Trung Quốc từ lâu đã luôn đánh cắp tài sản trí tuệ trong hai lĩnh vực dân sự và quân sự, điều này không còn chuyện bí mật nữa. Dưới đây, hãy cùng điểm qua những máy bay quân sự mà Trung Quốc đã làm nhái dựa trên công nghệ của Mỹ.

máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc
Máy bay quân sự F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc (Ảnh tổng hợp của scmp.com)

Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những động thái nhằm thâu tóm công nghệ tiên tiến của nước ngoài như ăn trộm công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Ericsson (có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển) hay đánh cắp thiết kế và công nghệ chế tạo các loại máy bay tiêm kích F-22, F-35 và máy bay do thám không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ.

Tuy nhiên, nếu xét về các yếu tố như phần mềm, công nghệ và nhân lực được sử dụng để vận hành các loại máy bay trên, nhiều chuyên gia đánh giá những sản phẩm của Trung Quốc là “chưa đủ tầm” ngang với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc cũng không cách quá xa. Trong hội nghị thượng đỉnh an ninh mạng của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, ông Mark Esper, thư ký Bộ quốc phòng Mỹ đã cảnh báo rằng Trung Quốc hiện là “kẻ cắp tài sản trí tuệ tồi tệ nhất trong lịch sử loài người”.

Esper cũng cảnh báo các đồng minh của Mỹ ở châu Âu rằng không nên cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G ở nước của họ bởi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ các thông tin nhạy cảm về an ninh quốc gia.

“Những công ty tại Trung Quốc đều có khả năng trở thành đồng phạm trong chiến dịch đánh cắp công nghệ do nhà nước tài trợ”, Esper cho hay.

“Trung Quốc đã thực hiện có hệ thống những biện pháp nhằm chiếm đoạt công nghệ của Mỹ thông qua các công cụ gián điệp truyền thống và những khoản đầu tư hợp pháp vào các công ty Mỹ”, Daniel Kliman, giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết trên tờ Insider.

“Mỹ vẫn dẫn đầu rất rõ ràng về công nghệ quân sự, nhưng vị thế này đang bị đe đọa,” Kliman cho hay.

Những máy bay quân sự của Trung Quốc giống hệt Mỹ:

Máy bay J-20 của Trung Quốc và tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ

máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc
Máy bay quân sự J-20. (Ảnh: Wiki)

Theo tờ Popular Mechanics, Chengdu J-20 là một trong những máy bay được thiết kế dựa trên thông tin có được từ Mỹ.

Su Bin (Tô Bân), doanh nhân Trung Quốc làm việc trong ngành hàng không vũ trụ, đã thừa nhận hành vi gián điệp mạng vào năm 2016. Tô Bân và những kẻ đồng phạm đã tiến hành do thám các kế hoạch chế tạo và phát triển máy bay vận tải C-17 Globemaster III, tiêm kích F-35 và F-22 của Mỹ. Tô Bân hiện đang phải thi hành án phạt tù có thời hạn 46 năm tại Mỹ.

Dù có thiết kế giống với F-22, nhưng chiếc J-20 của Trung Quốc lại không ở đẳng cấp ngang hàng.

>> Gián điệp Trung Quốc – mối đe dọa đáng kể nhất mà nước Mỹ đối mặt

Michael Kofman, chuyên gia phân tích cao cấp tại tổ chức nghiên cứu CNA (Mỹ), cho biết “J-20 có các phần mềm và hệ thống điện tử hàng không tối tân, nhưng vẫn mang thiết kế động cơ tệ hại. Thực tế, nhưng thiết kế máy bay tàng hình như J-31 đang dùng động cơ Klimov cũ của Nga bởi vì Trung Quốc chẳng thể làm ra nổi một động cơ.”

Ông cũng tỏ ra hoài nghi về khả năng tàng hình của J-20.

J-31 Shenyang của Trung Quốc và tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất

máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc
Máy bay J-31. (Ảnh: internet Trung Quốc)

J-31 Shenyang vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng nhiều khả năng sẽ thay thế tiêm kích hạm J-15, loại máy bay (thiết kế nhái theo dòng Su-33 của Nga) liên tục gặp sự cố về động cơ và gây ra nhiều vụ tai nạn chết người, theo tờ Nam Hoa Tảo báo (South China Morning Post) đưa tin năm 2018.

J-31 là máy bay tàng hình thứ hai do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chế tạo và được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014. Nhiều người nghi ngờ rằng J-31 là bản nhái lại máy bay F-35 Lockheed Martin của Mỹ. Dĩ nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ những tuyên bố trên.

J-31 nhẹ hơn và có tầm bay nhỏ hơn F-35 nhưng vận tốc tối đa lại cao hơn (đạt Mach 1,8 so với Mach 1,6 của F-35). Máy bay J-31 cũng cồng kềnh hơn và ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay này. Ông Kliman cho biết thiết kế bên ngoài và chất lượng bên trong không nhất định là tương đồng với nhau.

Máy bay không người lái Caihong, phiên bản CH-4 và CH-5, trông không khác gì UAV MQ-9 Reaper của Mỹ.

máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc
Máy bay UAV CH-4 (Ảnh: Facebook)
may bay ch5
Máy bay UAV CH-5 (Ảnh: Internet Trung Quốc)
mq reaper
Máy bay quân sự MQ-Reaper của Mỹ (Ảnh: Không quân Mỹ)

Hình dáng UAV CH-5 do Trung Quốc phát triển khiến nhiều người tin rằng mẫu máy bay không người lái (UAV) này là sản phẩm sao chép MQ-9 Reaper của Mỹ dù chưa có bằng chứng cụ thể.

Theo phía Trung Quốc, CH-5 có thời gian và khả năng bay tương đồng. Nhưng nó mang số đạn dược chỉ khoảng một nửa so với Reaper, chứng tỏ hệ thống động cơ của mẫu UAV Trung Quốc có sức mạnh kém hơn.

Máy bay vận tải Y-20 của không quân Trung Quốc có thiết kế tương tự như C-17 Globemaster III của Mỹ.

Y 20 vs C 17 Globemaster III
Trái: C-17 của Mỹ. Phải: Y-20 của Trung Quốc (Ảnh: Internet Trung Quốc)

C-17 Globemaster III là loại máy bay vận tải hạng nặng của Mỹ, được Trung Quốc sao chép thành công với cái tên Y-20 và đưa vào sản xuất từ năm 2016, nhưng tới nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và mới chế tạo được 8 chiếc. Mặc dù vậy, Trung Quốc cho biết sẽ sử dụng ít nhất 40 máy bay loại này trong tương lai.

Bề ngoài na ná nhau không có nghĩa là năng lực bằng nhau,” ông Kliman cho biết, đặc biệt là khi xét tới năng lực nhân sự. “Không chỉ là công nghệ mà còn là chất lượng của phi công lái máy bay tiêm kích. Còn là chất lượng của hệ thống cung cấp thông tin cho máy bay.”

>> Sự nghiệp ẩn nấp và kết cục bi thảm của một siêu gián điệp của ĐCSTQ

Mỹ cần cực kỳ cảnh giác

Theo Esper và William McRaven (đô đốc hải quân Mỹ hiện đã nghỉ hưu), Trung Quốc sẽ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ và quốc phòng với Mỹ, thông qua con đường hợp pháp và bất hợp pháp.

Trên thực tế, các quan chức Mỹ có lý do để lo ngại về tương lai và đề cao cảnh giác khi Trung Quốc đang đổ tiền vào việc nghiên cứu, phát triển và thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Cụ thể, hồi tháng 8 vừa qua, một công dân Trung Quốc có tên Pengyi Li đã bị bắt ở Hawaii sau một cuộc điều tra bí mật của Bộ An ninh Nội địa Mỹ về việc buôn lậu linh kiện dùng trong tên lửa và vệ tinh giám sát từ Mỹ sang Trung Quốc. Người này cũng bị kết án về hành vi buôn lậu gia tốc kế – thiết bị cao cấp cần thiết trong tên lửa dẫn đường và tàu vũ trụ.

Vào tháng 7, giám đốc FBI Christopher Wray cho biết cơ quan này đã mở hơn 1.000 cuộc điều tra về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc – một con số khổng lồ.

Theo Business Insider,
Phan Anh