Nguyên nhân thực sự giúp ĐCSTQ đánh bại Quốc dân đảng
- Blog Án Sát Sứ
- •
Trong cuộc chiến này, không chỉ có hơn 100 ngàn lính Triều Tiên gia nhập quân đội của Lâm Bưu mà còn có nhiều lính Quan Đông của Nhật Bản giả làm quân dã chiến Đông Bắc. Hồi ký của sĩ quan Nhật Bản ghi lại: Bát Lộ quân đã đối chiếu tỉ lệ quân trong 600 ngàn quân Quan Đông và yêu cầu cái giá để đa số người Nhật Bản được thả về là phải có một nhóm người nhỏ ở lại. Người Nhật Bản cảm thấy phải có trách nhiệm đồng bào, vì thế nhiều phần tử tinh anh và thành phần nòng cốt trong quân đội xin ở lại để cho một phần lớn đồng đội được về nước an toàn.
Ngày 28/9/1948, Kato, Cục trưởng Cục Điều tra Bộ Ngoại giao Nhật Bản mở họp báo công bố, khoảng 140 ngàn sĩ quan và binh lính quân Quan Đông Nhật Bản và người nhà của họ, hoặc buộc phải ở lại phục vụ trong quân đội cộng sản Trung Quốc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, hoặc phải sống trong vùng do quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát. Cục trưởng Kato khẳng định, theo điều tra của họ, có ít nhất 60 ngàn quân Nhật Bản đã làm công tác tiền tuyến cho quân đội ĐCSTQ, có người làm hướng dẫn cho binh lính Trung Quốc dùng pháo và súng, có người dạy kỹ thuật bay, có người làm hướng dẫn chiến thuật, cũng có người lái xe tăng trực tiếp giao chiến với quân Quốc dân đảng. Những ghi chép này được đăng trên Thời báo New York ngày 29/9/1948.
Nhưng đây chỉ là một bộ phận, còn khoảng 500 ngàn quân Quan Đông bị Liên Xô bắt làm tù binh, trong lúc quân của Lâm Bưu nguy ngập nhất đã bị quân Quốc dân đuổi chạy vào lãnh thổ Liên Xô, vì thế tại Liên Hiệp Quốc, Liên Xô đã cùng Mỹ thông qua một nghị quyết yêu cầu quân Quốc dân đảng lập tức đình chiến, hai bên Quốc – Cộng đàm phán (ý của Liên Xô là không cho quân Quốc dân đảng làm bừa ở ngay biên giới của mình). Đàm phán này dĩ nhiên chỉ là kế hoãn binh của Liên Xô, khi quân Quốc dân đảng phát hiện bị lừa và tấn công tiếp thì đã muộn, quân Lâm Bưu đã lấy lại thế lực, không chỉ sức chiến đấu tăng lên mà còn được trang bị nhiều vũ khí mới.
Sức mạnh được tăng cường này chủ yếu là nhờ 200 ngàn quân Quan Đông của Nhật Bản bị giam giữ trong các trại tập trung bị bắt cải trang thành quân dã chiến của Lâm Bưu, những người Nhật Bản này bị uy hiếp nếu chạy trốn thì sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng của 400 ngàn quân Hoàng gia còn lưu lại! Toàn bộ vũ khí sử dụng của quân Lâm Bưu được Hồng quân Liên Xô trang bị, chỉ có quân phục là của ĐCSTQ. Vậy là quân Quốc dân đảng bị phản công trở lại.
Cuối cùng thì trong quân dã chiến Đông Bắc có bao nhiêu quân Nhật Bản cải trang, đây là vấn đề hiện nay rất khó làm rõ, dù sao chuyện đã qua 70 năm. Nhưng ở Nhật Bản hiện nay có 4 Hội ái hữu dã chiến, hàng năm đều tổ chức hoạt động, những người từng tham chiến tại Trung Quốc này luôn tưởng nhớ lại những tháng ngày gian khổ của họ.
Sĩ quan Hyōdō Yoshikiyo (1928-xx) thuộc “Hội ái hữu Quân dã chiến thứ tư” từng nói: “Trong Quân dã chiến thứ tư có gần 100 ngàn lính Nhật Bản, những người lính Nhật Bản này đã được huấn luyện bài bản, trở thành lực lượng nòng cốt giúp nâng cao sức chiến đấu Quân dã chiến thứ tư, có cống hiến quan trọng cho thắng lợi của quân cộng sản Trung Quốc…” Khi được nghe kể ở vùng Đông Bắc (Trung Quốc) có “Hội chiến hữu quân 38”, Hyōdō Yoshikiyo cho biết tại Nhật Bản cũng có hội này với khoảng hơn 100 ngàn người, chỉ riêng ở khu vực Tokyo có vài trăm người.
Trong đội quân Đông Bắc của ĐCSTQ khi đó, binh chủng kỹ thuật hầu hết là người nước ngoài, vì để đào tạo được những người giỏi kỹ thuật cần có nhiều thời gian, trong khi hơn 100 ngàn quân Bát Lộ từ Sơn Đông chuyển qua hầu hết là mù chữ, chỉ riêng xóa được nạn mù chữ cho họ cũng phải có nhiều thời gian, nói gì đến dạy họ lái máy bay, xe tăng. May có quân Quan Đông Nhật Bản được đào tạo bài bản nên đã làm thay đổi cục diện, trong đó khoảng vài chục ngàn người đã làm lính đường sắt sớm nhất trong quân đội ĐCSTQ. Nhưng không chỉ vậy, lực lượng chủ lực giúp quân ĐCSTQ đánh bại quân Quốc dân đảng còn có thế lực hùng hậu là Hồng quân Liên Xô.
Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quan trọng giúp quân ĐCSTQ đánh bại quân Quốc dân đảng. Trong chiến dịch Liêu Ninh, kế hoạch đã được Moscow thông qua từ trước nửa năm. Một nhóm chuyên gia gồm 21 người do Kovalev (1901 – 1993) đứng đầu đã lên đường đến Đông Bắc – Trung Quốc. Bề ngoài thì tưởng Kovalev là người phụ trách vận tải đường sắt, thực tế chính là Quan trưởng quân tối cao vùng Đông Bắc do Liên Xô bổ nhiệm, cũng là tổng chỉ huy chiến dịch Liêu Thẩm, chỉ huy toàn bộ quân Liên Xô và Trung Quốc.
Lúc này tình hình đã đảo ngược, quân ĐCSTQ đã giành lại ưu thế về cả trang bị và số lượng. Trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Liêu Thẩm, bị kịch hơn là Liên Xô đã dùng toàn bộ vũ khí hạng nặng trị giá 4 tỷ USD trong tổng số 13 tỷ USD mà Mỹ chi viện cho Liên Xô thông qua “Đạo luật cho thuê” (Lend-Lease Program). Vậy là xảy ra hiện tượng lạ, vì chính sách cấm vận vũ khí của Mỹ khiến những vũ khí Mỹ mà quân Quốc dân đảng sử dụng bị thiếu thốn đạn dược, họ buộc phải dùng “súng trường 38” của Nhật Bản tích trữ trong kho, dùng sơn pháo của Nhật Bản phòng thủ. Còn Quân dã chiến thứ tư của cộng sản Trung Quốc lại dùng trang bị của Mỹ: xe tăng Mỹ, xe bọc thép, súng trái phá Mỹ, xe tải Mỹ. Và để thuận tiện trong chỉ huy toàn quân, cố vấn Liên Xô đã bố trí đơn vị chỉ huy hàng đầu, tất cả cố vấn trực tiếp nghe lệnh của tổng chỉ huy tác chiến Liên Xô là Kovalev, những người này toàn sĩ quan Liên Xô từng tham gia qua chiến tranh giữa Liên Xô và Đức. Như vậy lực lượng này có ưu thế vượt trội so với quân Quốc dân đảng.
Hãy cùng nhìn lại một số liệu, từ bắt đầu Thế chiến thứ Hai năm 1938 đến 1949, tổng chi viện trên các loại hình của Mỹ là 3 tỉ USD. Trong đó chi viện vũ khí cho Trung Quốc chỉ 800 triệu USD, nhưng đa số vũ khí này dùng trong chiến tranh chống Nhật Bản thời Thế chiến thứ Hai. Ngày 26/6/1946, Trung Quốc bùng nổ nội chiến. Cuối năm 1946, Mỹ dưới Hiệp định đình chiến Marshall đã thực hiện cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, đến tháng 11/1948 mới giải cấm vận. Khoảng nửa năm sau khi bỏ cấm vận, tức là vào tháng 6/1949, một số lượng nhỏ vũ khí được chuyển đến bến cảng Trung Quốc. Chiến dịch vượt sông của Giải phóng quân Trung Quốc kết thúc ngày 2/6/1949.
Ngoài ra, thời gian từ năm 1937 – 1940 Moscow đã bí mật vận chuyển hàng chục ngàn súng ống đến Trung Quốc thông qua đường Ngoại Mông và Tân Cương. Vào các năm 1945 và 1947, Hồng quân Liên Xô đã hai lần chi viện 700 ngàn khẩu súng của quân Quan Đông Nhật Bản cho quân của ĐCSTQ (trong đó 200 ngàn khẩu lấy từ quân Nhật Bản trú tại Triều Tiên).
Theo hồi ký của Bành Thi Lỗ (1916 – 2009), một trong những cựu lãnh đạo cuộc chiến chống Liên Xô, Liên Xô từng dùng vũ khí Đức và vũ khí Tiệp Khắc thu được khi ở châu Âu cung cấp cho quân cộng sản Trung Quốc. Những súng ống này được chuyển đến Đông Bắc thông qua Bắc Hàn, vào thời gian nhộn nhịp nhất, vũ khí Đức chất thành đống như núi ở bến xe vùng Đông Bắc. Từ 1942 – 1949, Mỹ đã thông qua chi viện lớn cho tổng cộng 45 Sư đoàn bộ binh của Quốc dân đảng. Giữa những năm 1945 – 1948, quân ĐCSTQ lại được Liên Xô viện trợ súng ống và giúp xây dựng tổ chức 210 sư đoàn bộ binh.
Nhưng Stalin không yên tâm sức chiến đấu của đội quân dã chiến vùng Đông Bắc của Lâm Bưu gồm toàn những kẻ mù chữ, vì thế lệnh cho Hồng quân Liên Xô trực tiếp tham chiến. Chiến dịch Liêu Thẩm là do đích thân tướng lĩnh Liên Xô chỉ huy, đây là cuộc chiến do quân Liên Xô là chủ lực có sự phối hợp của đội quân hỗn hợp của ĐCSTQ. Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi là nhờ lực lượng bộ binh, không quân, thiết giáp, pháo binh, thậm chí toàn bộ Hải quân tinh nhuệ của Liên Xô tham chiến, vì thế mà quân Quốc dân đảng thảm bại. Ví như cuộc chiến Cẩm Châu hoàn toàn chỉ dựa vào quân Liên Xô, còn quân dã chiến của ĐCSTQ chỉ có nhiệm vụ giúp dọn dẹp chiến trường sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sau này quân Liên Xô lại pha trộn với quân dã chiến thứ tư tiếp tục tấn công quân Quốc dân đảng. Vệ sĩ luôn bên cạnh Tư lệnh Cảnh giới Thiên Tân của quân Quốc dân là Trần Trường Tiệp. Ông từng bị bắt làm tù binh, cho biết trên đường bị áp giải vào thành lũy, ông ngạc nhiên thấy có rất nhiều lính tử trận Liên Xô tóc màu vàng nhưng mang quân phục lính của ĐCSTQ. Binh lính gồm có 140 ngàn quân Nhật Bản, 100 ngàn quân Triều Tiên, hơn 100 ngàn lính quan nội (miền tây Sơn Hải Quan), 300 ngàn quân Ngụy Mãn. Đâu chỉ có liên quân Nhật Bản và Liên Xô.
Trong cả ba chiến dịch lớn của quân cộng sản Trung Quốc đều có sự tham gia quy mô lớn của Hồng quân Liên Xô, những chiến dịch này đều dùng chiến thuật biển người. Nếu không có lực lượng hùng hậu quân Liên Xô, Nhật Bản, Triều Tiên; không có lực lượng hùng hậu xe tăng, máy bay, đại pháo, xe lửa, xe tải của đội quân bên ngoài này thì quân ĐCSTQ không thể địch nổi vài triệu quân Quốc dân đảng.
Chủ nhiệm Bộ tư lệnh Cẩm Châu Phạm Hán Kiệt (1894–1976) ghi lại trong Hồi ký quân Quốc dân đảng của ông:
“Khi mở màn chiến dịch Niễn Trang tiếng pháo nổ động trời, hơn 700 ngàn quân của Hoàng Bá Thao (1900 – 1948) bị ép vào trong chiến thuật biển người của quân ĐCSTQ. Sau khi hết tràng pháo nổ long trời, như thường lệ là tiếng quân xung phong rầm rầm, cả biển người như nước thủy triều xông thẳng lên các điểm quân Quốc dân đang trấn giữ, những người lính liều mạng lao đi trong đêm tối, trước ngực họ treo đầy lựu đạn, cứ thế lao về phía trước. Quân Quốc dân trấn giữ trong công sự dùng hỏa lực bắn vào làn sóng người đang lao lên. Một đoàn người lũ lượt ngã xuống lại có một đoàn người khác xông lên, nhóm người lên trước gục xuống lại có nhóm khác xô lên…
Nhưng điều kỳ lạ là trên những thi thể quân Cộng sản Trung Quốc tử trận sao lại rất hiếm thấy có người đeo túi da, tay cầm súng ngắn hoặc súng tiểu liên, cả súng trường cũng không thấy, dường như họ chỉ xung phong lên bằng tay không… Trong tình cảnh này, nhiều công sự phải đối diện khó khăn cực lớn, đó là những người lính Cộng sản Trung Quốc tử trận chất thành bức tường thi thể che mất tầm nhìn của quân Quốc dân đảng ở bên trong công sự, làm hỏa lực không thể bắn ra được… Sau khi quân Cộng sản biết chiến thuật biển người đã đạt được hiệu quả, lúc này bộ đội tinh nhuệ của quân Cộng sản mới xông lên. Quân Quốc dân đảng bị những bức tường người che phủ rơi vào tình trạng hoàn bị động trong lúc bị biển người từ xung quanh lao lên tấn công….”
Cái giá của chiến thuật biển người này là sự hy sinh của không biết bao nhiêu mạng người, theo số liệu thống kê năm 1946 vùng Đông Bắc có khoảng 57 triệu người, nhưng năm 1949 còn chưa đến 35 triệu người, vậy thì 20 triệu người đi về đâu? Không lẽ di dân sang Liên Xô! Có thể nói, cả ba chiến dịch lớn của quân Cộng sản Trung Quốc đều do Liên Xô lên kế hoạch, chỉ huy Stalin có thể xem là người cha giải phóng của ĐCSTQ chứ không phải là Mao Trạch Đông. Vào năm 1948 ông Mao Trạch Đông vẫn đang còn mơ màng, ông ấy nói muốn đánh thắng Quốc dân đảng cần ít nhất 5 năm, không lâu sau thì đổi giọng nói cần một năm là được, nguyên nhân vì nhờ có đội quân láng giềng hùng hậu dưới chỉ huy của chuyên gia Liên Xô, đó là liên quân hùng mạnh gồm Nhật Bản, Triều Tiên và Liên Xô.
Blog Án Sát Sứ
Xem thêm:
Từ khóa Quốc Dân Đảng Lâm Bưu Nội chiến quốc dân đảng Kháng nhật viện Triều