Thế lực của phe ông Giang Trạch Dân bị phân tán trước Đại hội 19
- Hạ Tiểu Cường
- •
Trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, suốt gần 10 năm khi ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo “chấp chính” đã không có hành động gì, đây chính là một nguyên nhân chủ yếu tạo thành cái gọi là “mệnh lệnh chính trị khó ra khỏi Trung Nam Hải”, các tỉnh thành phố ở địa phương đa số đều bị phe ông Giang Trạch Dân khống chế, các chức vị quan trọng ở cấp địa phương đều do người phe Giang nắm giữ, đa số các tỉnh thành phố đều là “vương quốc độc lập” của phe Giang. Đến nay, sắp tới Đại hội Đảng 19, ông Tập Cận Bình cơ bản đã sắp xếp xong nhân sự cho các vị trí then chốt ở phía đảng và nhà nước của 31 tỉnh thành. Trước Đại hội Đảng 19, thế lực của ông Giang Trạch Dân trên toàn quốc đã bị phân tán toàn diện.
Thủ đô Bắc Kinh thời cổ đại được mệnh danh là kinh đô “dưới chân Hoàng Đế”, sự ổn định và an toàn của kinh đô có thể dẫn đến sự thay đổi toàn cục, trong đấu tranh chính trị, để mất kinh đô cũng tương đương với để đối thủ bóp nghẹt cổ họng. Bắc Kinh cũng chính là nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tranh đoạt khi đấu tranh quyền lực, nếu như không thể nắm vững quyền lực về quân đội phòng thủ Bắc Kinh, chính quyền thành phố Bắc Kinh và trung ương cảnh vệ đoàn trong tay, thì những nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ không thể an toàn.
Bắc Kinh là đại bản doanh của quyền lực chính trị của ĐSCTQ, chức vị Bí thư Thành ủy Bắc Kinh là một trong những chức vị đứng đầu cấp địa phương của ĐCSTQ, cũng phải là một thành viên của Bộ Chính trị Trung ương. Trước Đại hội Đảng 19, một trong những bố cục nhân sự cấp địa phương quan trọng nhất, chính là bố cục nhân sự cho các vị trí then chốt ở Bắc Kinh.
Phe Giang Trạch Dân suốt thời gian dài khống chế Bắc Kinh
Quyền lực đảng chính trị ở Bắc Kinh suốt thời gian dài bị phe Giang khống chế.
Sau khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh đương nhiệm lúc đó là ông Trần Hy Đồng nhiều lần thách thức quyền uy lãnh đạo của ông Giang. Tháng 4/1995, ông Giang từ vụ án tự sát của Phó Thị trưởng Bắc Kinh Vương Bảo Lâm, đã bắt đầu “diệt” ông Trần Hy Đồng. Đến tận tháng 8/1998, sau khi kết án ông Trần Hy Đồng 16 năm tù, ông Giang mới thực sự bắt đầu nắm sức mạnh chính trị và quân sự trong tay. Trừ khoảng thời gian từ năm 1995 đến 1997, Ông Úy Kiện Hành tạm thời đảm nhiệm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, thời gian còn lại đều là do ông Giả Khánh Lâm, thân tín của ông Giang Trạch Dân từ Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến chuyển đến tiếp nhậm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh kiêm Thị trưởng Bắc Kinh. Đến năm 2002, một thân tín khác của ông Giang là Lưu Kỳ thay thế ông Giả Khánh Lâm, tiếp đó từ năm 2012 cho đến tận tháng 5/2017, ông Quách Kim Long thế chỗ của ông Lưu Kỳ nhậm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.
Vương An Thuận, một nhân vật cốt cán phe Giang
Sau Đại hội Đảng 18, Vương An Thuận xuất thân từ “Thạch Du bang” đến nhậm chức Thị trưởng Bắc Kinh, ông này được xem là thân tín của hai ‘lão đầu’ “Thạch Du bang” là Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng.
Hai ông Chu Vĩnh Khang và Vương An Thuận ngoại trừ có quan hệ với ngành dầu mỏ vùng Đông Bắc, còn giữ quan hệ mật thiết với các cộng sự cấp dưới ở Bộ Tài Nguyên và Đất đai, khi ông Chu Vĩnh Khang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Đất đai, thì ông Vương An Thuận làm Trưởng bộ phận Nhân sự Giáo dục của Bộ Tài Nguyên và Đất đai. Năm 1999 sau khi ông Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, ông Vương An Thuận cũng được thăng lên chức Bộ trưởng Bộ Tổ chức tỉnh ủy Cam Túc, chưa đến hai năm sau, ông Vương An Thuận lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tổ chức tỉnh ủy Thượng Hải, phụ tá ông Trần Lương Vũ. Lúc đó, Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương là ông Tăng Khánh Hồng.
Sau này, ông Vương An Thuận theo sự sắp xếp của ông Tăng Khánh Hồng đã được điều động đến Bắc Kinh giữ chức Phó Bí thư Thành ủy và Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật. Năm 2012, ông này lại được thăng chức làm quyền Thị trưởng, đến tháng 1/2013 thì chính thức đảm nhận chức Thị trưởng.
Ngoài ra, Quách Kim Long, Vương An Thuận, Lữ Tích Văn đều là những thân tín đi theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, bị “Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc bức hại Pháp Luân Công” liệt vào danh sách những kẻ phạm tội bức hại sẽ phải chịu trách nhiệm trước công lý.
Ông Tập Cận Bình hạ bệ các quan chức phe Giang tại Bắc Kinh
Trước đây, giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình đã tiến hành sắp xếp nhân sự ở Bắc Kinh và thiết lập lực lượng của mình, nhưng khá là khó khăn, bởi vì một số quan chức không nghe theo. Người ta nói rằng ông Tập Cận Bình từng cố ý sắp xếp Vương Tiểu Hồng, cựu Phó Thị trưởng Bắc Kinh kiêm Cục trưởng Cục Công an làm Phó bí thư Thành ủy Bắc Kinh, nhưng các quan chức tại Bắc Kinh phản đối nên không thành.
Ông Tập Cận Bình suốt mấy năm nay không ngừng loại bỏ quan chức phe Giang ở Bắc Kinh. Thân tín của Lưu Kỳ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lữ Tích Văn đã “ngã ngựa”. Ông Vương An Thuận nguyên Thị trưởng Bắc Kinh bị điều đến Trung tâm Nghiên cứu Quốc vụ viện; Nguyên Thường ủy viên Thành ủy kiêm Phó Thị trường Bắc Kinh Trần Cương bị điều đến làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Dự án Dẫn nước “Nam Thủy Bắc Điều”; nguyên Phó Thị trưởng kiêm Thường vụ Bắc Kinh Lý Sỹ Tường cũng bị mất chức.
Ngày 9/2/2017, Ủy ban Kỷ luật Bắc Kinh tổ chức phiên họp, muốn loại trừ ảnh hưởng của bà Lữ Tích Văn, đồng thời “xử” thêm 15 quan chức ở Bắc Kinh.
Ngày 12/2, Ủy ban Kỷ luật Trung ương lần 11 kiểm tra lại tình huống ở Thành ủy Bắc Kinh, đã lật lại vấn đề “lập trường chính trị không cao” của Bắc Kinh và nhiều vấn đề khác, và xử lý tiếp những việc tiếp theo trong vụ việc của bà Lữ Tích Văn.
Đội quân “cất cánh” của ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
Ngày 27/5 , Thị trưởng Bắc Kinh Thái Kỳ chuyển sang nhậm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, còn ông Trần Cát Ninh nhậm chức quyền thị trưởng.
Ông Thái Kỳ năm nay 61 tuổi, đã hơn 26 năm tại vị ở Phúc Kiến, sau đó đến nhậm chức ở Chiết Giang. Khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, ông Thái Kỳ lúc đó làm Bí thư Thành ủy Đài Châu, Cù Châu tỉnh Chiết Giang. Sau Đại hội 18 khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Thái Kỳ không ngừng được trọng dụng, đề bạt, đến tháng 10/2016, ông Thái Kỳ khi đó là Phó Chủ nhiệm Văn phòng An ninh Quốc gia đã được chuyển đến làm quyền Thị trưởng Bắc Kinh, đến tháng 1/2017 lại thăng lên chức Thị trưởng. Ông Thái Kỳ tại Đại hội 19 tương lai có thể thăng lên làm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, xét lại thời kỳ giữ chức cấp bộ chỉ có 2 năm rưỡi, được đề bạt quả thực nhanh như tên lửa.
Ông Trần Cát Ninh được cho là đội ngũ thân tín thuộc “Thanh Hoa hệ” của ông Tập Cận Bình. Ông Trần từng học đại học cùng ông Trần Hy. Khi ông Trần Hy nhậm chức Bí thư Đại học Thanh Hoa thì ông Trần Cát Ninh đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa. Việc ông Trần Cát Ninh chưa từng giữ chức thị trưởng ở địa phương nào, một bước được đề bạt lên làm quyền thị trưởng Bắc Kinh, điều này quả thực cũng khiến không ít nhà quan sát thấy bất ngờ.
Hiện các chức vị Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, quyền Thị trưởng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ủy ban Kỷ luật, Bộ trưởng Tổ chức, Bộ trưởng Tuyên truyền… đều là người thuộc đội quân “cất cánh” của ông Tập Cận Bình.
Hạ Tiểu Cường
(Nhà bình luận chính trị Trung Quốc sống tại Na Uy)
Xem thêm:
Từ khóa Bắc Kinh Đại hội 19 Trần Cát Ninh Tập Cận Bình Giang Trạch Dân