Nghi vấn về vụ vu khống Pháp Luân Công ở Hồng Kông hôm 1/7
- Lâm Triết
- •
Liên quan đến vụ án người đàn ông dùng dao đâm cảnh sát ngày 1/7 sau đó tự sát, nhóm “ruy băng xanh” thân Cộng tuyên bố rằng học viên Pháp Luân Công bị tình nghi nhiều nhất đằng sau vụ án này. Để gia tăng tình tiết, nhóm này còn cho đăng tải lên mạng bằng chứng “học viên” bị bắt giữ có giấu dao trong người. Tuy nhiên, phóng viên Epoch Times đã phân tích nhiều chi tiết sơ hở.
Trong một clip phát livestream ngày 1/7, người phụ nữ áo đen đang ôm một con chó nhồi bông có trang phục như người biểu tình, nhưng lại đứng chung với hai người phụ nữ khác ăn mừng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại lối ra của ga tàu điện ngầm Causeway Bay, nghi ngờ cả 3 là đồng bọn, hành vi rất đáng ngờ.
Nhà bình luận Thạch Sơn (Shi Shan) của Epoch Times nhận đinh, vấn đề này rất đáng đặt nghi vấn, rằng một nhóm người đứng sau hợp tác, vu khống Pháp Luân Công đang lên kế hoạch cho một vụ bạo lực trong tương lai, mục đích là đưa vấn đề này gán ghép với chủ nghĩa khủng bố và cực đoan tại địa phương .
Người phụ nữ mặc đồ đen bị cảnh sát đưa đi nghi vấn là tay trong của cộng sản
Trong ảnh, một phụ nữ mặc quần áo đen, kính gọng đen bị cảnh sát đưa đi khi đang ôm chó nhồi bông với lý do là khám xét trên người phát hiện mang theo vũ khí sắc nhọn, dài từ 8 – 12 inch.
Theo báo cáo của các phóng viên khác tại hiện trường, ngoài ra còn có một người đàn ông khác là đồng mưu với người phụ nữ áo đen. Nếu chỉ nhìn từ ấn tượng bề ngoài, thì có thể dùng hai từ mấu chốt “thanh niên” và “áo đen” để hình dung người phụ nữ. Tuy nhiên, phóng viên Epoch Times đã đặt ra nhiều nghi vấn về 3 người phụ nữ trên.
Nghi vấn 1: Nếu biểu tình chống ĐCSTQ, tại sao lại đứng chung nhóm với hai người thân Cộng?
Phóng viên Hoàng Thụy Thu của Epoch Times đã cho Livesteam tường thuật vụ việc Causeway Bay vào khoảng 5 giờ chiều ngày 1/7. Phân tích nội dung clip cho thấy cảnh 3 phụ nữ tụ tập tại Lối ra E của Ga điện ngầm Causeway Bay. Hai trong số vận áo đỏ và hồng vẩy cờ đảng, cờ Hồng Kông, chào mừng kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ.
Người phụ nữ đồ đen đứng giữa, ôm chó nhồi bông. Xét theo ngoại hình, quần áo và con chó nhồi bông, có thể dễ dàng nhận ra đây chính là người đã bị cảnh sát bắt mang đi với lý do có mang theo đồ sắc nhọn.
Khi phát hiện có phóng viên chụp ảnh, người phụ nữ áo hồng tiến đến giọng hằn học: “Anh chụp ảnh tôi làm gì? Vì tôi cầm cờ này nên anh mới chụp ảnh tôi phải không” rồi lấy điện thoại ra chụp lại ảnh phóng viên.
Người phụ nữ áo đỏ cùng xấn tới chụp thẻ báo chí trên người phóng viên. Khi đó, người phụ nữ đồ đen chỉ hướng mắt theo dõi phóng viên, thái độ thấp thỏm và không có hành động gì.
Nghi vấn 2: Nếu là thân Cộng, tại sao mặc đồ đen và ôm chó nhồi bông?
Thời tiết hôm đó rất nóng, nhưng người phụ nữ lại mặc áo thun đen, ôm con chó nhồi bông lớn một cách bất thường.
Chương trình bình luận thời sự Quan điểm củaThạch Sơn phân tích, những người biểu tình dùng từ “cẩu” để ám chỉ cảnh sát, mang ý nghĩa xúc phạm. Người phụ nữ xuất hiện trước mặt cảnh sát với một con chó nhồi bông vào thời điểm đó, có thể bị coi là khiêu khích, nguy cơ bị chặn và khám xét rất cao.
Tuy nhiên vào chiều hôm đó, nếu người phụ nữ áo đen muốn tránh rắc rối với cảnh sát thì đứng gần hai phụ nữ mừng kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ cũng có thể giảm bớt nghi ngờ và áp lực.
Nghi vấn 3: Hội trưởng Pháp Luân học hội Hồng Kông xác nhận chưa bao giờ nhìn thấy người phụ nữ này
Hội “ruy băng xanh” thân Cộng đã tuyên bố trên mạng xã hội, rằng cảnh sát đã xác nhận người phụ nữ mặc áo đen đó là học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cảnh sát chưa ra thông báo khẳng định. Hơn nữa, cô Lương Trân (Liang Zhen), Hội trưởng Pháp Luân Phật học hội Hồng Kông xác nhận chưa từng biết người phụ nữ này.
Nghi vấn 4: Tại sao cảnh sát thông báo thu giữ được nhiều vũ khí nguy hiểm vào ngày 1/7?
Sau đại dịch, xã hội Hồng Kông về cơ bản không còn thấy bom xăng hay dao rựa biểu tình, nhưng vào ngày 1/7, đã xảy ra rất nhiều vụ việc thu giữ những vật dụng nguy hiểm như vậy. Ngoại trừ vụ người đàn ông họ Lương đâm sát cảnh sát rồi tự tử ngay sau đó, có vụ việc người ném can xăng vào con dốc ngoài Tòa nhà Chính phủ bị nghi là chất lỏng dễ cháy, và ở gần Causeway Bay cũng có vụ ném chai thủy tinh từ trên cao xuống v.v.
- Hồng Kông: Công dân tự tử sau khi đâm một cảnh sát vào đêm 1/7
- Tiết lộ về di thư của người đâm cảnh sát Hồng Kông hôm 1/7
Nhà bình luận Thạch Sơn đặt nghi vấn có nhóm tổ chức đứng sau đẩy vụ việc này lên cao trào
Về vấn đề này, nhà bình luận Thạch Sơn báo Epoch Times cho biết, nếu muốn biến Hồng Kông thành một xã hội toàn trị, thì trước hết phải dàn dựng các vụ bạo loạn, hiện cảnh sát đã nắm đủ “chứng cớ”, Cơ quan An ninh Quốc gia liền chớp lấy, sau đó sẽ chụp lên “chủ nghĩa khủng bố địa phương”.
Nếu xảy ra nhiều vụ việc “khủng bố địa phương”, họ sẽ ban bố tình trạng chiến tranh. Và nếu là biện pháp chống chiến tranh, chống khủng bố, thì có thể tùy tiện bắt người, giống như bắt giặc trong chiến tranh vậy, “nếu bạn bị nghi ngờ, liền có thể bắt, có thể xông vào nhà của bạn, bất kể nhiều bao nhiêu.”
Nhà bình luận Thạch Sơn đặt nghi vấn rằng ai đó cố tình thúc đẩy loại leo thang này.
Về lý do tại sao một số nhóm “ruy băng xanh” khăng khăng rằng người này là một học viên Pháp Luân Công. Ông Thạch Sơn tin rằng người phụ nữ này, có thể cô ấy không hề bày tỏ sự phản kháng hay quan điểm nào trên đường phố. Vấn đề này rất đáng nghi ngờ, rằng có một nhóm người đang tổ chức, biên tạo các vụ bạo loạn do Pháp Luân Công cầm đầu. Mục đích là để gắn vấn đề này với chủ nghĩa khủng bố và cực đoan địa phương.
Ông Thạch Sơn không nghĩ những thứ này được làm bởi các bộ phận chuyên môn, nhưng một nhóm nhất định ở Hồng Kông đang làm ra những thứ này. Ai đang dàn dựng những chuyện này? “Chỉ cần nhìn các nhóm ruy băng xanh, họ ủng hộ ai, nhóm nào và ai đứng sau, có thể biết là ai đang làm loại chuyện này.”
Ông Thạch Sơn cũng nhắc lại cách mà ĐCSTQ đã dựng lên sự kiện giả “tự thiêu ở Thiên An Môn” 20 năm trước để bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công. Ngày 23/1/2001, đúng vào đêm giao thừa, vụ “tự thiêu” của 5 người gây chấn động thế giới xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn. Các phương tiện truyền thông cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ lần đầu tiên đã đưa tin về vụ việc này nhằm vu khống Pháp Luân Công, nhưng nó đầy sơ hở.
Ngay từ ngày 14/8/2001, sau khi Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế tiến hành thẩm định kỹ thuật về phân tích chuyển động chậm của các cảnh tự thiêu trong chương trình “phỏng vấn tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương CCTV. Các phân tích này đã được công bố tại hội nghị của Liên Hợp Quốc rằng vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn do ĐCSTQ biên tạo là một vụ án oan thế kỷ.
Vào tháng 1/2002, bộ phim tài liệu “False Fire” (Lửa Giả) do đài NTD Bắc Mỹ sản xuất đã phân tích sâu sắc và chặt chẽ về cảnh quay video trực tiếp của CCTV. Vào ngày 8/11/2003, bộ phim đã giành giải thưởng danh dự tại Liên hoan phim và Truyền hình quốc tế Columbus lần thứ 51.
Theo Lâm Triết, Epoch Times Hồng Kông
Từ khóa Pháp Luân Công Hồng Kông Pháp Luân Công Dòng sự kiện