Ngoài “công cụ tâm lý chiến”, tàu sân bay Trung Quốc còn điểm chí mạng nào?
- Huệ Anh
- •
Gần đây, truyền thông quốc tế thường xuyên đưa tin về chuyện hàng không mẫu hạm Trung Quốc tự sản xuất. Về vấn đề này, báo Nikkei Nhật Bản có bài bình luận cho rằng kế hoạch quân sự của Trung Quốc về sản xuất tàu sân bay tiềm ẩn điểm chí tử: Dù sau hơn mười năm, Trung Quốc đã có hàng không mẫu hạm sánh vai với Mỹ, nhưng hàng không mẫu hạm khổng lồ của Trung Quốc có thể đã trở thành loại sản phẩm quá lỗi thời.
Tàu sân bay của Trung Quốc chỉ là “công cụ chiến tranh tâm lý”
Tháng 5/2019, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc sản xuất vừa hoàn thành được cho thử nghiệm trên biển và hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thời gian gần đây cho máy bay tập dượt cất và hạ cánh trong đêm khuya đã đồng loạt xuất hiện tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.
Vào ngày 29/5, một blogger về thiết bị hải quân Trung Quốc đã công bố về tiến độ Trung Quốc sản xuất chiếc tàu sân bay thứ ba và tàu tấn công lưỡng thê (tải cả máy bay và xe tăng). Gần đây, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, khi trả lời vấn đề Trung Quốc chế tạo hàng không mẫu hạm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng không trực tiếp phủ nhận và chỉ trả lời qua loa. Theo phân tích của một số cơ quan truyền thông, điều này cho thấy thông tin liên quan lan truyền trên mạng về việc Trung Quốc làm tàu sân bay thứ ba đã khá chắc chắn.
Mặc dù các quan chức Trung Quốc thường ca ngợi tính ưu việt của tàu sân bay do Trung Quốc sản xuất, nhưng nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài phản bác. Ngày 30/5/2018, Nikkei Nhật Bản có bài viết nói về “Điểm chí tử của hàng không mẫu hạm Trung Quốc sản xuất”, bài viết chỉ ra rằng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chỉ là “công cụ chiến tranh tâm lý” răn đe các nước láng giềng.
Bài viết phân tích rằng, tàu sân bay có nhiều công dụng. Đầu tiên là “chiến đấu vùng xa”, có thể đưa tàu sân bay đến các vùng biển xa đất liền để thực hiện các hoạt động quân sự. Thứ hai, có thể dùng trong “hoạt động bình thường” đối phó với thảm họa quy mô lớn như thiên tai và cũng đồng thời là “công cụ chiến tranh tâm lý” đe doạ các nước thù địch.
Về mặt “chiến đấu vùng xa”, tàu sân bay của Mỹ có thể kết hợp cùng tàu tuần dương tên lửa và tàu ngầm hạt nhân tấn công, tạo thành “nhóm tàu sân bay tấn công”. Việc vận dụng nhóm chiến đấu như vậy cần phải có khả năng kỹ thuật công nghệ và khoa học tổ chức đặc biệt, mà theo như chia sẻ của một số quan chức Hải quân Mỹ, “một quốc gia muốn học được những khả năng này phải mất cả trăm năm”.
Trong khi hàng không mẫu hạm của Trung Quốc không trang bị sẵn máy bay chiến đấu Tiêm kích – 15 “thế hệ thứ tư” với khả năng tàng hình, vì vậy nếu tương lai tàu sân bay quân đội Mỹ đụng độ với Trung Quốc, khi đó tàu sân bay Trung Quốc đã quá lạc hậu nếu so với tàu tải máy bay của Mỹ với máy bay tàng hình “thế hệ thứ năm” F-35C. Bài viết cho rằng, tàu sân bay của Trung Quốc chỉ là một “vũ khí chiến tranh tâm lý” đe dọa các nước láng giềng.
>> Nhiều máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc… y hệt của Mỹ
Mặc dù vậy, quân đội Trung Quốc vẫn có kế hoạch sản xuất hàng loạt và cải tiến tàu sân bay. Được biết, trong thập kỷ tới Trung Quốc có kế hoạch sản xuất từ 5 đến 6 tàu sân bay, bao gồm cả tàu dùng năng lượng hạt nhân. Nhưng trong vấn đề này tiềm ẩn điểm chí mạng: Dù Trung Quốc có tàu sân bay để sánh vai với Mỹ, nhưng với thời gian thì tàu sân bay khổng lồ Trung Quốc sẽ trở nên quá lỗi thời.
Bài viết chỉ ra, quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35B có thể cất cánh và hạ cánh trên các tàu tấn công dạng lưỡng thê (cả trên biển và đất liền). Loại máy bay chiến đấu này khi cất cánh không cần máy phóng hỗ trợ, có thể hạ cánh thẳng đứng. Đối với các đồng minh có thể mua được loại máy bay chiến đấu này từ Mỹ, họ không cần phải có tàu sân bay khổng lồ làm gì. Hơn nữa, các tàu sân bay khổng lồ chính là mục tiêu tấn công lý tưởng của các tên lửa chống tàu và ngư lôi dưới biển. Nói cách khác, trong tương lai, sự kết hợp của nhiều tàu sân bay nhỏ và máy bay chiến đấu ngắn rơi F-35B sẽ không chỉ giúp giảm rủi ro chiến đấu mà còn giảm chi phí chế tạo.
Bài viết cho rằng việc quân đội Trung Quốc có điểm yếu nhưng vẫn đang phát triển mở rộng, dù không đáng để đánh giá cao, nhưng cũng không nên xem thường, cần tiếp tục quan sát.
Công nghệ lạc hậu rơi vào cảnh hoàn toàn bất lợi
Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay. Tàu Liêu Ninh đầu tiên được cải tiến từ tàu Varyag của Liên Xô. Năm 1998, Trung Quốc đã nói dối về việc chuyển đổi nó thành một sòng bạc, đã chi 20 triệu đô la Mỹ mua lại, mất 13 năm để cải tiến. Vì vậy mà giới chuyên gia bên ngoài đã ví von là “tàu sân bay nhà quê”, không mấy ai tin tưởng vào khả năng chiến đấu thực tế của nó.
Một hàng không mẫu hạm thứ hai là 001A, là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, bắt đầu khởi công vào tháng 11/2013, hạ thủy ngày 26/4/2017, ngày 13/5 năm nay cho thử nghiệm trên biển lần đầu tiên.
Tuy nhiên, chiếc tàu sân bay Trung Quốc sản xuất này vừa ra biển đã gặp nhiều vấn đề. CNN Mỹ dẫn lời chuyên gia cho rằng, mặc dù tàu sân bay mới này sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực châu Á, nhưng công nghệ của nó quá lạc hậu so với lực lượng siêu hải quân thế giới là Mỹ.
Chủ tịch Hội Quân sự Quốc tế Macao Hoàng Đông (Huang Dong) đã chỉ ra, sự xuất hiện của nhiều trụ cột trắng trong khoang lái hàng không mẫu hạm là thiết kế “phi nhân tính hóa một cách quá kỳ lạ”, là “thất bại” , cho thấy rõ kết cấu khung yếu của nó mới phải bổ sung thêm nhiều trụ cột hỗ trợ như thế.
Nhật báo Trung ương Hàn Quốc (JoongAng Ilbo) phân tích, trong chiến tranh ở Thái Bình Dương thập niên 40 của thế kỷ trước, hải quân Mỹ đã sử dụng hàng không mẫu hạm, tiếp theo là chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan, Iraq, Syria, các tàu sân bay Mỹ đã trải qua nhiều lần chiến đấu thực tế, kinh nghiệm phong phú. Ngược lại, tàu sân bay của Trung Quốc không chỉ về kỹ thuận chưa thành thục, còn không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Có nhận định, chỉ cần so với chiếc tàu Reagan của Mỹ đã phục vụ 14 năm, thì hàng không mẫu hạm 001A của Trung Quốc đã “tuyệt đối bất lợi”, còn so với chiếc hàng không mẫu hạm mới USS Gerald R.Ford của Mỹ đưa vào phục vụ từ tháng Bảy năm ngoái thì khoảng cách càng xa vời.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa tàu sân bay Trung Quốc Tàu sân bay hàng không mẫu hạm