởng tự do của nước này, về sự cởi mở và tự do, cũng như đi ngược lại xu hướng giao lưu tài năng của quốc tế.
Nếu hỏi ngược lại, rằng trong “thời đại giao lưu tài năng toàn cầu và quốc tế”, và “quốc tế hóa” nghệ sĩ này, có thực sự cần thiết phải cấm người “nước ngoài” sang Trung Quốc làm việc hay không?
Trước đó, đạo diễn Hồng Kồng Bành Hạo Tường (Pang Ho-cheung), từng bị bạn bè tố đã nhập cư vào Canada. Thậm chí họ còn chỉ ra rằng những người “ngoại đạo” khó có thể được phép quay phim ở Trung Quốc Đại Lục. Với các ban ngành liên quan có tác phong “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” tại Đại Lục, trừ khi người này “rất có thế lực” hoặc “đã định cư vĩnh viễn tại Đại Lục”, nếu không họ hầu như đừng nghĩ đến chuyện nhận được phê duyệt.
Ngay sau những “tin đồn” này, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc đã “biến mất” (như Triệu Vy). Các ngôi sao khác cũng bị buộc tội trốn thuế. Chính phủ lại cấm danh sách xếp hạng và danh sách lưu lượng truy cập, đến kiểm duyệt toàn diện lập trường chính trị của giới nghệ sĩ, thậm chí là hành vi và phẩm chất cá nhân của họ. Do đó, khi lại có thêm một “tin đồn mới”, cần phải “hạn chế quốc tịch”, mọi người đều “thà tin có còn hơn không”. Đồng thời họ nghĩ đây là chuyện đương nhiên tại Trung Quốc Đại Lục.
Tuy nhiên, nếu bất kỳ chính phủ nước ngoài nào, đối xử với nghệ sĩ Trung Quốc hoặc những người khác với tiêu chuẩn tương tự, chắc chắn họ sẽ bị buộc tội “bài ngoại”, “phân biệt đối xử”, thậm chí là vi phạm quyền “tự do”. Dẫu rằng việc đó không phải việc do chính phủ làm ra, mà chỉ là sự lựa chọn mang tính cá nhân.
Ví như “Vòng tròn kinh tế vàng” do công dân Hồng Kông khởi xướng trước đó, đã bị những người thân cộng cáo buộc là: “Đầu cơ chính trị như phớt lờ các quy tắc của thị trường tự do, tạo ra sự chia rẽ trong xã hội, nền chính trị trói buộc kinh tế”…
Do đó, câu “bài ngoại” này có nghĩa là “tình hình mỗi nước mỗi khác”. Tại Trung Quốc, “hạn chế quốc tịch” là vấn đề đương nhiên, không phải là tư tưởng “bài ngoại”, mà là vì thực thi “công lý”. Nhưng nếu sự việc tương tự xảy ra tại nước ngoài, thì đó lại là “bài ngoại”. Miễn là quyết định gì làm tổn hại đến người Trung Quốc, thì chính phủ nước ngoài đó chính là “chủ nghĩa phát xít độc tài”, thậm chí vi phạm mọi nguyên tắc và công lý!
Lâm Kị, Đài Á Châu Tự Do
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Tạ Đình Phong Triệu Vy Ngành giải trí