Nghị Báo: Cuộc chiến của ông Tập với hầu hết mọi người đã bắt đầu
- Đồ Ân
- •
Giáo sư nghỉ hưu của Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Thái Hà vì phê bình thể chế nên ngày 17/8 đã bị khai trừ khỏi đảng, bị hủy bỏ đãi ngộ hưu trí. Trang tin tức Nghị Báo (Yi Bao) đã đăng bài bình luận nói, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền không chỉ tiếng oán than khắp nơi, nội bộ đảng cũng xa rời ông. Còn sự kiện bà Thái Hà đã đại biểu cho việc ông Tập bị cô lập hoàn toàn, ngoài thiểu số thân tín như ông Lật Chiến Thư, cuộc chiến của ông Tập Cận Bình với tất cả mọi người đã bắt đầu.
Nghị Báo cho rằng, bà Thái Hà là giáo sư Trường Đảng trung ương ĐCSTQ, trường này mặc dù là trường bồi dưỡng cán bộ cho ĐCSTQ, nhưng bên trong cũng xuất hiện một số giáo sư dám lên tiếng. Dù vậy, khi chiều hướng chính trị không tốt, thì đại bộ phận đều dè dặt, còn bà Thái Hà là một người can đảm nhất dám lên tiếng.
Bài viết chỉ ra, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ngoài việc giành được lòng tin của một bộ phận người dân nhờ chống tham nhũng trong hai năm đầu tiên, sau đó một mình nắm đại quyền trong đảng, chính phủ và quân đội, thậm chí ông còn muốn làm lãnh đạo trọn đời. Về kinh tế, doanh nghiệp nhà nước lấn át doanh nghiệp tư nhân, thậm chí khôi phục hợp tác xã cung ứng tiêu thụ để chuẩn bị cho kế hoạch kinh tế; về pháp trị thì hoàn toàn thụt lùi, cơ quan chính phủ ngày càng không có sự đôn đốc giám sát của xã hội; tự trị tầng cơ sở lùi trở lại sự thống trị của Bí thư một cách trắng trợn; về văn hóa thì học tập Bạc Hy Lai hát nhạc đỏ, đi theo đường cũ của ĐCSTQ; về nhân quyền thì giám sát người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn, đàn áp một cách toàn diện đối với những nhân sĩ bất đồng chính kiến, luật sư nhân quyền, nhân sĩ tôn giáo, v.v; quan hệ đối ngoại ngày càng có xu hướng bế quan tỏa cảng. Trong nước không chỉ người dân dám tức giận mà không dám nói, ngay cả cán bộ đảng cũng dần dần không ưa sự giả dối của đảng, gây ra sự tức giận và phẫn nộ, còn sự kiện bà Thái Hà bị khai trừ đảng lại là khởi đầu của việc ông Tập bị cô lập.
Sự xử lý của ĐCSTQ đối với những đảng viên “phản bội” được cho là còn tàn khốc hơn so với đối phó với kẻ địch, đây là đặc trưng của cái gọi là xã hội đen. Trong đó thể hiện ra chính là không chỉ bị khai trừ đảng, mà còn tước đoạt điều kiện sinh tồn của người ta. Trong khi đó, việc cắt đứt đường sống mới chính là điều mà tuyệt đại đa số đảng viên ĐCSTQ thực sự sợ hãi. Nhưng đồng thời khiến cho các quan chức sợ hãi, cũng lại khiến họ càng xa rời ông Tập Cận Bình.
Bài bình luận nói, ông Nhậm Chí Cường Bị bắt dẫn đến sự kiện bà Thái Hà khai trừ đảng. Ông Nhậm Chí Cường vì phê bình ông Tập Cận Bình mà bị chính quyền bắt giữ. Còn bà Thái Hà lại điểm tên ông Tập Cận Bình “hoành hành ngang ngược”, hoàn toàn là cách làm của “trùm mafia”. Đoạn ghi âm phát biểu được cho là của bà Thái Hà được lan truyền rộng rãi, ông Tập Cận Bình không thể không biết. Những tiếng nói trong và ngoài thể chế chính là kêu gọi ông Tập Cận Bình nên hạ đài.
Bài viết nói, nhìn lại những ngôn luận trong file ghi âm được cho là của bà Thái Hà, dù sao cũng thuộc “phe cứu đảng”, mặc dù là lấy cứu vãn đảng làm xuất phát điểm yêu cầu ông Tập Cận Bình hạ đài. Từ điểm này, việc truyền thông nhà nước chỉ trích bà không có đảng tính lại chính là đã đổ oan cho bà.
Bài viết nói, ông Tập Cận Bình đúng là xứng với danh xưng “gia tốc sư” mà người ta vẫn gọi. Ông ta không những không nghe lọt bất cứ lời phê bình nào, càng không cảm thụ được tâm cảnh từ thất vọng đến tuyệt vọng của người dân, do đó ông ta bước lên con đường cô lập cũng trở thành điều tất nhiên.
Bài viết lấy ví dụ, người thuộc “phe cứu đảng” giống như bà Thái Hà vốn không phải là ít, ví dụ Tân Tử Lăng, Đỗ Quang, Lý Duệ, Đỗ Chính Đạo, v.v. Những người này nhận thức được rằng ĐCSTQ nếu không thay đổi, tiếp tục dựa vào lừa dối và bạo lực để thống trị nhân dân, thì ít nhất sẽ trở thành đối lập với nhân dân Trung Quốc, và sớm muộn cũng sẽ bị nhân dân lật đổ. Những người “phe cứu đảng” này trong thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lãnh đạo Trung Quốc, còn có một chút không gian phát biểu, nhưng ông Tập Cận Bình lại không thể chấp nhận ngay cả những người phê bình trong đảng chứ chưa nói đến việc để họ có không gian lên tiếng. Đến như tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu cũng nhất định phải bắt lại, Nhậm Chí Cường cũng nhất định phải bắt, Thái Hà cũng nhất định phải khai trừ.
Bình luận chỉ ra, từ một mức độ nào đó mà nói, ông Tập Cận Bình trừng phạt người “phe cứu đảng” là chuyện tốt. Bởi vì điều này cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ nhìn thấy việc học tập đường lối độc tài của Mao Trạch Đông không những hại nước hại dân, mà còn khiến cho người ở cao tầng ai cũng tự cảm thấy nguy hiểm. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra đường lối đấu tranh trong nội bộ đảng, nhưng liệu Tập Cận Bình liệu có thể giống Mao Trạch Đông đánh bại nhiều đối thủ trong nội bộ đảng như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Chu Ân Lai?Nhất là trong thời khắc đối mặt với khó khăn cả đối nội lẫn đối ngoại, đường lối đấu tranh ở cao tầng rất có thể bùng nổ. Việc này cũng cung cấp một khả năng thay đổi chính trị cho Trung Quốc.
Bài viết nói, khi ông Nhậm Chí Cường mắng ông Tập Cận Bình, dù sao thì ông vẫn ở Bắc Kinh, vẫn là đang quan sát xem ông Tập Cận Bình có hành động nào không. Còn khi bà Thái Hà mắng ông Tập Cận Bình, đồng thời tiết lộ ĐCSTQ dưới sự cai trị của ông Tập đã biến thành “thây ma chính trị”, thì bản thân bà đã đến nước Mỹ cư trú. Có thể nói, ông Nhậm Chí Cường đại diện cho sự thất vọng của “phe tiến bộ” trong đảng đối với ông Tập Cận Bình, nhưng vẫn đang quan sát lời nói và theo dõi hành động của ông. Còn những ngôn luận của bà Thái Hà lại đại biểu cho sự thất vọng triệt để đối của “phe cứu đảng” với ông Tập Cận Bình, và quyết tâm cắt đứt liên hệ với ông.
Chính quyền ông Tập bắt đầu dùng những ngôn luận của bà Thái Hà để định tội một cách trực diện, chứ không phải là nói bóng nói gió, tấn công bằng vấn đề kinh tế, tác phong. Điều này đánh dấu việc ông Tập Cận Bình bắt đầu bị cô lập.
Bài bình luận của Nghị Báo chỉ ra, từ đây về sau, các phe phái khác nhau trong nội bộ ĐCSTQ, bề mặt vẫn là duy trì sự cung kính đối với ông Tập, nhưng chắc chắn sẽ không còn ôm hy vọng tiếp tục đồng tâm hiệp lực với ông, mà là đang chờ đợi thời cơ để lật đổ ông. Ngoại trừ số ít thân tín như ông Lật Chiến Thư ra, cuộc chiến đấu của ông Tập Cận Bình với tất cả mọi người đã bắt đầu!
Đồ Ân (theo YiBao)
Xem thêm:
Từ khóa khai trừ Đảng Trường Đảng Trung ương Dòng sự kiện Tập Cận Bình