Ngày 1/10: Quốc khánh Trung Quốc hay quốc tang Trung Hoa?
- Minh Ngọc
- •
Ngày 1/10, quốc khánh Trung Quốc, cũng là ngày kỷ niệm 68 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền cai quản Đại Lục. Theo thông lệ hàng năm, một cuộc diễu hành quy mô lớn đã diễn ra ở Hồng Kông. Rất nhiều nhân sỹ các phái tham gia sự kiện này đã chỉ ra rằng, ngày 1/10 không phải là ngày quốc khánh mà là “quốc tang Trung Hoa”.
Diễu hành yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp hạ đài
Ngày 1/10, hàng loạt các đoàn thể tại Hồng Kông, bao gồm cả Đảng Xã dân liên, Hương Cảng Chúng Chí… đã tổ chức Lễ diễu hành 101 nhằm phản bác “chính quyền chuyên chế”, phản đối thẩm quyền quản lý nhà nước của chế độ ĐCSTQ, họ rất bất mãn trước việc Bộ trưởng Tư Pháp Viên Quốc Cường áp chế một số công tố viên cao cấp khác để giam giữ Hoàng Chi Phong cùng 16 người khác, đồng thời yêu cầu ông Viên từ chức. Các nhà tổ chức lễ diễu hành tuyên bố, sự kiện này có khoảng 40.000 người tham gia.
Lễ diễu hành bắt đầu lúc 3 giờ chiều từ Công viên Victoria đến trụ sở chính phủ ở Queensway. Trước khi lễ diễu hành bắt đầu, có người đã lên đại diện đọc các bức thư của Hoàng Hạo Minh, Chu Vĩnh Khang, Hoàng Chi Phong, La Quán Thông viết ở trong tù.
Sau 20 năm chuyển giao chủ quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng đàn áp tự do dân chủ
Người khởi xướng buổi lễ diễu hành đã đọc bản tuyên bố mục đích của lễ diễu hành, chỉ ra rằng đặc khu trưởng ngày càng trở nên chuyên chế, sau khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông 20 năm, việc bỏ phiếu dân chủ càng ngày càng mất giá trị, nhân quyền, tự do và pháp trị rơi vào nguy cơ trùng trùng, chính quyền ĐCSTQ không những không tiến hành tổng tuyển cử phổ thông, mà còn từng bước tiêu diệt những thanh âm dân chủ trong ngoài nước, nhằm loại bỏ kết quả tuyển cử theo hội đồng lập pháp, khiến cho lập pháp không cách nào thể hiện được dân ý.
Ông nhấn mạnh rằng người dân Hồng Kông sẽ không bao giờ cúi đầu trước chế độ độc tài và uy quyền chính trị: “Thậm chí nếu như chuyên chế thành hiện thực, thì chúng tôi tin rằng người dân Hồng Kông sẽ không bao giờ chấp nhận số phận của họ, quyết không khuất phục chính quyền độc tài. Chỉ có người dân đồng lòng quyết tâm bảo vệ và tìm cách giành được chế độ dân chủ, thì chúng ta mới có hy vọng phản kháng chuyên chế và tiếp tục quá trình dân chủ.”
Ông Ngô Văn Viễn từ Đảng Xã Dân Liên nhấn mạnh rằng, mục đích của cuộc diễu hành lần này là yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Viên Quốc Cường hạ đài, ông cho rằng Viên Quốc Cường chính là thủ phạm dẫn đầu gây xói mòn pháp quyền ở Hồng Kông, đồng thời còn khiến những người biểu tình phải lần lượt ngồi tù.
Người Hồng Kông không chấp nhận sự quản lý của ĐCSTQ; bất mãn trước việc pháp luật trở thành công cụ đàn áp
Đoàn diễu hành dẫn đầu với một nhóm người mặc áo đen và rước một tấm vải đen lớn nhằm biểu thị sự “hắc ám” của việc chính phủ chuyên chế, những khẩu hiệu như “Không sợ chuyên chế – Viên Quốc Cường hạ đài” được đông đảo người dân hai bên đường hưởng ứng hô lớn.
Ông Đinh, một cư dân Hồng Kông cho hay, ĐCSTQ kỷ niệm ngày quốc khánh lần thứ 68, nhưng người dân Hồng Kông không thích ngày này nên đã xuống đường diễu hành thể hiện sự bất mãn: “Chúng tôi không chấp nhận chính quyền này, chúng tôi không tán đồng chính quyền này, bởi vì chính quyền này không phải là điều mà chúng tôi lựa chọn, một chính quyền thông qua bạo lực để cai quản 1,3 tỷ dân, dùng phương thức này áp dụng vào Hồng Kông. Do đó chúng tôi ngày hôm nay diễu hành chính là để phản đối tổ chức phi pháp có tên gọi là ĐCSTQ.”
Một cư dân khác, ông Tạ cho rằng ngày 1/10 không phải là ngày Quốc khánh, mà chính là ngày của ĐCSTQ, nên gọi là ngày “Đảng khánh”. Ông Tạ không cảm thấy ngày này là Quốc khánh của Trung Quốc.
Hơn 900 người tập Pháp Luân Công tổ chức diễu hành ở Hồng Kông
ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công suốt 18 năm, gây ra tội ác mổ cướp sống nội tạng, mang đến cuộc khủng hoảng chưa từng có cho dân tộc Trung Hoa. Buổi trưa ngày 1/10, những người tập Pháp Luân Công đã tổ chức diễu hành với chủ đề “Trừng trị hung thủ – Giải thể ĐCSTQ – Kết thúc bức hại” ở trung tâm thành phố Kowloon với sự có mặt của Thiên Quốc Nhạc Đoàn, nhóm rước thuyền hoa và nhóm rước biểu ngữ. Nhiều du khách Đại Lục khi thấy cảnh tượng này đã bị sốc, họ nói sẽ chia sẻ tin tức này cho bạn bè và người thân ở quê nhà.
Ngày 1/10 được dân gian gọi là “Ngày quốc tang Trung Hoa”, đây cũng là ngày mà số lượng người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó vượt quá con số 285 triệu người. Những người tập Pháp Luân Công đã tiến hành luyện công chung và sau đó tổ chức buổi lễ mít tinh vào lúc 11 giờ 30 sáng tại Cheung Sha Wan ở Kowloon.
Phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông, ông Giản Hồng Chương nói rằng tình hình ở Đại Lục hết sức căng thẳng, những người tập Pháp Luân Công vẫn đang bị bức hại tàn khốc, vấn nạn mổ cướp nội tạng không hề thuyên giảm, bè phái của Giang Trạch Dân cũng không ngừng gây nhiễu động trước Đại hội 19, khiến cho “thiên hạ thực sự không thái bình”.
Ông Giản Hồng Chương nhận định, để Trung Quốc có thể thực sự thái bình, thì phải chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, đưa Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lương Chấn Anh cùng những kẻ gây họa loạn ở cả Đại Lục và Hồng Kông ra trước công lý, đồng thời giải thể toàn diện ĐCSTQ cũng như văn hóa độc hại của nó, khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa 5.000 năm, quay trở lại với những giá trị phổ quát của nhân loại.
Bà Chu Uyển Kỳ, đại diện Tổ chức Luật sư Nhân quyền ủng hộ Pháp Luân Công cho biết, tính đến ngày 30/9 vừa qua, tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã có 2,52 triệu người đồng lòng đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân vì tội đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn không ngừng diễn ra kể từ ngày 20/7/1999, hàng triệu người theo học tín ngưỡng chân – thiện – nhẫn đã bị tra tấn, bức hại đến chết, thậm chí còn bị mổ cướp tạng sống. Họ bị tước đoạt đi hết thảy nhân quyền cơ bản, quyền tự do tín ngưỡng, tự do biểu đạt tư tưởng, bị tước đoạt tài sản và thậm chí cả sinh mệnh.
Mới đây, bà Chu Uyển Kỳ cũng đã đệ trình lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và những cơ quan liên quan bản danh sách những nạn nhân bị bức hại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công và được chính phủ nước này hoan nghênh tiếp nhận.
Nhân sỹ các giới lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công
Phó Chủ tịch Liên minh Hồng Kông Thái Diệu Xương, phát ngôn viên Hiệp hội Thương mại Tự do Hồng Kông Hàn Liên San và thành viên Hội đồng Lập Pháp Lâm Vịnh Nhiên cũng đến tham dự sự kiện và lên tiếng ủng hộ việc kiên trì phản bức hại ôn hòa suốt 18 năm qua của cộng đồng Pháp Luân Công.
Nhiều ủy viên Hội đồng Lập pháp cũng lên tiếng ủng hộ hoạt động phản bức hại của Pháp Luân Công. Chủ tịch Đảng Dân chủ, ông Hồ Chí Vỹ phát biểu, trong ngày gọi là “Quốc khánh” này, vẫn có vô số người Trung Quốc không biết đến tự do thực sự, bị đàn áp về chính trị hoặc phải chịu bức hại. Đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc suốt 18 năm qua vẫn chưa dừng lại một giây phút nào. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án cuộc bức hại tàn khốc này cũng như tội ác mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ.
Nghị viên Hội đồng lập Pháp Lâm Trác Đình của Đảng dân chủ cũng chỉ ra rằng, những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bức hại vô cùng tàn bạo, ông lên tiếng yêu cầu chính quyền trung ương chấm dứt ngay lập tức các hành vi vi phạm nhân quyền, chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. Trước thông tin có hơn 2,52 triệu đơn kiện Giang Trạch Dân, ông Lâm cho rằng cộng đồng quốc tế cũng cần phải chung tay giúp đỡ điều tra vụ việc này, bởi đây chính là một tội ác phản nhân loại chưa từng có trong lịch sử.
Cuộc biểu tình ngày 1/10 trở thành thông lệ hằng năm của người dân Hồng Kông, nhưng đây là lần đầu tiên Pháp quyền trở thành đề tài chính của lễ diễu hành. Tư pháp Hồng Kông vốn được coi là một trong những hệ thống luật pháp tốt nhất ở châu Á và là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế Hồng Kông nay đã bị xói mòn dần qua 20 năm chuyển giao chủ quyền về Trung Quốc.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Diễu hành Hồng Kông Pháp Luân Công biểu tình dân chủ Quốc khánh Trung Quốc